Ý nghĩa của luân hồi là gì?
Tác giả: Lý Tử
[Chanhkien.org] Linh hồn hoặc nguyên thần của một người sẽ rời khỏi thân thể khi sinh mệnh kết thúc, và sẽ một lần nữa xuất hiện ở một sinh mệnh khác, quá trình này gọi là luân hồi.
Hiện nay ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy đại não của con người chỉ là một công cụ xử lý tư duy mà không phải là nguồn gốc sinh ra ý thức. Gần đây, Bác sĩ Sam Parnia thuộc trường Đại học Southampton ở Anh trong một kết quả nghiên cứu đã chứng minh đầy đủ luận điểm này.
Dick Sutphen là một nhà tâm lý học nổi tiếng. Ông đã tiến hành quan sát và nghiên cứu kỹ càng đối với những người có trí nhớ về luân hồi, và ghi lại kết quả trong cuốn sách “Tình yêu tiền định” (Predestined Love) và “Liệu pháp nhớ lại kiếp trước” (Past-life Therapy in Action).
Nghiệp lực là nguyên nhân sinh ra luân hồi, và mỗi một lần luân hồi cũng đều là vì cân bằng đức và nghiệp lực.
“Đức” (virtue) là làm việc tốt mà có được, sinh mệnh ở trong luân hồi sẽ được ban thưởng. Chẳng hạn: khoẻ mạnh, sự nghiệp thành công, tình yêu mỹ mãn, gia đình hoà thuận, v.v. Mặc dù những điều đó là được ban thưởng trong luân hồi, nhưng sinh mệnh cũng cần phải học tập. Ví dụ, phải chăng bạn dùng cơ hội của bạn để giúp đỡ người khác, bạn đối đãi với tiền tài của bản thân như thế nào. Thái độ của bạn đối với danh và lợi trong cư xử với người khác sẽ quyết định bạn có thể tiếp tục hưởng thụ những điều bạn đang sở hữu hay không, cùng với vận mệnh trong lần chuyển thế tiếp theo của bạn.
“Nghiệp lực” (karma) là lúc bạn làm việc không tốt mà nhận được, và cách hoàn trả nghiệp nhanh nhất là cho bạn trực tiếp trải nghiệm hậu quả do việc xấu bạn đã làm. Nói ví dụ, kiếp này bạn cùng khốn lao đao, hơn phân nửa là vì kiếp trước bạn đã lạm dụng tiền của để làm việc ác. Nhưng đồng thời cũng khảo nghiệm bạn, xem bạn khi ở trong hoàn cảnh cuộc sống bi thảm đến nỗi khiến bạn muốn tự tử, xem bạn có thái độ đối đãi đúng đắn hay không. Nếu bạn dùng một loại tâm tính bình tĩnh mà đối mặt với những điều bất công trong cuộc sống, những hoạn nạn đã được sắp đặt sẵn trong vận mệnh của bạn, thì nghiệp lực của bạn cũng theo đó mà hoàn trả.
Trong lúc chuyển thế hết lần này đến lần khác, sinh mệnh không ngừng hoàn thiện mình. Nếu như một sinh mệnh trong quá trình này không ngừng hoàn trả nghiệp và tích đức, sinh mệnh đó sẽ trở nên càng ngày càng thành thục, ngày càng thuần khiết tốt đẹp. Khi sinh mệnh có thể đồng hoá với đặc tính của vũ trụ, thì sẽ có thể thăng lên.
Theo Dick Sutphen, nghiệp lực được chia thành năm loại:
1. Nghiệp cân bằng (Balancing karma)
Đây là hình thức đơn giản nhất, là một loại quan hệ nhân quả cứng nhắc.
Có một người tại đời trước đã đối xử tàn nhẫn với người khác, anh ta cần học giá trị trong mối quan hệ giữa người với người. Ở kiếp này, anh ta sẽ rất cô độc, anh ta cũng rất khó tìm được tình bạn vui vẻ. Hoặc ví như, có một người ở đời này luôn không được thăng chức, là vì anh ta ở đời trước đã phá hỏng cơ hội thăng chức của người khác. Một phụ nữ mắc bệnh đau nửa đầu vô cùng nghiêm trọng, là vì cô ta ở kiếp trước xuất phát từ ghen tuông đã dùng hung khí đánh vào đầu người yêu cho đến chết. Có một người sinh ra mắt đã mù, là vì ở đời trước anh ta làm lính La Mã đã làm mù mắt của một người tù nhân Cơ Đốc giáo.
2. Nghiệp lực tự thân (Physical karma)
Nghiệp lực tự thân là kết quả của việc lạm dụng thân thể ở đời trước, và hoàn trả nghiệp lực phần nhiều sẽ biểu hiện trên bộ phận tương ứng. Nghiệp lực tự thân hơn phân nửa là vì chuyển thế quá nhanh, khiến sinh mệnh trong quá trình chuyển sinh có mang vết thương. Một đứa trẻ sinh ra đã mắc bệnh phổi, là vì nó ở đời trước đã từng có tiền sử chết do ung thư phổi vì hút thuốc. Còn có một người, trên thân thể xuất hiện bớt làm mất nhan sắc, là vì vết bỏng nghiêm trọng trong đời trước di lưu lại.
