Tẩy não là gì, hoạt động ra sao và cách chống lại nó
Tác giả: Một học viên lâu năm người Tây phương
[Chanhkien.org] Kỹ thuật tẩy não và các phương pháp áp dụng của nó đã được người ta biết đến từ nhiều thế kỷ nay. Tẩy não có thể định nghĩa như là một sự tái giáo dục cưỡng bức các niềm tin và giá trị. Trong ý nghĩa đó, thực ra chúng ta đều luôn đang bị tái giáo dục. Trong tẩy não, điều đầu tiên bị tấn công là sự sáng suốt của tư tưởng. Nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng tại các quốc gia khác nhau.
Nhất là tại Mỹ, sự tẩy não không rõ rệt như tại một quốc gia độc tài toàn trị. Tại Mỹ, những người tiêu thụ tin tức, hàng hóa và dịch vụ là hằng ngày luôn bị tấn công để tẩy não, dù chúng ít rõ rệt như cách những học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc bị ngược đãi trong các trại giam, trại lao động, nhà tù và các bệnh viện tâm thần.
Tại Mỹ, hình thức của nó rất tế nhị, kín đáo và đến dần dần qua những tờ thông tin quảng cáo nhắm vào tiềm thức sâu kín của chúng ta. Nó rất có hiệu quả trên nhiều người, vì bộ óc của chúng ta tiếp nhận các kích thích theo một cách thức đặc biệt. Phần đông chúng ta không ý thức là đang bị điều động hướng dẫn như vậy. Một người thường mà không nắm vững những giá trị của họ dễ trở thành con mồi cho những người khác đang cố gắng làm thay đổi những giá trị đó. Nói cách khác, một người mà tinh thần không đủ tập trung, không tự hỏi về những điều người ta tuyên truyền và xúi giục, từ đó đi theo chúng một cách mù quáng, chắc chắn họ sẽ bị lung lay. Điều này bao gồm cả cách thức chúng ta đi bầu cử, cách thức chúng ta đi mua sắm, cách thức chúng ta nhận thức về lối sống và liên hệ với người khác. Nhưng lựa chọn cách suy nghĩ là quyền của chúng ta!
Chúng ta tại Mỹ hằng ngày bị đầu độc, bị lên chương trình và điều động trong cách chúng ta suy tư. Nhưng những ảnh hưởng đó phần đông đều bị che đậy – chúng ta không ý thức được chúng. Chúng đến từ những tờ thông tin in trên giấy, nói qua truyền hình, từ những cuộc thăm dò công luận, từ mọi cách quảng cáo cũng như từ chiếc radio. Các tín hiệu đó, lúc lộ liễu, lúc kín đáo, nhắm vào lòng sợ hãi của chúng ta, tính tự tôn, những hy vọng và ước mơ thầm kín của chúng ta. Chúng cố ảnh hưởng, chương trình hóa và truyền bá các ý tưởng và ước muốn sâu thẳm của chúng ta, tạo nên sự rối loạn hoặc tâm lý về tội lỗi, và khuyến khích sự ham muốn.
Tất cả các tín hiệu đó che dấu qua vô số phương cách thông tin –bằng lời nói, bằng hình vẽ hoặc viết – có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của chúng ta một cách ghê gớm. Chúng ta có thể gọi chúng là sự ‘điều động tâm lý’, hoặc ‘tâm lý đám đông’, vì chúng ảnh hưởng sâu xa vào tâm thức con người ta, khiến họ chạy theo những kiểu mẩu người về cách chi tiêu, ăn mặc, lối sống, mua sắm, và các thứ phụ thuộc khác.
