Lạm dụng quyền lực trong đời trước gây nên nghèo khó và bệnh tật trong đời này



Tác giả: Thanh Địch

[Chanhkien.org] Ông nằm trên một chiếc ghế băng nhắm mắt và tâm của ông tĩnh như mặt nước phẳng lặng. Ý thức của ông tiến nhập vào một trạng thái tương tự như khi thiền định trong Phật gia. Khi được cho tên của một người lạ thậm chí ở xa hơn một nghìn dặm, người đàn ông này, một khi ở trong trạng thái thiền định này, có khả năng đi xuyên qua thời gian và không gian, đọc được tình hình hiện thời của người lạ mặt đó, chẩn đoán bệnh của anh ta, và đề xuất cách điều trị. Ông cũng có khả năng đọc những mối quan hệ nhân quả của đời này và các đời trước của anh ta. Người đàn ông này là Edgar Cayce (sinh năm 1877 – mất năm 1945), một người theo đạo Cơ Đốc bình thường và cũng là một nhà tiên tri xuất chúng.

Trong suốt cuộc đời của mình, những khả năng siêu thường của Cayce đã luôn bị nghi ngờ. Trường Đại học Tổng hợp Harvard đã cử tiến sĩ Hugo Munsterberg đến để điều tra những khả năng siêu thường của Cayce. Những điều tiến sĩ Munsterberg chứng kiến đã thuyết phục được ông, không một chút nghi ngờ rằng Cayce thực sự có những khả năng siêu thường. Trong khi Cayce sống ở Bờ biển Virginia (Virginia Beach), nhiều người đã đến để kiểm chứng những khả năng siêu thường của Cayce. Trong số đó có Thomas Sugrue, sau khi điều tra và xác minh kỹ càng, không chỉ công nhận những khả năng siêu thường của Cayce, mà năm 1942 còn viết một cuốn sách về Cayce với tiêu đề Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông [1]. Cayce là một người Cơ Đốc giáo ngoan đạo, và là một người giản dị và chân thành. Ông không bao giờ dùng những khả năng siêu thường của mình để kiếm danh lợi. Một nửa thế kỷ sau khi ông chết, nhiều cuốn sách về Cayce đã được xuất bản.

Trong suốt cuộc đời của mình, Cayce đã đọc và ghi lại khoảng 15 nghìn trường hợp, nhiều trường hợp trong số đó là đọc về những đời trước của mọi người. Tiến sĩ Gina Cerminara đã cẩn thận biên soạn và phân tích những nghiên cứu của Cayce về đời trước, và xuất bản chúng năm 1950 trong cuốn sách của bà với tiêu đề, ‘Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về sự luân hồi’ [2]. Chúng tôi sẽ mô tả một số nghiên cứu này về những bệnh nhân đã lạm dụng quyền lực của mình để hại những người khác trong những đời trước của họ và cuối cùng phải sống trong bần hàn, và hoặc là khốn khổ vì bệnh tật, trong những đời này của họ để trả nợ cho những tội nghiệp mà họ đã gây ra.

Nhiều người có thể đã nghe thấy rằng vào thời Trung Cổ, khi tôn giáo cũng là luật pháp, nhiều phụ nữ đã bị buộc tội oan là làm phù thủy và bị thiêu cho đến chết trên cọc. Một trong những bệnh nhân của Cayce đã từng là một người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu trong một đời trước, có nhiệm vụ phán xử những trường hợp liên quan đến phù thủy. Nói cách khác, ông ta có nhiệm vụ bức hại những người bị buộc tội oan là phù thủy. Trên bề mặt, ông ta đang duy hộ tôn giáo và cái gọi là đạo đức xã hội, nhưng ngược lại trên thực tế, để biện hộ cho thói dâm ô của mình, ông ta đã lạm dụng tình dục đối với những người phụ nữ vô tội này trong khi xét xử họ. Khi ông ta đến gặp Cayce để được chẩn đoán, [trong đời này] ông ta là một cậu bé 11 tuổi sống trong cảnh bần hàn với mẹ của mình. Cậu bé bị mắc chứng động kinh nghiêm trọng làm cho cậu ta bị liệt ở phần người bên trái và không nói được. Cậu thậm chí không thể tự mặc quần áo cho mình vì vai của cậu bị vẹo quá. Trong một giai đoạn kéo dài khoảng vài ngày, những cơn động kinh của cậu ta cứ 20 hay 30 phút lại xảy ra một lần, làm cho cậu hoàn toàn mất khả năng tự nâng đầu mình hay ngồi thẳng lên. Những tài liệu mà Cayce ghi lại những nghiên cứu của mình đưa ra giả thuyết rằng chứng động kinh thường là kết quả của những hành vi cực kỳ sai trái về tình dục trong những đời trước. Trong trường hợp của cậu bé, có vẻ như rằng những thống khổ của cậu bị tăng lên vì đã lạm dụng quyền lực của mình để bức hại những người vô tội cùng với những hành vi sai trái về tình dục trong đời trước của mình.

Một bệnh nhân khác của Cayce là một quân nhân trong thời kỳ Đế quốc La Mã cổ đại. Anh ta đã lạm dụng quyền hạn của mình để tư lợi và làm giàu cho riêng mình. Cayce không nói rõ là anh ta đã lạm dụng quyền lực như thế nào. Ông chỉ nói rằng anh ta đã hưởng lợi về mặt vật chất nhưng đã bị mất rất nhiều về mặt tinh thần. Trong đời này, anh ta bị bần hàn hành hạ. Anh ta không có nhà cửa và bị cái đói dày vò. Anh ta phải sống dựa vào tiền từ thiện của thân nhân ở Mỹ gửi về để sống qua ngày trong khu nhà ổ chuột ở London. Trong đời trước, anh ta đã dùng bạo lực để lấy của cải của người khác, một tội ác gây ra nghèo đói và vô gia cư trong đời này.

