Vài suy nghĩ khi hồi tưởng lại những bài hát tẩy não



Tác giả: Mục Tường Khiết

[Chanhkien.org] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng những bài hát để cưỡng bức tẩy não các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục. Nó thậm chí còn lên kế hoạch sử dụng thủ đoạn tương tự để đầu độc nhân dân các nước thế giới. Tại Trung Quốc, việc lợi dụng các ca khúc, tiểu phẩm hay tiết mục văn nghệ hài hước để đầu độc tư tưởng người dân bằng văn hóa Đảng và tẩy não họ là rất phổ biến. Thậm chí những trò chơi của lũ trẻ cũng không thoát khỏi thứ tà ác này.

Khi còn nhỏ, màn biểu diễn âm nhạc duy nhất mà tôi được phép xem là các bài hát của ĐCSTQ, chẳng hạn như “Đèn lồng đỏ”. Mỗi thứ Ba hàng tuần, trường học tôi lại tập trung học sinh và cho chúng tôi xem “điện ảnh nhi đồng”, thứ mà tràn ngập văn hóa Đảng tà ác. Ngay cả những trò chơi mà chúng tôi chơi cũng không thoát khỏi thứ đó. Thí dụ, chúng tôi thường chơi trò vỗ tay khi còn nhỏ. Khi vỗ tay, chúng tôi hát: “Hãy cùng nhau vỗ tay, tôi vỗ tay, bạn vỗ tay (lần 1), một đứa trẻ sẽ lái một máy bay. Hãy cùng nhau vỗ tay, tôi vỗ tay, bạn vỗ tay (lần 2), hai cô bé sẽ thắt bím tóc. Hãy cùng nhau vỗ tay,… tôi vỗ tay, bạn vỗ tay (lần 10), xem ai đánh ngã được Tưởng Giới Thạch.”

Chúng tôi mới chỉ 4, 5 tuổi vào lúc ấy và còn quá nhỏ để tới trường. Không ai trong chúng tôi biết Tưởng Giới Thạch là ai. Nhưng tà Đảng đã cưỡng bức gieo mầm hận thù lên đầu óc chúng tôi và đầu độc tâm hồn thơ ngây của chúng tôi.

Mỗi người Trung Quốc sống tại Hoa Lục đều lớn lên trong môi trường biến thái như vậy. Nhưng cùng lúc ấy, vì chúng tôi sinh trưởng tại mảnh đất Trung Hoa, chúng tôi là những người may mắn nhất vì Pháp Luân Đại Pháp đã được khai truyền trước tiên tại Trung Quốc. Còn may mắn hơn cho tôi, tôi đã đắc Pháp vào cuối năm 1998.

Tôi đã từng sống tràn ngập trong sức mạnh kỳ diệu của Đại Pháp và lòng từ bi vô lượng của Sư Phụ Lý Hồng Chí. Tôi đã ốm yếu trong hơn 10 năm. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp, mọi bệnh tật mà tôi từng phải chịu đựng đã biến mất một cách thần kỳ. Tôi chuyển từ sống trong cô đơn và căng thẳng sang thoải mái và yêu đời. Thế giới quan của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Cuối cùng tôi đã hiểu được mục đích của đời người và tại sao một người nên làm người tốt. Chính Đại Pháp đã giúp tôi hiểu được đạo lý nhân sinh, và tôi đã cố gắng hết sức để đóng góp cho xã hội và cho người khác. Và rồi phong vân đột biến, ĐCSTQ đã bắt đầu một cuộc đàn áp quy mô lớn với Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Cũng giống như Mao Trạch Đông, thủ lĩnh ĐCSTQ từng nói: “Cách mạng Văn hóa cần lặp lại cứ 10 năm một lần.” Cuộc thảm sát Thiên An Môn đã xảy ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công 10 năm sau đó thực ra là đã được trù tính từ lâu bởi những người lãnh đạo ĐCSTQ.

Vào ngày 21 tháng 7 năm 1999, tôi cảm thấy như thể bầu trời đang sụp xuống và mặt đất đang lún xuống. Toàn bộ cỗ máy tuyên truyền tại Hoa Lục, bao gồm mọi tờ báo, đài truyền hình, đài phát thanh đều lan truyền những lời phỉ báng và bịa đặt về Pháp Luân Công. Nó như thể đám mây đen phô thiên cái địa đã bao phủ từng ngóc ngách trên đất nước Trung Quốc. Tôi chưa từng sống qua thời Cách mạng Văn hóa. Tôi thật ngây thơ và không hiểu điều gì đang diễn ra. Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng cuộc đàn áp đã xảy ra bởi vì chính phủ không hiểu sự thật về Pháp Luân Công và đã mắc sai lầm. Tôi cảm thấy một khi biết được sự thật, họ sẽ nhận lỗi về việc họ đã làm.

