Hiểu biết của một học viên về vật lý lượng tử



Tác giả: Một học viên Đại Pháp ở Dharia, Toronto

[Chanhkien.org] Mặc dù kiến thức đào tạo của tôi không phải là vật lý, sau khi nghiên cứu Pháp Luân Công, niềm say mê vật lý của tôi, đặc biệt là lĩnh vực vật lý lượng tử lại trỗi dậy. Tôi cảm thấy việc nghiên cứu Chuyển Pháp Luân giúp tôi hiểu được những tư tưởng mà các nhà vật lý hiện đại đang bàn luận. Tôi sẽ chia sẻ một chút hiểu biết của tôi với mọi người.

Lấy thí dụ, vật lý lượng tử (một chuyên ngành trong vật lý học nghiên cứu các vi hạt cấu thành nên một nguyên tử), đã tuyên bố rằng tồn tại các không gian song song với không gian hiện hữu của chúng ta. Các phương trình vật lý đưa ra tiên đề về sự tồn tại của những thứ gọi là “phản vật chất”. Một chuyên ngành khác trong vật lý học hiện đại là “Lý thuyết dây” (Lý thuyết dây đề xuất rằng vũ trụ được tạo bởi các dây mỏng, dao động và những dây này là nguồn gốc của vật chất), và thừa nhận rằng có rất nhiều không gian song song đồng thời tồn tại. Hôm nay, trong khi nghe bài giảng thứ 7 của Sư Phụ “Giảng Pháp tại Quảng Châu”, tôi đã ngộ ra mối liên hệ giữa những gì các nhà vật lý lượng tử nói và những điều được nói trong sách Chuyển Pháp Luân.

Sư Phụ giảng: “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy. Khía cạnh này động chạm đến một vấn đề: nếu như một thể sinh mệnh (các thể sinh mệnh của các động vật lớn cũng thế), mà đột nhiên bị chết, nhưng cá nhân ấy ở các không gian khác đều chưa hề đi hết tiến trình sinh mệnh đã được đặc định từ đầu, vẫn còn có rất nhiều năm cần phải sống. Như vậy cá nhân bị chết ấy sẽ rơi vào hoàn cảnh không nơi tá túc, [phải] phiêu đãng trong không gian vũ trụ. Quá khứ có giảng cô hồn dã quỷ, không ăn không uống, rất khổ; cũng có thể là như vậy. Tuy nhiên chúng tôi thật sự nhìn thấy rằng cá nhân ấy [sống] trong một hoàn cảnh rất đáng sợ: chính là họ phải liên tục đợi mãi, đợi cho đến khi tất cả những cá nhân ở các không gian khác đi hết tiến trình sinh mệnh, thì mới có thể tìm được nơi tá túc cho mình. (Bài giảng thứ 7, Chuyển Pháp Luân)

Từ các bài giảng, nhận thức của tôi là hình thức tồn tại của chúng ta cũng tương đồng với cấu trúc của nguyên tử, một quả cầu và một đường thẳng, một quả cầu và một đường thẳng khác, tất cả liên kết với một quả cầu chính.

Tôi tin rằng đó chính là những gì các phương trình vật lý chỉ ra: những thế giới song song thực tế tồn tại và đó chính là những phản vật chất. Các không gian song song là các kiểu không gian vật chất trong đó tồn tại những sinh mệnh cũng ăn, cũng uống.

Các nhà vật lý học cũng nói về những thứ gọi là “vật chất tối”, thứ vật chất tạo ra phần chủ yếu của không gian. Lý thuyết “vật chất tối” xuất hiện khi các nhà thiên văn học nghiên cứu vũ trụ. Các nhà khoa học không thể trực tiếp quan sát được vật chất tối mà chỉ có thể tính toán, những đặc tính biểu hiện của nó trong vũ trụ chỉ có thể giải thích bằng các phương trình toán học. Đối với vấn đề vật chất tối, nhận thức của tôi chính là những vật chất vi mô mà khoa học hiện nay chưa khám phá ra.