Vậy làm sao để có thể tránh xa những ảnh hưởng đó? HÃY CHỌN LỰA không để bị khuyến dụ và hãy tự hỏi những gì những người kia làm có hợp lý hay không, có ý nghĩa hay không, và không để bị ảnh hưởng máy móc về thế giới quan của chúng ta. Đừng trở thành nạn nhân của các nhà sản xuất, những người gây quỹ, các chính trị gia và những người làm công tác quần chúng; họ đang tận lực để hướng sự suy nghĩ của chúng ta theo họ, biến đổi tư tưởng của chúng ta thành một khối bột nhồi khiến cho chúng ta mua sắm, chi tiền hoặc bỏ phiếu theo lệnh của họ, theo cách mà họ muốn, hoặc tin những gì họ đề nghị. Một số đề nghị tinh tế, có cái phiền phức, có cái buồn cười, nhưng tất cả đều ảnh hưởng vào tư tưởng của chúng ta. HÃY TỰ QUYẾT ĐỊNH CHO MÌNH VÀ ĐI THEO LƯƠNG TRI CỦA CHÍNH MÌNH.
Các kênh truyền thông chủ đạo ở Mỹ có chiều hướng chung là muốn chúng ta nhìn nước Mỹ như một ngọn đèn pha của sự tiến bộ. Sự thật có phải vậy không? Các học viên Pháp Luân Công chúng ta rất bối rối vì các nguồn tin xuất phát từ Trung Quốc: các viên chức chính phủ bị hướng dẫn sai lầm để đi bức hại các học viên tại nơi đó, họ thường bị đặt dưới sự kiểm soát đủ loại. Nhưng chính nước Mỹ đã bán kỹ thuật kiểm soát cho các nước có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử, trực tiếp ảnh hưởng đến các học viên Pháp Luân Công lương thiện của chúng ta. Hơn nữa, Mỹ cùng với Iran đã thách thức quyết định của Tòa Án Quốc tế 1986 về Nicaragua — tức 133 quốc gia, gồm gần hết tất cả các nước liên minh của Mỹ, đã ký một hiệp ước cấm mìn trên đất — nhưng Mỹ vẫn tiếp tục sản xuất ra chúng; Mỹ giờ đây có con số tử vong của những tù nhân của họ cao nhất thế giới là 3.300.
Những thí dụ kể trên là để dẫn chứng rằng ngay cả trong một nền dân chủ thì cũng có những khía cạnh gai góc của nó, và chúng ta là người tu luyện, không nên hão huyền cho rằng những gì chúng ta làm nơi đây trong cố gắng để cứu giúp các học viên tại Trung Quốc sẽ luôn được thành công. Có một mục đích kín – lợi nhuận! Nếu không tại sao Mỹ lại bán kỹ thuật kiểm soát cho các nước mà nhân quyền bị coi thường và nhân phẩm của con người bị chà đạp?
Ngày nay, sự tẩy não tại Trung Quốc có một hình thức khác. Kỹ thuật tẩy não của Trung Quốc rõ rệt hơn, lộ liễu thô thiển hơn và càng độc ác hơn. Chúng theo khuôn mẫu của những phương pháp Liên Xô từng sử dụng trước kia. Các mục tiêu để ảnh hưởng vào tư tưởng con người ta là giống nhau như trong ví dụ Mỹ nói trên, nhưng cách mà các nạn nhân bị đối đãi là khác nhau rất nhiều.
Các cuộc nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng phần đông nhiều người sẽ cảm giác một sự xung đột ở bên trong họ khi xuất hiện một nguồn tin tức mới không phù hợp với sự tin tưởng hoăc sự hiểu biết trước đây của họ, nhưng một người mà có tư tưởng ngay chính thì không sợ gì trước một nguồn tin tức, là vì người đó có thể phân biệt rằng nó có ý nghĩa hoặc phù hợp hay không với hệ thống giá trị của họ.
