Chỉ nghĩ đến khó khăn của mình là ích kỷ



Tác giả: Một đệ tử Trung quốc

[Chanhkien.org] Trên suốt đoạn đường tu luyện, có rất nhiều cơ hội hay thử thách để nâng cao tâm tính của mình. Rất thường xuyên khi tôi nghĩ rằng tôi học Pháp rất tốt, rất kỹ, thì tôi lại gặp những thử thách về tâm tính.

Có một ngày, khoảng 7 giờ sáng, một người hàng xóm bạn của tôi gọi điện thoại cho tôi xin đi quá giang cùng với chúng tôi. Tôi nói với cô ta là chúng tôi đồng ý, nhưng trong tâm tôi ngạc nhiên là tại sao chồng cô ta không đưa cô ta đi làm (thường thường chồng cô ta đưa đón cô ta đi làm). Cô ta giải thích là hôm nay cô ta đi làm hơi sớm. Rồi tôi hỏi cô ta “Cô muốn chúng tôi đổ cô ta ở đâu?” Khi biết rằng nơi cô ta muốn là ngược đường với chúng tôi, tôi hơi miễn cưỡng. Cô ta biết tôi đang miễn cưỡng nên nói rằng “Đổ tôi nơi nào cũng được, miễn là tiện cho anh chị là được, ở đó tôi có thể gọi taxi để đi làm là được rồi”. Lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu được hoàn cảnh khó khăn của cô ta. Tôi rất ngạc nhiên “Vì chúng tôi đi ngược đường với cô ta, nên có cho cô ta đi quá giang cũng chẳng ích lợi gì, vì đôi khi còn khó đón taxi hơn nữa và sẽ gây khó khăn cho chị”

Khi chúng tôi gặp cô ta, chào hỏi xong, tôi nói thẳng với cô ta chúng tôi sẽ đi đường nào. Chồng tôi rất thân thiện và tử tế. Anh ta có ý là chúng tôi có thể đi đường khác. Tôi đón lời của anh ta “Không được đâu! chúng tôi sẽ bị kẹt xe nếu chúng tôi đi đường đó!” Chồng tôi giả vờ không nghe lời phản đối của tôi và cố gắng là cô ta dễ chịu nếu chúng tôi có trể vài phút. Ngay sau khi chúng tôi ra xa lộ, bạn tôi thấy có taxi và xin dừng lại để đón taxi.

Sau khi cô ta đi, chồng tôi liền chỉ trích tôi. Anh ta nói với tôi rằng tôi không lịch sự và tế nhị. Bề mặt, tôi có vẻ thẳng thắn, rõ ràng, nhưng tôi không có nghĩ đến người khác. Nhưng lần này chính là một thử thách về tâm tính của tôi. Nó đến thật bất ngờ ngay trong giây phút tôi không nghĩ đến. Rõ ràng là tôi vẫn còn nhiều chấp trước: tôi vẫn chỉ nghĩ đến khó khăn hay rắc rối của chính tôi.

Cái chấp trước này đã ăn sâu trong tôi khá lâu. Nó trở nên rõ ràng khi tôi nghĩ đến việc giúp đỡ người khác. Tôi luôn luôn nghĩ đến tôi trước. Nếu nó không mất công hay tốn kém nhiều, tôi đồng ý giúp đỡ. Nếu nó đòi hỏi nhiều công sức để giúp ai, tôi cố gắng tìm cách để mình khỏi rắc rối, mặc dầu chỉ giúp ích cho người khác một phần mà thôi. Trong tâm của tôi, đó là cách ai cũng được phần hết vì tôi cũng giúp người khác mà tôi vẫn không bị rắc rối gì nhiều. Bây giờ khi nghĩ đến chuyện này, tôi mới biết rằng thật ra tôi không nghĩ đến ai cả. Chỉ nghĩ đến mình.

Sư phụ dạy chúng ta rằng “Để cứu độ chúng sanh, trường phái Phật không đòi hỏi một điều kiện nào cả, chỉ giúp đỡ một cách vô điều kiện. Chính vì vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều việc cho các đệ tử khác (Từ “Thật sự đưa con người lên cao tầng” (Trong Bài giảng Thứ Nhất của Chuyển Pháp Luân)

Tôi cảm thấy xấu hổ! Tại sao tôi phải đặt điều kiện và bắt người khác phải trả khi tôi giúp họ?

Sư phụ cũng dạy chúng ta rằng “Trước đây, cái căn bản là chỉ phục vụ cho chính mình, nhưng bây giờ mọi việc chỉ cho Pháp, và không được chấp trước cho chính mình” (Từ “Giảng Pháp tại Atlanta năm 2003”)

Nguyên nhân căn bản của tránh phiền phức, rắc rối là sự ích kỷ. Tôi sợ bị người khác lợi dụng hay mất mác vì người khác. Sau khi nhớ lại những đoạn giảng Pháp trên của Sư phụ, tôi cảm thấy rằng chỉ khi nào tôi cố gắng tu luyện, sống theo Pháp, dứt bỏ tất cả chấp trước của mình, hoà tan thật sự trong Pháp, thanh lọc bản thể chính mình, thì tôi mới thật sự là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

“Tất cả những gì mà trung chánh, trong sạch, thuần khiết của chư vị sẽ tồn tại và sẽ không bị hủy diệt” (Từ “Lời Chúc mừng cho Pháp Hội Nữu Ước”)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/5/1/26938.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2004/5/17/2254.html



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.