Trong một ví dụ khác, một nữ bệnh nhân của Cayce đã từng tham gia cuộc Cách mạng Pháp trong đời trước, kêu gọi nhân dân Pháp nổi dậy chống lại tầng lớp quý tộc. Trong cuộc Cách mạng Pháp, cô đã hiến dâng mình để thực hiện lý tưởng của mình, và đã đạt được những tiến bộ to lớn trên phương diện tinh thần. Nhưng khi cô đã đạt được quyền lực sau thành công của cuộc cách mạng, cô đã trở nên sa đọa không kém những người quý tộc mà cô đã từng chiến đấu để lật đổ. Người phụ nữ này đã 40 tuổi, phải sống trong cảnh góa bụa 10 năm, và phải tự nuôi một cô con gái khi đến gặp Cayce để chẩn đoán. Bà đã phải vất vả lắm mới kiếm đủ tiền để tiêu. Cuộc sống cô đơn và buồn tẻ đã làm cho bà tuyệt vọng. Bởi vì cô đã lạm dụng quyền lực trong một đời trước và đẩy những người khác vào chỗ tuyệt vọng, cô ta đã phải nếm trải nỗi tuyệt vọng tương tự trong đời này. Trông có vẻ như là cô là một nạn nhân của nền kinh tế và của một số phận không công bằng, nhưng trên thực tế cô thực sự là nạn nhân của những tội ác của chính mình trong đời trước. Khổng Tử đã nói, “Đừng bao giờ cho người khác ăn một món mà chính mình cũng không muốn nếm thử”. Có một câu nói cổ nữa là, “Gieo gì gặt nấy”. Điều này thực sự đúng.

Tất nhiên, không phải tất cả những khổ nạn trong cuộc đời đều là do những lỗi lầm trong các đời trước. Nó có thể là được an bài cho một số người gặp những khổ nạn trong cuộc đời để giúp họ đề cao tầng về tinh thần qua những thử thách này. Những người này được an bài để chịu bệnh tật, khổ nạn, và bất công trên đời hoặc là để tiêu nghiệp mà họ đã tích từ các đời trước hoặc là để rèn luyện tinh thần của họ. Sự bất hạnh của những người khác, bất kể là dưới hình thức nào, đều không phải là việc để cười. Con người sẽ tạo nghiệp cho chính mình nếu họ thờ ơ lãnh đạm hoặc thậm chí cười trên những đau khổ và bất hạnh của những người khác. Cuối cùng thì những người đó sẽ phải trả giá bằng những khổ nạn tương tự trong một đời sau.

Ông Lý Hồng Chí, Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã giải thích về mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp lực và khổ nạn trong “Pháp Luân Phật Pháp, Bài Giảng Pháp ở Hoa Kỳ” (bản dịch không chính thức):

“Con người đang tạo nghiệp từ đời này qua đời khác. Nghiệp lực của một người đem đến cho người đó gian khổ, đau đớn, khổ nạn, thiếu tiền, và nhiều bệnh tật trong đời này và sau. Chỉ sau khi trả hết nghiệp của chư vị, chư vị mới có thể có được hạnh phúc và trở nên giàu có. Điều đó là không thể chấp nhận được nếu hành vi sai trái không bị trả giá — đây là một nguyên tắc có ở trong vũ trụ. Chư vị có thể cảm thấy rằng những việc xảy ra trong đời trước và những việc xảy ra trong đời tiếp theo là liên quan đến hai người khác nhau. Trên thực tế, khi những người khác xem xét chư vị, họ xem xét cả quá trình tồn tại của chư vị. Nó như là chư vị tỉnh dậy từ giấc ngủ và nói rằng những việc mà chư vị làm hôm qua không liên quan gì đến những việc mà chư vị làm hôm nay, và rằng những việc chư vị làm hôm qua không phải là do chư vị làm. Nhưng, tất cả những việc ấy đều là do chư vị làm, và đó là cách mà họ xem xét cuộc đời của một con người.”

Vào lúc này, nhiều quan chức chính phủ và cảnh sát bại hoại ở Trung Quốc đã gây dựng cho mình một sự nghiệp nhờ vào việc đàn áp và bức hại những người tập Pháp Luân Công. Những tội ác họ gây ra còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần việc lạm dụng quyền lực một cách đơn thuần. Nếu họ không dừng việc gây tội ác và chuộc lại những tội ác của mình, họ sẽ không chỉ phải đối mặt với những khổ nạn đơn thuần vì những tội ác đó trong đời sau.

Sách tham khảo:

[1] Tác giả Thomas Sugrue, Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông – “Story of Edgar Cayce: There Is a River.” Nhà xuất bản: A. R. E. Press; Tái bản có chỉnh sửa (Tháng 2 năm 1997)

[2] Tác giả Gina Cerminara, Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về đầu thai – “Many Mansions: The Edgar Cayce Story on Reincarnation.” Nhà xuất bản: New American Library; Tái bản có chỉnh sửa (Tháng 7 năm 1999)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/22/20139.html
http://www.pureinsight.org/node/1436



Ngày đăng: 25-10-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.