Trong một môi trường chuyên tẩy não, một trung tâm giam giữ ở Trung Quốc chẳng hạn, SAU KHI khả năng phán đoán phân tích của họ đã bị gạt bỏ đi một phần lớn, nguồn tin mới sẽ được cưỡng ép lên người tù nhân dưới những điều kiện có kiểm soát. Để làm được như vậy, những người hành hung sẽ dùng nhiều loại phương pháp. Một trong những kỹ thuật này nhắm thẳng vào sự tiêu hủy cá tính của một con người qua sự gây rối loạn không ngừng, làm mất định hướng, bằng cách lúc thì dỗ ngọt, lúc thì tra tấn, lúc thì hăm dọa, và những phương pháp khác, như cấm ngủ và không cho ăn uống. Những cách sau này là những động cơ rất mạnh, thúc đẩy con người ta chịu thua trước những kẻ hành hung, như tôi đã từng trải nghiệm tại Đức thời chế độ Quốc Xã. Tinh thần đã bị lụn bại của những tù nhân sau đó là đã sẵn sàng nhận chịu nguồn tin mới. Nhưng, không phải tất cả mọi người sau khi trải qua sự kiềm chế tinh thần đó đều chịu đầu hàng.
Mỗi người phản ứng lại sự kiềm chế tinh thần theo một cách khác nhau, và những người chịu thua nó thường kinh nghiệm một vài đặc điểm được quan sát như sau:
- Cá nhân đó lúc đầu trở nên ý thức được những sự thay đổi trong chính hành vi của họ.
- Cá nhân đó thấy rằng họ hoàn toàn lệ thuộc nơi hệ thống mới.
- Ý thức bị lệ thuộc và bị kiểm soát đó bắt đầu tạo ra sự đối nghịch trong nội tâm họ và họ trải qua những sự thay đổi cảm xúc sâu xa, nhưng điều này không phải luôn xảy ra với tất cả mọi người.
- Nạn nhân khám phá ra rằng có một giải pháp cho sự vằn vặt nội tâm sâu xa ấy, đó là chịu thua trước kẻ hành hung là đường lối duy nhất để thoát ra khỏi sự vằn vặt tình cảm sâu xa đó. (Các nạn nhân của sự tẩy não đều nói lại rằng đến giai đoạn này họ cảm giác một sự giải thoát lớn lao, rất hài lòng ra khỏi được sự gớm ghiếc đó và đã sẵn sàng chấp nhận nguồn tin mới. Họ đã mất khả năng phán xét để phân biệt giữa thật và giả.)
- Đây là giai đoạn cuối cùng trong sự hòa nhập vào hệ thống mới để kiểm soát tư tưởng, mà kể từ đó sẽ làm chủ tư tưởng của người này. Cho mọi mục đích, cá nhân đó có một cái nhìn mới về cách sắp xếp và đo lường ý nghĩa đối trước mọi tình thế và nó hoàn toàn đối nghịch với hệ thống giá trị trước đây của họ. Đến thời điểm này, người đó không còn có thể suy nghĩ hoặc nói ra bằng những quan niệm nào khác hơn những điều mà những người hành hung họ đã làm cho họ tiếp nhận. Một số cá nhân còn phát biểu cả sự biết ơn của họ đối với những người hành hung họ vì đã ‘làm cho họ thấy được ánh sáng.’
Để biết cách nó hoạt động ra sao, chúng tôi xin trình bày hai kỹ thuật kiểm soát thường được cộng sản sử dụng. Một trong nó là thẩm vấn. Cái kia là cực hình tra tấn và hăm dọa dùng cực hình tra tấn. Như đã nói bên trên, kiểm soát tinh thần là nhắm vào sự sợ hãi của chúng ta.
Thẩm vấn là được sử dụng tối thiểu bằng hai cách, một là mớm cung. Phương cách đầu tiên này nhằm làm cho nạn nhân đầu hàng đưa ra những tin tức mật, như là khai ra tên họ địa chỉ của những người tập Pháp Luân Công, nơi chốn và nguồn gốc các địa điểm sản xuất tư liệu Đại Pháp. Dù mục đích là đạt đến việc tẩy não, nhưng trong lúc sử dụng đến phương thức mớm cung này, người cung cấp tin phải còn giữ được lý trí trong giai đoạn đầu này để các tin tức có được có thể đáng tin cậy.
Giai đoạn thứ hai là thẩm vấn, nó có mục đích trực tiếp là tẩy não, bao gồm tra hỏi, lập luận, truyền bá, đe dọa, dụ dỗ, tâng bốc, hăm dọa luân phiên và một số các áp lực khác, như là hăm dọa làm hại đến thân nhân, hủy bỏ thẻ hội viên, và những lời cảnh báo ghê gớm khác.
