Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Tây An
[Chanhkien.org]
Nhân dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, con xin kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại! Kính chúc Sư phụ sinh nhật vui vẻ!
Tôi sinh ra vào năm 1950, trong một gia đình mà bố và mẹ đều rất nghiêm khắc. Trong các chị em, tôi là chị cả, từ nhỏ cha mẹ đã không cho phép tôi mắc sai lầm. Vào khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1963, tại Trung Quốc nạn đói hoành hành, cha mẹ tôi chịu áp lực rất lớn, mẹ tôi tính tình trở nên nóng nảy, bà tuyệt đối không dung thứ cho bất kỳ lỗi lầm nào của con cái. Lúc nhỏ, cho dù tôi dốc sức làm việc nhà như thế nào, nhưng chỉ cần làm sai một tí liền bị mẹ mắng, nặng thì bị đánh.
Vì vậy, từ nhỏ tôi đã hình thành một quan niệm: Làm sai thì sẽ không được tha thứ! Ngay cả bản thân mình cũng không thể tha thứ cho chính mình, thường xuyên tự trách móc bản thân, hối hận, và xem hậu quả do sai lầm gây ra là điều rất nghiêm trọng. Dần dần, tôi hình thành hai tính cách đi đôi với nhau: vừa nóng nảy lại vừa tự ti, yếu đuối. Quan niệm này đã chi phối tôi suốt hơn 70 năm qua. Mỗi lần gặp phải sự việc gì thì quan niệm đó lại phát tác.
Trong bài Phật tính - Chuyển Pháp Luân (Quyển hai)', Sư phụ đã giảng rằng:
“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân”.
“Quan niệm được hình thành ấy, sẽ trở ngại và khống chế một đời chư vị”.
Điều tôi muốn nói ở đây là: Khi tôi giao tiếp, phối hợp với các đồng tu, quan niệm “không được phép phạm sai lầm, không khoan dung” đó lại nổi lên. Tôi luôn cho rằng những tổn thất do sai lầm gây ra là không thể cứu vãn, không thể tha thứ, và điều đó khiến tôi rất đau lòng. Đối với những đồng tu hay nói dối một cách thản nhiên, làm việc không nghiêm túc thiếu trách nhiệm, hoặc lời nói không phù hợp với Pháp, tôi cảm thấy chướng mắt và xem thường họ. Đối với những người từng làm tổn thương tôi, tôi thường chỉ trích, oán hận họ, nhớ mãi không quên. Vì tâm oán hận cứ mãi quấn lấy tôi, nên các mối quan hệ xã hội cũng không tốt, tôi lại càng không thể bao dung người khác. Tôi luôn lo sợ mình làm sai, đi đường vòng, bị tổn thất, nên trong lòng luôn cảm thấy khổ sở, mệt mỏi, lo lắng bất an, tinh thần và thể chất đều kiệt quệ.
Sau khi sự việc xảy ra, tôi thường hối hận: Sao lúc đó mình lại như vậy chứ? Đó đâu phải là mình! Mình không nên làm như vậy!
Về sau tôi mới nhận ra, đó là cái "tôi giả" do quan niệm của bản thân hình thành, một cái "tôi" u ám đã được tôi nuôi dưỡng đến mức rất lớn mạnh! Mỗi khi sự việc xảy ra, không cần biết đúng sai, cái “tôi giả” đó liền nhảy ra làm điều xấu.
Sư phụ giảng trong bài Phật tính - Chuyển Pháp Luân (Quyển hai) rằng:
“Con người là dựa vào chủ nguyên thần làm chủ tể; khi chủ nguyên thần tê liệt bị những quan niệm thay thế, thì đó chính là chư vị đầu hàng vô điều kiện rồi, sinh mệnh đã bị những thứ đó lèo lái rồi”.
Tôi ngộ ra rằng: Muốn thay đổi tất cả những điều này, trước tiên phải chuyển biến quan niệm. Nhưng làm sao mới có thể chuyển biến nó được?
Cách đây không lâu, tôi đọc được một bài viết trên mạng, nó đã gợi mở cho tôi rất nhiều. Chuyện kể về một sinh viên học mỹ thuật. Trong giờ học vẽ, cô phát hiện mình tô màu không đẹp, giáo viên nói với cô rằng có thể là do chất lượng giấy, xem ra chỉ còn cách làm lại từ đầu. Sau đó, các bạn cùng lớp đều ra ngoài chơi ném tuyết, chỉ còn lại một mình cô trong lớp tiếp tục vẽ tranh. Cô ấy làm việc một cách bình tĩnh, tập trung, không nghĩ ngợi điều gì cả.