3. Nghiệp lực giả sợ hãi (False-fear karma)
Nghiệp lực giả sợ hãi đến từ việc bị thương trong sinh hoạt ở kiếp trước, nhưng không có quan hệ nhiều với kiếp này.
Ví dụ như, có một người nghiện làm việc hồi ức lại tiền kiếp mình từng sống trong thời kinh tế khủng hoảng không cách nào nuôi sống gia đình, anh ta đã tự tay chôn đứa con chết vì đói. Kết quả là ở đời này, anh ta vô ý thức mà tránh cho việc đó không được lặp lại. Vì vậy, loại động lực nội tại này khiến anh ta làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi, để bảo đảm cuộc sống gia đình không gặp trở ngại.
Nghiệp lực giả sợ hãi cùng nghiệp lực giả tội nói ở bên dưới là dễ dàng thông qua trị liệu kiếp trước (past-life therapy) mà giải quyết. Bởi vì một bệnh nhân một khi hiểu được nguyên nhân của loại cảm giác sợ hãi và tội lỗi này, họ sẽ không quá mức cố giữ cảm giác sợ hãi và tội lỗi khó hiểu này.
4. Nghiệp lực giả tội (False-guilty karma)
Cảm giác giả tội là do vết thương hoặc gặp sự cố trong sinh hoạt ở đời trước, nhưng anh ta hoặc cô ta không thật sự có lỗi trong việc đó.
Có một người bị bệnh bại liệt trẻ em mà tê liệt hai chi dưới. Anh ta nhớ lại, là vì đời trước lúc anh ta lái xe, đã tông một đứa bé bị thương đến nỗi có tật cà nhắc. Dù đó cũng không phải lỗi của anh ta, anh ta vẫn hay oán trách chính mình. Đương nhiên, anh ta trong khi tự trách mà tiêu nghiệp, do đó đạt được giải thoát bản thân.
5. Nghiệp do phấn đấu bản thân (Developed ability and awareness karma)
Tài năng và tri thức phải trải qua đời đời kiếp kiếp tích luỹ mới có thể đạt được.
Chẳng hạn như, có một người đối với âm nhạc cảm thấy rất hứng thú, hạ quyết tâm bỏ công sức vào âm nhạc để có thành tựu. Anh ta ở trong sáu lần luân hồi đã một mực bồi dưỡng năng lực âm nhạc của mình, mỗi đời đều có một chút tiến bộ. Cuối cùng, ở đời này, anh ta trở thành một nghệ sĩ nổi danh. Còn có một người phụ nữ, ở kiếp này cô ấy có 30 năm cuộc sống hôn nhân hạnh phúc khiến người khác hâm mộ, đây là bởi vì cô ấy qua nhiều lần chuyển thế luôn một mực chú trọng tăng thêm nhận thức giá trị trong các mối quan hệ.
Những người này thành công và hạnh phúc là thông qua sự vất vả hết đời này sang đời khác mà có được, họ trong lúc cố gắng và vất vả mà được tiêu nghiệp và tích đức, do đó đổi lấy sự thành công và hạnh phúc ở đời này. (Chú thích của dịch giả: Đối với sinh mệnh khác mà nói, việc đối xử với thành công và cơ hội học tập của người khác, không ghen ghét thành công và hạnh phúc của người khác là một thái độ chính xác).
Thưa quý độc giả, khi đọc đến đây, các bạn có lẽ đã hiểu vì sao một sinh mệnh nhất định phải có nghiệp lực. Nhân vô thập toàn mà! Con người có khuynh hướng phạm sai lầm. Cho dù bạn không muốn hoàn trả nghiệp lực của mình, phép tắc luân hồi sẽ cưỡng bức bạn hoàn trả. Sinh mệnh luân hồi là hình thức tồn tại cơ bản của sinh mệnh, cũng là biểu hiện từ bi của vũ trụ đối với một sinh mệnh. Sự từ bi này thể hiện ở chỗ, cấp cho sinh mệnh một lần cơ hội để sinh mệnh đó có thể sửa sai, học tập, bổ sung và hoàn thiện chính mình. Có lẽ bạn sẽ hỏi, vì sao không trực tiếp nói cho sinh mệnh biết? Tất cả mọi pháp tắc tự nhiên đều không thể cho biết trực tiếp được, con người cần phải thông qua học tập và trải nghiệm mới có thể hiểu được. Về điểm này, mọi người đều có cùng nhận thức. Nhân loại chẳng phải thông qua mấy nghìn năm học tập tự nhiên và tổng kết kinh nghiệm mới có thể phát triển hay sao?
Thật ra, nếu một sinh mệnh là lương thiện, ở khắp nơi trên sinh mệnh này cũng có thể cảm nhận được hình thức tồn tại cơ bản của một sinh mệnh là chân thật, thiện lương, và dung nhẫn. Đó là bởi vì, giữa các sự vật có cùng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn là không có gián cách.
Phương thức loại bỏ nghiệp và gia tăng đức tốt nhất là đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, tức là thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ về chuyển hoá giữa đức và nghiệp, xin mời các bạn đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/9091
Ngày đăng: 15-11-2013
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.