Tra tấn cực hình và hăm dọa tra tấn cực hình khác nhau về mặt hiệu năng trên tâm lý con người ta nhiều hơn là về mức độ tàn ác khi tạo ra sự đau đớn cho nạn nhân. Nó đặt nạn nhân trong một sự đối nghịch duy nhất, làm cho họ phải chịu đựng một sự vằn vặt tinh thần ghê gớm.
Trong lúc bị đánh đập, nạn nhân giữ một vai trò thụ động – người khác đánh và họ chịu đựng – sự mâu thuẫn xuất hiện từ sự lựa chọn giữa chịu thua trước kẻ hành hung và tiết lộ nguồn tin được chờ đợi để tránh bị đau đớn hơn nữa, hoặc chống lại và chịu đựng hơn nữa. Các nhà nghiên cứu kỹ lưỡng về loại hình tra tấn này đều nhận thấy rằng vũ lực đơn thuần loại này không đạt được các kết quả mong muốn; điều hữu hiệu hơn nhiều là sự hăm dọa tra tấn, vì tâm lý sợ bị đau khổ sẽ tạo cho cá nhân ấy một sự đối nghịch trong tinh thần lớn hơn là cái đau thật.
Một loại tra tấn càng tàn ác hơn nữa là đòi hỏi các cá nhân phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong nhiều giờ hoặc giữ một tư thế nào khác mà sẽ tạo ra sự đau đớn, như là ghế cọp, dù cách này không được phát triển tại Liên Xô. Nó được Trung Quốc ‘sáng tạo’ ra. Phương pháp này ban đầu khiến cho nạn nhân phát sinh sự cương quyết rằng sẽ ‘vượt qua hết’, sẽ ‘chịu đến cùng’ và không chịu thua. Hành vi tinh thần chống trả đó ban đầu khiến cho cá nhân đó có một cảm giác là tinh thần của họ cao hơn những kẻ hành hung họ, nhưng khi cái đau càng lúc càng gia tăng với thời gian, thì tinh thần bị bẻ gãy xuống và liền xuất hiện cái cảm giác rằng chính sự cương quyết đầu tiên của họ để ‘chịu đến cùng’ là đã tạo nên cái đau trường kỳ như vậy. Điều này đưa đến sự đối nghịch tinh thần xa hơn nữa – sự cương quyết đầu tiên “không-chịu-thua” cho sự đòi hỏi giờ đây mâu thuẫn với ước muốn chấm dứt cơn đau. Những kẻ hành hung thấy rất rõ rệt sự tiến triển trong tinh thần của nạn nhân và biết rằng phương pháp tra tấn này là rất hữu hiệu trong việc đập tan lòng cương quyết của nạn nhân.
Những phương pháp khác được sử dụng để làm cho tù nhân trở nên dễ tẩy não là sự cô lập (cách ly) – vì thiếu sự khuyến khích sẽ tạo nên bệnh tâm thần ở một số người; sự phơi bày trước mắt họ cái dơ bẩn, cái hôi hám và các côn trùng; tạo nên một bầu không khí tuyệt vọng bằng cách kiểm soát và loại bỏ sự giao tiếp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp này là điểm chính yếu của một hệ thống kiểm soát tẩy não, khi họ hiểu được rằng giao tiếp là một nhu cầu căn bản của con người. Chiến dịch đàn áp hiện nay của Trung Quốc vận dụng nó một cách thực tế qua sự cấm đoán tuyệt đối mọi thông tin, tài liệu in ấn, tuyên truyền và theo dõi một số liên lạc xã hội, như là cấm tụ họp giữa những người tập Pháp Luân Công.