Để giúp thế nhân hiểu được tình huống chân thực về Pháp Luân Công, và để các lãnh đạo Trung Quốc nghe được tiếng nói từ đáy lòng của người dân, tôi đã tới Bắc Kinh vào tháng 10 năm 1999 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tôi đơn giản chỉ muốn nói với mọi người rằng là một công dân Trung Quốc bình thường, tôi đã từng tập Pháp Luân CôngPháp Luân Công là rất tốt. Tôi chỉ tới một nơi mà không cản trở giao thông để tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Tôi chỉ tới Phòng Kháng Nghị để nói với họ kinh nghiệm tập Pháp Luân Công của tôi. Tôi chỉ tới quảng trường Thiên An Môn để giương lên một tấm biểu ngữ ghi “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Nhưng vì điều đó, tôi đã bị cảnh sát bắt giữ tổng cộng ba lần, bị đánh đập tàn bạo và bị buộc phải tham dự các khóa tẩy não. Tôi bị giam 13 ngày trong lần đầu, 10 tháng trong lần thứ hai và 3 năm trong lần thứ ba. Tôi chỉ mới 23 tuổi khi bị bắt giữ lần đầu tiên. Sau khi được thả ra khỏi nhà tù trong lần bắt giữ thứ ba, tôi đã 27 tuổi. Ở tuổi 27, đáng lẽ ra tôi đang ở độ tuổi thanh xuân. Nhưng vì bị đày đọa trong địa ngục trần gian, rất nhiều tóc trên đầu tôi đã trở nên bạc trắng.

Vào tháng 12 năm 1999, tôi bị đưa vào một xe chở tù nhân đi từ Trung tâm giam giữ Hồng Kiều, Thiên Tân tới Trại lao động nữ Bản Kiều ở khu Đại Cảng, thành phố Thiên Tân. Vào lúc 6 giờ sáng ngày 25 tháng 01 năm 2000, một số đồng tu và tôi đã luyện công ở sân trong của trại lao động. Hai cảnh sát mang họ Phan và Tống đã chỉ thị một số phạm nhân còng tay tôi cùng Bùi Mỹ Ngọc, một học viên Pháp Luân Công người dân tộc Hàn đến từ vùng đông bắc Trung Quốc, vào một hàng rào sắt ngoài trời khi mặt đất đang bị bao phủ bởi tuyết dày. Họ đã dùng dùi cui điện để sốc chúng tôi cùng một lúc. Tôi đã bị tra tấn trong 7 ngày đêm, nhưng vẫn không chịu khuất phục. Một học viên tên là Tân Nguyệt Hà đã bị “chuyển hóa” và ngộ theo đường tà. Cô ta đã chuyển hóa nhiều đồng tu khác. Ở bên ngoài, trời đông tuyết phủ, băng tuyết ngập trời. Ở bên trong, họ đang hát hò và nhảy múa như thể đã phát điên. Dưới áp lực cực lớn, nhiều học viên đã viết ‘bảo chứng thư’ và ‘hối quá thư’ để từ bỏ tín ngưỡng. Mỗi ngày, họ bị buộc phải học các tác phẩm của Karl Marx và tư tưởng Mao Trạch Đông. Những học viên tà ngộ, cảnh sát và các phạm nhân bắt đầu thêu dệt những lời dối trá về tôi, cô lập và đả kích tôi. Họ khiến tất cả phạm nhân khác tránh xa tôi và công kích tôi. Điều mà tôi phải nghe hàng ngày là những thứ như “Vậy thì tất cả mọi người đều sai và chỉ mình cô đúng hay sao?” “Tại sao cô không nhanh chóng hướng nội đi” “Hãy tự tìm kiếm trong bản thân mình!” “Cô không nghĩ là mình đang sai à?” Trại lao động nhanh chóng thành lập cái gọi là “trung đội Đại Pháp”. Đại đa số những người ở đó là những học viên tà ngộ, với chỉ 1 hay 2 người là chưa bị “chuyển hóa”. Tôi đã bị phân vào trung đội đó. Những gì diễn ra ở đó đã khiến tôi cảm thấy kinh hoàng. Những cô gái này đã từng đối xử với tôi như chị em. Đã có lần chúng tôi gần gũi với nhau như người một nhà, nhưng giờ họ đã thay đổi. Sự chuyển hóa hoàn toàn của họ đã khiến tôi cảm thấy khiếp hãi. Một số họ còn thực hiện những quan hệ đồng tính với nhau. Một khác thì vừa cãi cọ vừa đánh lộn lẫn nhau. Một số thì trợ giúp cảnh sát “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công, tra tấn họ cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ đã hoàn toàn quay sang chống lại giáo huấn của Sư Phụ và đi ngược lại tiêu chuẩn “Chân Thiện Nhẫn”. Mỗi ngày, cảnh sát trong trại lao động sử dụng “Các tác phẩm của Karl Marx”, “Mao tuyển”, và các cuốn sách phỉ báng Pháp Luân Công để tiến hành tẩy não các học viên Pháp Luân Công.

