Lòng từ bi của một người tu luyện



Tác giả:  Pháp Trung Trần

[Chanhkien.org] Nói về lòng từ bi, người ta có thể nghĩ đến việc giúp đỡ một người nào đó về mặt tài chính hay việc quyên góp cho các tổ chức từ thiện, hoặc nghĩ về lời chào hoặc mỉm cười với những người khác để bày tỏ lòng nhân từ. Tuy nhiên, đây không phải là lòng từ bi thật sự, thứ mà kéo dài mãi mãi. Thoáng qua như mây, những hành vi này có thể khác nhau tùy theo tâm trạng riêng của một người hoặc môi trường xung quanh. Điều này là do Phật tính và ma tính đồng thời tồn tại bên trong một người. Khi ma tính bị kích động và phóng đại, người ta sẽ có những hành vi xấu xa. Ngược lại, khi một người tu luyện chân chính đang tu dưỡng bản thân, anh ta có thể bảo trì sự kiên định và hoàn toàn ân cần với người khác bằng cách từ bỏ lợi ích cá nhân.

Trong suốt lịch sử, đã có nhiều trường hợp bức hại đức tin. Một ngày, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt tại một sân vận động. Những người lính gác trẻ tuổi, người đã bị tẩy não, đối xử với các học viên thật tồi tệ và thù địch. Bầu không khí trong toàn bộ sân vận động trở nên căng thẳng và nặng nề. Trời bắt đầu mưa vào giờ nghỉ trưa. Đứng trong cơn mưa, các lính canh không được phép rời sang chỗ khác và quần áo của họ bị ướt sũng. Đến lúc đó, nhiều học viên nữ cao tuổi đã lấy ra những chiếc ô của họ, đi đến bên những người lính canh và che mưa cho họ dưới ô của mình. Vào lúc đó, toàn bộ sân vận động trở nên yên tĩnh; người ta chỉ có thể nghe thấy tiếng mưa rơi và cảm thấy một trường từ bi. Chẳng bao lâu sau, mưa ngớt và bầu trời quang đãng. Những lời dối trá và lòng thù hận được hoà tan trong lòng từ bi thật sự của các học viên Đại Pháp. Mỉm cười, những người lính gác trẻ lặng lẽ lắng nghe những người tu luyện kể về các câu chuyện tu luyện kỳ diệu và thần thánh của họ. Đắm mình trong trường từ bi, tâm hồn của họ được thanh lọc và thăng hoa …

Trong một hầm ngầm để trú ẩn những cuộc không kích có nhiều viên Pháp Luân Công, một lính canh đã đánh đập một cô gái tàn nhẫn để buộc cho cô ấy từ bỏ niềm tin của mình. Một nữ học viên, hơn 50 tuổi, đến gần và đứng trước mặt cô gái để bảo vệ cô. Thấy vậy, người lính gác tạm dừng, nhưng sau đó bắt đầu đánh đập cả hai. Sau một thời gian, cánh cửa nơi hầm trú ẩn mở ra và một cậu bé đi xuống cầu thang. Lính canh dừng lại, mỉm cười và vẫy tay chào cậu bé. Cậu bé, khoảng 5 hay 6 tuổi, dường như rất quen thuộc với môi trường này. Cậu bé lấy một cái bánh quy từ cái túi của mình và bắt đầu ăn trong khi xem cha mình. Sau khi chào hỏi người con trai, người lính canh nhặt roi da lên để tiếp tục đánh đập các học viên. Người học viên cao tuổi chỉ vào cậu bé và gọi to người lính canh: “Dừng lại! Hãy để cho cậu bé đi ra đã!” Bị sốc bởi giọng nói của người học viên, người lính canh dừng lại và nhìn bà. Người học viên tiếp tục: “Nơi chốn tàn bạo này sẽ không có gì là tốt cho con trai của anh, và anh thật sự đang đầu độc tâm trí của con mình. Khi mọi điều sáng tỏ vào một ngày trong tương lai, con trai của anh sẽ biết anh đã từng đánh đập tàn nhẫn những con người từ bi nhất trên thế giới. Và rồi, anh sẽ đối mặt với cậu bé như thế nào? Và, cậu bé phải đối mặt với các bạn cùng lớp và cô giáo của mình như thế nào?” Nhìn vào con trai của mình và rồi nhìn các học viên, người lính canh cuối cùng đã bỏ roi của ông xuống và đưa con trai mình ra khỏi hầm trú ẩn. Kể từ đó, người lính canh, người thường được gọi là một “kẻ sát nhân”, đã thay đổi và ông ta không còn đánh đập các học viên nữa.

Trong cuộc bức hại vô nhân đạo này đối với các học viên Pháp Luân Công, nhiều trường hợp đã xảy ra giống như vậy. Trong trận chiến giữa Chính và Tà, Thiện và Ác, ngày càng có nhiều người đang thức tỉnh. Cảm động trước lòng từ bi chân thật của các học viên và sự kiên định của họ, những người này đang bắt đầu suy nghĩ về lương tâm của họ. Họ đang quyết định lánh xa điều ác, và chọn làm theo điều chân chính cho một tương lai tươi sáng.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5935
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/3/4/64683.html



Ngày đăng: 14-05-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.