Một cuộc sống tuyệt vời mà không có sự sợ hãi
Tác giả: Một người sống sót
[Chanhkien.org] Một người bạn từng nói với tôi rằng người Mỹ được bảo vệ bởi luật pháp, do vậy họ có thể sống mà không phải sợ hãi. Vài ngày trước, tôi đã đọc một bài báo, trong đó tuyên bố rằng người dân Đài Loan cũng được tận hưởng cuộc sống không có sợ hãi. Tôi có cảm xúc đan xen nhau và tin rằng quả là may mắn nhất khi có thể sống mà không phải sợ hãi. Những người đó thật may mắn khi sống trong môi trường dân chủ, còn người dân Trung Quốc thì trường kỳ sống trong sợ hãi.
Một người lớn lên cùng nỗi sợ hãi và luôn luôn lo lắng không thể tránh được nỗi sợ sẽ không bao giờ biết đến vui vẻ. Dẫu cho đôi lúc họ cũng có phút giây hạnh phúc, nỗi sợ hãi vẫn ẩn đằng sau nụ cười.
Tại Trung Hoa Lục Địa, người ta sợ sữa bột dành cho trẻ em có thể làm chết đứa bé, sợ con họ bị bắt cóc và bỏ mạng trong những lò gạch đen tối, sợ những đứa trẻ đến trường bị phạt vì không quàng khăn quàng đỏ, sợ đứa trẻ bị cười chê vì nhà nghèo, sợ bị phạt vì không hoàn thành bài tập về nhà. Thanh niên lo sợ không đủ cuốn hút để hấp dẫn người khác giới, rồi sợ bị thất nghiệp. Người già sợ rằng con họ sẽ không nuôi họ và khoản tiền hưu trí đảm bảo cho cuộc sống của họ bị lấy đi bởi chính phủ.
Các học sinh lo sợ rằng họ sẽ bị thầy cô và cha mẹ trách mắng vì bị điểm thấp, sợ rằng họ sẽ bị phạt vì không có tư thế ngồi đúng mực, sợ không được vào lớp vì chưa hoàn thành bài tập, và sợ những đợt học thêm bất tận trong kỳ nghỉ hè, nghỉ đông sẽ khiến họ mất đi sở thích.
Các giáo viên sợ rằng lớp của họ không xuất sắc và học sinh của họ không có cơ hội theo học cao hơn. Kết quả là, nhiều lớp học thêm đã phát sinh chỉ với một mục đích, và cũng để lấy thêm tiền từ phụ huynh.
Người nông dân sợ rằng họ sẽ bị mất đất, và sợ gánh nặng thuế. Họ lo lắng về đợt bầu cử chủ tịch thôn, kết quả cuối cùng sẽ chỉ được quyết định bởi vị chủ tịch xã. Người công nhân lo sợ họ sẽ bị mất việc mà không nhận được tiền bồi thường cắt đứt hợp đồng, sợ con cái họ sẽ xấu hổ về cha chúng, và sợ vợ họ nói rằng ai đó đang làm việc rất tốt và xây được ngôi nhà to hơn.
Cảnh sát sợ rằng có quá nhiều người tốt và liên tục kiếm chuyện với các học viên Pháp Luân Công. Họ bắt giữ, phạt tiền và đưa người ta vào trại lao động cưỡng bức. Họ sợ những người biểu tình bạo động, nhưng cũng thích đàn áp các học viên Pháp Luân Công hay những người có nhà bị cưỡng bức di dời và ngăn họ tới Bắc Kinh kháng nghị.
Ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông sợ không được sùng bái, cho nên ông ta đã dùng đội quân của mình giết hại hết người này đến người khác. Ông ta sợ rằng người dân khó cai trị, từ đó phát động các phong trào chính trị khác nhau, và hàng triệu người dân vô tội đã bị sát hại. Do vậy, nỗi sợ hãi đã hằn sâu trong tâm khảm của mọi người dân Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình sợ mất vị trí của mình và đã kêu gọi “Giết 200.000 người để đổi lấy 20 năm ổn định”. Nỗi sợ hãi lại được khắc sâu thêm. Giang Trạch Dân cố gắng để được sùng bái như Mao và đã bức hại một nhóm tâm linh lớn. Để khiến mọi việc tồi tệ thêm, nội tạng của họ thậm chí còn bị mổ cắp để kiếm lợi nhuận, còn thân thể họ thì bị thiêu hủy. Những sự tàn bạo này là chưa từng có trong lịch sử loài người.
Ở Trung Quốc, bất kể bạn là ai, là quan chức cấp cao hay dân thường, bạn vẫn có nỗi sợ hãi hằn sâu trong tâm hồn bạn. Sợ hãi là cái bóng của bạn, và nó đi theo bạn bất cứ đâu. Người dân đã học được cách tự bảo vệ mình khỏi nỗi sợ: luôn luôn tự bảo vệ lấy mình và làm tổn hại người khác. Khó mà biết được nỗi sợ hãi đến từ đâu, nhưng đa số người ta đều đồng ý rằng nó là kết quả từ sự giết hại 80 triệu người dân Trung Quốc.
Thêm vào đó, sự truyền bá văn hóa Đảng và sự phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc đã cho phép nỗi sợ trở thành một tấm lưới vô hình, ngăn cản người dân tìm kiếm tự do, dân chủ và những quyền khác được chư Thần ban tặng.
Không có nỗi sợ hãi là một quyền cơ bản được chư Thần ban tặng và là sự bảo đảm cơ bản nhất cho một cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc luôn phải sống trong cơn ác mộng vào mỗi giây phút. Tâm trí mỗi người đều nghĩ cho việc của chính họ và khoan dung trước sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cùng lúc ấy, nó cũng cho phép con tà linh đến từ phương Tây hủy diệt những đứa con của Hoàng Đế.
May mắn thay, cuốn sách “Cửu Bình” không những đã cho người dân biết được căn nguyên của nỗi sợ, mà còn để họ biết được con đường tốt nhất để thoát khỏi nỗi sợ: thoái xuất khỏi tà Đảng.
Cuốn sách của Thần này đã giải phóng người dân khỏi cảnh nô lệ cho sự sợ hãi. Tôi tin chắc rằng, với sự gia tăng trong nhận thức của người Trung Quốc, và sự dâng cao của làn sóng thoái Đảng, kỷ nguyên trong đó sống mà không còn sợ hãi đã đến rất gần.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/7/24/44947.html
http://pureinsight.org/node/4762
Ngày đăng: 06-01-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.