Vào ngày 02 tháng 01 năm 2001, tôi bị chuyển từ Trung tâm giam giữ Hồng Kiều, Thiên Tân tới Trại lao động nữ Bản Kiều ở khu Đại Cảng, thành phố Thiên Tân trong lần thứ hai. Một lần nữa, cảnh sát lại dùng các tác phẩm của Karl Marx, Lenin cùng những thứ khác để tẩy não các học viên Pháp Luân Công. Mỗi tù nhân trong trại lao động đều phải hát ca khúc tên là “Thời đại mới”. Bài hát đó được hát lặp đi lặp lại ngày qua ngày.

Hầu như tất cả học viên ở đó đều đã bị “chuyển hóa”. Nó như thể là họ đã trở thành những người máy bị điều khiển bởi người khác. Chỉ có một số rất ít học viên còn chống chọi được với áp lực cực đại mà không bị “chuyển hóa”. Một lần, một cảnh sát viên cố gắng “trò chuyện” với tôi để chuyển hóa tôi. Khi cô ta bắt đầu chửi rủa Đại Pháp, tôi nói: “Tà giáo à? Đảng Cộng sản mới thực sự là đại tà giáo! Nó sùng bái giáo chủ và đã bại hoại từ trên xuống dưới.” Cô ta nhìn tôi và nói với vẻ thất vọng: “Tôi biết. Tôi cũng biết chứ. Nhưng liệu tay có thể mạnh hơn chân hay không (ngụ ý rằng Đảng Cộng sản là quá mạnh)?” Từ tháng 9 năm 2001 tới tháng 9 năm 2002, trong khoảng thời gian một năm, cảnh sát trong trại lao động bắt các tù nhân hát “những ca khúc cách mạng” mà ca ngợi tà Đảng vào mỗi buổi sáng. Mỗi người phải biết ít nhất hai bài hát như vậy. Toàn bộ trại lao động tràn ngập trong bầu không khí tà ác, và nó thật nghẹt thở. Một lần, tất cả tù nhân được cảnh sát ra lệnh tập hợp ở một thao trường để đồng thanh hát các bài hát ca ngợi tà Đảng. Một học viên Pháp Luân Công tên là Ngô Khung, một phụ nữ khoảng 50 tuổi, đã từ chối hát. Cảnh sát đã trừng phạt bà bằng cách bắt bà đứng im một chỗ trong một thời gian dài. Vì tôi cũng đã từ chối hát những bài hát đó, tôi cũng không được phép tham dự bất kỳ hoạt động giải trí nào kể từ đó trở đi.

Vào tháng 3 năm 2003, tất cả tù nhân, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công, được yêu cầu phải nhặt hạt đậu trong phân xưởng. Vì họ bị bắt phải làm việc trong một thời gian dài và cũng bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần, họ không còn sót lại chút nhân tính nào. Đầu óc họ trở nên tê liệt, nhưng thân thể họ vẫn cảm thấy đau. Thấy họ sống trong cảnh thương tâm như vậy và nhìn vào khuôn mặt họ, tôi không thể ngăn mình khóc. Một cảnh sát trực ban đã gọi tôi lại và hỏi vì sao tôi khóc. Tôi chỉ vào một học viên Pháp Luân Công, một cụ bà tóc bạc trắng đang cực kỳ khó khăn khi lê bước để mang một bao tải hơn 100 cân (50 kg) đậu rồi nói: “Cô xem. Đây là nơi mà một con người nên sống sao? Họ đã làm gì sai chứ?” Vào lúc ấy, trái tim tôi như tan vỡ. Người cảnh sát viên nhìn tôi và rồi cũng khóc theo. Cô ấy nói: “Mục Tường Khiết, tôi cũng biết chứ. Nhưng tôi không có khả năng thay đổi điều gì cả.” Cô ấy nắm lấy hai bàn tay tôi và khóc cùng tôi. Tôi biết rằng đó là một sinh mệnh đang thể hiện cảm xúc chân thực và cho thấy một bức tranh chân thật về nhân tính của cô.