Ba tiếng sau, khi các bạn học quay trở lại lớp, ai nấy đều kinh ngạc khi thấy bức tranh của cô được tô màu rất trau chuốt và đẹp mắt. Mọi người đều dùng cùng một nhãn hiệu màu vẽ (có thể đều mua ở cùng một cửa hàng), vậy mà tại sao hiệu quả tô màu của cô ấy lại xuất sắc đến vậy? Ngay cả bản thân cô cũng cảm thấy khó tin, cô không hề thay đổi màu vẽ hay giấy. Tại sao hiệu quả lại khác biệt so với lúc vẽ trên lớp? Hiện tượng này nên giải thích thế nào đây?
Đọc đến đây, tôi đã hiểu vấn đề! Từ góc độ của người tu luyện mà nhìn, cô sinh viên khoa mỹ thuật này không hề oán trách hay thất vọng khi bị giáo viên yêu cầu cô vẽ lại bức tranh. Cô cho rằng sự nghiêm khắc của giáo viên chính là có trách nhiệm và sự quan tâm ưu ái dành cho mình. Khi các bạn đều ra ngoài chơi ném tuyết, cô không bị động tâm, cũng không hề buồn bã vì mình không được chơi đùa cùng các bạn. Cảnh giới của cô đã được đề cao! Trong ba tiếng đồng hồ đó, cô không bị bất kỳ quan niệm nào chi phối, dưới sự làm chủ của chủ nguyên thần, cô đã lặng lẽ vẽ và tô màu. Trong trạng thái cảnh giới cao như vậy, hiệu quả của giấy, bút và màu vẽ trong trường không gian của cô cũng được định lại trong bức tranh này, và thần tích đã xuất hiện!
Tôi chợt nghĩ: Vào thời cổ đại khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, tại sao những bức tranh, thơ ca, đồ thủ công mỹ nghệ của tiền nhân lại tuyệt mỹ đến thế? Có lẽ đó là vì người xưa tin vào Thần, tin rằng thiện ác hữu báo, coi trọng các tín tức thiện lành, coi trọng đạo đức, họ đều làm việc trong cảnh giới cao. Chính vì vậy, rất nhiều thành tựu của cổ nhân đã trở thành điều mà những người bị quan niệm hiện đại chi phối ngày nay không thể nào sánh kịp!
Hiểu được những đạo lý này, tôi tự suy xét lại bản thân: Suốt bao năm qua, trạng thái tu luyện của tôi lúc tốt lúc kém, nguyên nhân chủ yếu là do những quan niệm hình thành từ thuở nhỏ đã cản trở, khiến chủ nguyên thần tê liệt và bị quan niệm thay thế, nên rất khó đề cao trong tu luyện. Tôi nhận thức sâu sắc rằng: Chuyển biến quan niệm chính là then chốt trong tu luyện!
Đúng như lời dạy của Sư tôn trong bài thơ Tân Sinh - Hồng Ngâm:
“Chính Pháp truyền
Vạn ma lan
Độ chúng sinh
Quan niệm chuyển
Bại vật diệt
Quang minh hiển”Diễn nghĩa:
“Pháp chân chính lưu truyền
Vạn ma cản phá
Cứu độ chúng sinh
Quan niệm thay đổi
Vật bại hoại bị diệt trừ
Hiển lộ [ánh sáng] quang minh”
Tôi nhất định phải chuyển biến quan niệm của mình.
Cá nhân tôi cho rằng: Muốn chuyển biến quan niệm việc xấu thành việc tốt, then chốt chính là phải đề cao bản thân mình.
Khi chúng ta tín Sư, tín Pháp, chăm chỉ học Pháp, hướng nội tìm, và thật sự chú trọng tu tâm tính, thì nhất định có thể đề cao, bởi vì Pháp là viên dung, Pháp là không gì không thể làm được.
Tất nhiên, có thể bao dung người khác chính là đang đề cao, quá trình ấy cũng chính là quá trình tu luyện bản thân. Nếu cứ mắc kẹt trong quan niệm về việc xấu, thì nghĩa là chúng ta vẫn còn ở trong người thường. Khi quan niệm ấy bị phá trừ, chấp trước sản sinh từ nó cũng sẽ mất đi nền tảng tồn tại, không còn gốc rễ, và sẽ tiêu mất.
Vì vậy, khi cảnh giới của chúng ta được đề cao lên, chuyển biến quan niệm “việc xấu” thành “việc tốt”, thì chính là chúng ta đã bước ra khỏi người thường!
Khi quan niệm của tôi chuyển biến, cái “khuôn khổ” kia bị phá vỡ, thân thể cảm thấy vô cùng thoải mái, rất nhiều Pháp lý trong Đại Pháp liền hiện ra rõ ràng, từ cảm tính thăng hoa lên lý tính, giúp tôi hiểu được mình nên tu luyện như thế nào!
Tôi cảm nhận sâu sắc sự thần thánh của Đại Pháp, và thấy rằng tu luyện Đại Pháp thật tuyệt vời!
Con xin cảm tạ Sư tôn! Cảm tạ Đại Pháp!