Tạo ra sự mệt mỏi là một phương pháp ác độc khác để bẻ gãy ý chí và sức mạnh phán đoán của một người. Một ví dụ điển hình nhất là sự cấm ngủ. Những phương pháp khác được thêm vào như thẩm vấn không ngừng, cho ngủ vài giờ rồi lại thẩm vấn trong khi nạn nhân vô cùng dễ bị tổn thương; tiêm thuốc hoặc bắt uống những loại thuốc làm thay đổi hệ thần kinh để làm rối loạn tư tưởng của nạn nhân và tạo nên sự sợ hãi, đồng thời làm nhụt ý chí chống lại sự truyền bá; và những khóa tự kiểm điểm.
Các yêu cầu nhỏ nhặt, chẳng hạn không cho dùng nhà cầu, bắt đọc thuộc lòng những luật nhà tù hoặc đứng yên một chỗ theo kiểu quân đội cũng được sử dụng để làm nhụt ý chí của một người khi muốn chống lại những kẻ tra tấn.
Tất cả những phương pháp và ý định nói trên mà những kẻ hành hung áp đặt lên nạn nhân của họ nghe qua như không có cách gì để tự vệ, không có hy vọng, không có cách gì thoát khỏi được. Nhưng có thật vậy không? Điều đầu tiên để tự vệ là sắp đặt cho những nạn nhân “có-thể-trở-thành” đó có được một sự hiểu biết thật rõ rệt, ví dụ về những phương pháp mà kẻ hành hung sẽ dùng, như đã nói ở trên. Chúng ta càng biết nhiều về những phương pháp của họ, chúng ta càng có thể hành động chống trả lại tốt hơn.
Vậy đối với những học viên Pháp Luân Công mà đã ở trong các khóa tẩy não:
- Quyết định đầu tiên phải làm là nhìn ra những mục tiêu thực tế về việc trì hoãn càng lâu càng tốt mọi hợp tác với kẻ hành hung/tra tấn/khủng bố.
- Lý tưởng nhất là các học viên ở Trung Quốc mà đang phải đối diện với sự tẩy não có thể xảy ra, cần phải họp nhau lại và thử đóng cảnh tẩy não giữa họ với nhau, trước khi họ có thể bị gửi đi một trung tâm tẩy não, để làm quen với những gì có thể xảy ra và chuẩn bị tinh thần cho việc đó. Luyện tập thử làm một nạn nhân! Các bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn để sống sót qua một cuộc thẩm vấn. Thống kê cho thấy rằng những người đã sống sót qua cuộc thẩm vấn đầu tiên là không thể bị lung lay.
- Mỗi học viên phải tìm hiểu sức mạnh và những điểm yếu của mình để hành động dựa trên đó.
- Mặc dù những người thẩm vấn/chỉ đạo hoặc người hiệp trợ trong những khóa tẩy não đó không hành động từ nơi ý muốn của họ, nhưng họ bị ra lệnh bởi những người khác làm những công việc tà ác đó; họ cũng có yếu điểm mà các nạn nhân có thể khai thác; hãy tìm những yếu điểm đó.
- Giữ tâm trí sáng suốt đến mức tối đa và tự an ủi rằng tất cả học viên trên khắp thế giới mà biết được khổ nạn của những người đang bị sắp tẩy não, đang phát chính niệm cao thượng và mạnh mẽ nhất của họ hướng về phía bạn, tin chắc rằng Pháp sẽ giải quyết mọi điều một cách tốt đẹp nhất. Tăng cường sức mạnh cho mình tới mức tối đa bằng cách học Pháp và bạn sẽ thoát khỏi những động quỉ này với một tinh thần nguyên vẹn.
Tôi xin hoan nghênh những lời nhận xét và phản hồi. Cám ơn.
Nguồn:
“The Hidden Persuaders,” của Vance Packard
“Brainwashing,” của Lorenzo St. Dubois
“Derailing Democracy,” của David McGowan
“20th Century Brainwashing and what’s hidden in the Microsoft Logo,” của Tiến sĩ Lechnar
“Subliminal Advertising,” của Tiến sĩ Wilson Bryan Keys
Các nguồn khác, chẳng hạn “Phúc trình của chính phủ Hoa Kỳ về tẩy não trong thời Chiến tranh Lạnh.”
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/node/1953
Ngày đăng: 24-08-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.