Vào tháng 4 năm 2003, như thể là tất cả cảnh sát trong trại lao động đều đã phát điên. Họ chỉ có mỗi mục tiêu là gia tăng cái gọi là “tỷ lệ chuyển hóa” và bắt tất cả tù nhân tham dự những khóa tẩy não. Họ bắt các học viên Pháp Luân Công phải đọc tụng những cuốn sách phỉ báng Pháp Luân Công. Chỉ có 2 học viên Pháp Luân Công còn lại trong trung đội của tôi, đó là tôi và một phụ nữ cao tuổi tên là Phùng Xuân Chi đến từ khu Vũ Thanh. Chúng tôi kiên quyết bất hợp tác trong việc đọc sách. Trung đội trưởng, kẻ bù nhìn của cảnh sát, đã bắt một phụ nữ họ Lý, người đã bị giam trong trại lao động vì đức tin vào Cơ Đốc giáo của cô, phải đọc to lên. Cô ấy không còn cách nào khác ngoài việc đứng đó và đọc. Tôi để tay vào lưng cô ấy với nước mắt chảy dài trên khuôn mặt. Cô đột ngột quay về phía tôi, cầm lấy tay tôi và nói: “Em gái yêu quý. Chị biết em chỉ chú ý đến chị. Chị không còn cách nào khác mới phải làm điều này. Chị vừa tự mình đọc những chữ đó. Nhưng chị thực sự tin rằng Pháp Luân Công là tốt.”

Tôi đã có vô số đêm không ngủ trong trại lao động. Dường như tôi đều khóc rất nhiều mỗi ngày. Những chiếc loa âm lượng lớn trong trại lao động phát ra những lời miệt thị Pháp Luân Công. Tôi cảm thấy trái tim như vỡ ra từng mảnh. Một đức tin thần thánh đã bị chà đạp vô lý như vậy ở nơi đây. Tôi đã vẽ những bức tranh Phật và đưa chúng cho các người bạn của tôi ở đó. Nhưng cảnh sát Mạnh Tinh đã xé tất cả những bức tranh của tôi ra thành từng mảnh bởi vì ĐCSTQ cấm người dân có đức tin của riêng họ.

Trong ba năm ở trại lao động, cảnh sát phân công những tên phạm nhân giám sát tôi 24 giờ mỗi ngày. Họ được đưa một quyển sổ để ghi chép ngôn hành, cử chỉ và điệu bộ của tôi, bao gồm cả nét mặt và ánh mắt của tôi. Họ thường tùy ý xuyên tạc việc ghi chép theo lệnh của cảnh sát, với mục đích duy nhất là để họ có thể tuyên bố rằng họ không chịu trách nhiệm nếu tra tấn tôi chết. Cùng lúc ấy, họ cũng tra tấn tinh thần tôi. Một số “giám sát viên” mới được bổ nhiệm đã tới chỗ cảnh sát sau ba ngày và nói rằng họ không thể làm tiếp được, và rằng họ không thể đối xử với người khác như vậy. Tôi đã ở trong cái gọi là “trung đội Đại Pháp” đó trong vòng hơn 1 tháng. Sau khi tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công bằng trí huệ ở đó, nhiều học viên mà đã bị “chuyển hóa” đã thanh tỉnh trở lại. Trung đội trưởng, một học viên mà đã bị “chuyển hóa”, đã tố cáo tôi với cảnh sát, người sau đó đã chuyển chỗ tôi. Họ cấm bất cứ ai nói chuyện với tôi và nói với các phạm nhân rằng ai dám nói chuyện với tôi sẽ bị tăng án phạt (chỉ thị của họ được bí mật nói lại với tôi bởi những người bạn của tôi trong trại lao động).

Một vài thập niên sau khi thống trị Hoa Lục, ĐCSTQ đã điên cuồng tẩy não nhân dân Trung Quốc để kiểm soát tâm trí và hành vi của họ, với mục đích tối hậu là củng cố chế độ của nó. Giờ đây bàn tay bẩn thỉu của ĐCSTQ thậm chí đã vươn ra tận hải ngoại. ĐCSTQ đang âm mưu sử dụng “Đồng nhất thủ ca”, một bài hát tẩy não chứa đầy những nhân tố của tà Đảng, để đầu độc người dân trên khắp thế giới. Tôi mong người dân mọi giới ở ngoài Trung Quốc, những người còn chưa hiểu rõ bản tính tà ác của ĐCSTQ, đừng trở thành con mồi của nó và đừng bị lừa gạt bởi vẻ bề ngoài được tô vẽ của nó.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/1/20/35392.html
http://www.pureinsight.org/node/3811



Ngày đăng: 04-01-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.