Giải mã những bức họa trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus



Tác giả: Lục Văn

[ChanhKien.org]

Giới thiệu

Nostradamus lúc sinh tiền đã vẽ một tập các bức họa, minh họa một bộ phận quan trọng những lời tiên tri nổi tiếng của ông; đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông viết tác phẩm «Các Thế Kỷ». Rất may là những bức họa bị thất lạc này hiện vẫn đang được bảo tồn một cách hoàn hảo – đây chính là «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus (The Lost Book of Nostradamus) [*].

Trong số đó, 7 bức họa ở gần cuối mang những đặc điểm như sau: Có hình mặt trăng tươi cười; hình bọ cạp; mặt trời; hùng sư; thuyền lớn; gậy lớn; cây đại thụ; cánh tay cầm kiếm sắc; con bò; cung thủ; phụ nữ; cân tiểu ly; song ngư; một nữ nhân hình dáng khó coi; con cừu; con hươu; còn có cả cuốn sách mà Nostradamus đang tự mình đọc. Trong 7 bức họa này, trên đầu mỗi bức họa gần như đều xuất hiện một “bánh xe”.

Chú giải

Chú giải của người viết cho «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus:

1. Mặt trăng tươi cười, biểu thị nữ thần Mặt trăng Artemis.

2. Con bọ cạp, biểu thị bọ cạp có độc hoành hành thế gian.

3. Hùng sư, tượng trưng cho người tu luyện Phật Pháp tựa như sư tử mạnh mẽ, dũng mãnh tinh tấn.

4. Thuyền lớn, biểu thị cho “thuyền Pháp”.

5. Nostradamus đang đích thân đọc một cuốn sách có liên hệ với hình “bánh xe” (chỉ Pháp Luân).

6. Ba người phụ nữ, thể hiện ý nghĩa rằng “người truyền người, tâm truyền tâm”.

7. Cánh tay cầm kiếm sắc, ám chỉ thanh kiếm của Mars, hay thanh kiếm của quỷ Sa-tăng (dải băng hình chữ “S” cuốn vào biểu thị sự diệt vong).

8. Cây đại thụ màu xanh, tượng trưng cho nền văn minh.

9. Cây gậy đánh bật gốc cây đại thụ, có ý là “chà đạp nền văn minh”.

10. Con cừu phi nhanh về phía trước, ám chỉ “con chiên” trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh».

11. Con bò, biểu thị cho súc sinh.

12. Cân tiểu ly, ám chỉ sự phán xét nhân tâm.

13. Cây đại thụ màu xanh trên cuốn sách, có thể hiểu là văn minh được ghi chép trong sử sách, tức “lịch sử nền văn minh”.

14. Người phụ nữ xấu xí với mái tóc dài, chính là “đại dâm phụ” được miêu tả trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh».

15. Đôi cá, biểu thị chòm sao Song Ngư, cũng chính là thời kỳ nhân loại ngày nay.

16. Một con huơu, ngầm chỉ thành ngữ “mất bò mới lo làm chuồng”.

17. Hai nữ nhân, biểu thị hai loại vận mệnh khác nhau, đồng thời cũng đại biểu cho hai sự lựa chọn khác nhau.

Thơ kết

Tác giả bài viết xin dâng tặng những vần thơ sau đến Điện thờ thần Artemis:

Hình vẽ số 70 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 70 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Nữ thần Mặt trăng Artemis,
Với “bánh xe” đến từ Trời,
Đạo đức suy đồi, thế giới mười điều ác,
Thiên thể, tinh hệ được trùng tổ canh tân.

Hình vẽ số 66 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 66 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Trên thiên không,
“Bánh xe” xoay chuyển,
Giữa ánh hào quang,
Dũng mãnh tinh tấn.

Hình vẽ số 71 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 71 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 71 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

“Bánh xe” xoay chuyển,
Pháp thuyền độ chúng sinh,
Mấy ai được bước lên?
Mau đọc «Chuyển Pháp Luân».

Hình vẽ số 68 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 68 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Thanh kiếm trong tay Mars,
Hướng vào “bánh xe” xoay chuyển,
Nền văn minh bị chà đạp,
Bọ cạp hoành hành thế gian.

Hình vẽ số 69 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 69 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hỡi nữ phu nhân lương thiện,
Cô nhất định phải lựa chọn,
Giữa tín ngưỡng và sinh mệnh,
Nhân tính đang trong phán xét,
Lương tri được đặt lên cân,
Kẻ bức hại như súc sinh.

Hình vẽ số 67 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 67 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Đại dâm phụ phương Đông,
Con thú màu đỏ.
Văn minh năm nghìn năm,
Bị nó phá hoại.
Con người không tin thần linh,
Bức hại thời đó phát sinh.

Hình vẽ số 72 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Hình vẽ số 72 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Mỗi người đều đang tự lựa chọn,
Hay mất bò mới lo làm chuồng?
Nostradamus giới thiệu cuốn sách này,
Mong mọi người tương lai tươi sáng.

Xin hãy nhớ rằng:
Pháp Luân Đại Pháp hảo!
Chân Thiện Nhẫn hảo!
Chân tướng bảo bình an!

*   *   *   *   *

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Các Thế Kỷ», mời quý độc giả đọc loạt bài “Những vần thơ cứu thế — Tận giải «Các Thế Kỷ» của Nostradamus“.

Chú thích của người dịch (tham khảo):

[*] «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus (The Lost Book of Nostradamus) được phát hiện vào năm 1994 bởi hai nhà báo người Ý là Enza Massa và Roberto Pinotti tại Thư viện Quốc gia ở Rome, bao gồm 80 bức tranh màu nước, trên bìa ghi năm 1629 với tựa đề “Nostradamus Vatinicia Code”. Bản gốc này chưa từng được Nostradamus công bố, chỉ được truyền lại cho con trai ông và sau đó được dâng tặng Giáo hoàng Urban VIII. Các bức họa trong cuốn sách bao gồm những vật thể mang tính tượng trưng, Giáo hoàng, thiên thần, chữ viết, động vật, dải băng, chiếc kèn, thánh giá, cây nến, v.v. dùng để biểu đạt một ý nghĩa tiên tri nào đó.

«Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

«Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

«Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

«Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

«Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus.

Khi đối chiếu những hình vẽ được tiên tri trong cuốn sách với sự việc đã diễn ra, người ta thấy sự trùng hợp đến đáng kinh ngạc. Ví dụ trong hình vẽ số 46 về một ngọn tháp đang cháy, người ta thấy trùng hợp với vụ khủng bố ngày 11/9/2001 khi máy bay đâm vào hai tòa tháp trung tâm thương mại thế giới tại New York; hình vẽ số 50 về tòa tháp phát nổ, tương tự vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl tại Liên Xô năm 1982; hay hình vẽ số 56 về “con rắn chống Chúa” trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh», được nhiều người cho là ứng với cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu vào ngày 20/7/1999.

Hình vẽ số 46 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus về ngọn tháp đang cháy.

Hình vẽ số 50 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus về tòa tháp phát nổ.

Hình vẽ số 56 trong «Cuốn sách thất lạc» của Nostradamus về “con rắn chống Chúa” trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh».

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/12/1/69467.html



Ngày đăng: 19-03-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.