Một điều khác tôi đã ngộ ra được đó là những gì vật lý lượng tử đề cập đến như là nguyên lý bất định. Vật lý lượng tử tuyên bố rằng vị trí của các điện tử ở tại một thời điểm bất kỳ là không xác định. Theo nhận thức của tôi, nguyên lý bất định liên quan đến sự khác biệt về thời gian. Không phải là vị trí các hạt là không xác định, mà bởi vì thời gian là khác nhau giữa không gian của chúng ta và không gian của nguyên tử, và chúng ta không nhận thấy điều này. Nếu nguyên tử được phóng đại lên thành kích thước như hệ mặt trời, thì vị trí của mỗi điện tử sẽ là xác định như vị trí của các hành tinh. Từ không gian của chúng ta mà nhìn, nó có vẻ như các điện tử quay rất nhanh, nhưng từ không gian của nguyên tử thì nó cũng chỉ nhanh chậm như sự chuyển động của các hành tinh xung quanh mặt trời. Tôi tự hỏi, có phải “sóng điện tử” mà các nhà khoa học đang nói tới chính là sự dao động của chính bản thân các hạt (sự dao động của các hạt được tạo ra bởi các hạt vi mô hơn) dọc theo quỹ đạo quay xung quanh hạt nhân? Khi đứng yên, nó không còn là “sóng”. Giống như sóng trong đại dương tạo ra từ các phân tử, nhưng có hình dạng của sóng, [còn] nguyên tử có dạng chuyển động riêng. Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng nguồn gốc của vật chất thiên thể vũ trụ này là nước. Từ bản nguyên tận cùng của vật chất, nước là hoàn toàn tịnh và khác xa với những gì chúng ta biết về nước ở trong thế giới này. Tôi đã có một ý nghĩ rằng nếu nước là nguồn gốc của vật chất, thì ở trong các không gian khác, nó sẽ có những biểu hiện của các đặc tính của nước. Và sóng là một trong những đặc tính của nó; và có thể “tia” là một đặc tính khác của nó.

Trong “Giảng pháp tại San Francisco” (tháng 4 năm 1997, Các bài giảng tại Hoa Kỳ), Sư Phụ giảng:

“Thực chất, nguồn gốc của vật chất là nước. Nước mà là nguồn gốc của vũ trụ thì không phải là nước của xã hội nhân loại trên địa cầu này. Tại sao tôi lại nói là nước là nguồn gốc của vật chất? Bất cứ khi nào vật chất vi quan nhất của một tầng thứ đạt tới một điểm xác định thì không còn có vật chất nữa. Một khi không còn vật chất nữa, các hạt tử của vật chất ngừng tồn tại. Nhìn xa hơn, nhận thấy tình huống: nhìn thấy mọi thứ mà không có các hạt tử vật chất nữa và nó là rất tịnh – tôi vẫn thường gọi nó là nước, Nó cũng được gọi là nước chết. Nếu chư vị ném một thứ gì đó vào thì nó cũng không bị tóe lên. Âm thanh dao động sẽ không gây ra sóng, nó là hoàn toàn bất động. Hợp tử căn bản nhất của vật chất hình thành từ nước này.” (Bản dịch không chính thức).

Một vấn đề khác là sự nhận thức đến từ sự tuyển trạch [lựa chọn]. Các hạt càng vi mô, càng có nhiều lựa chọn. Tôi tin tưởng Sư Phụ nói về ở tầng thứ cao sẽ không còn tồn tại nghiệp lực hay tu luyện, mà là một lựa chọn là những gì vũ trụ làm. Khoa học của thế giới vật chất này không thể lý giải được ở các tầng thứ vi mô hơn, không thể luôn áp dụng cùng một Pháp [nào đó] được (vì tầng khác nhau có Pháp khác nhau). Chúng không còn đúng nếu nhìn từ tầng thứ cao hơn bởi vì tồn tại sự lựa chọn. Những thí nghiệm khe đôi Young* là một thí dụ về sự biểu hiện trong các thế giới vi mô hơn. Trong thí nghiệm này, một điện tử electron đã biểu hiện tác dụng khác nhau trên những gì đã quan sát được bởi các nhà khoa học.

Màng và đại não

Sư Phụ giảng: “Hiện nay những [người] chúng ta làm khoa học về [thân] thể người đa phát hiện rằng, ý niệm của con người chúng ta, tư duy trong đại não con người có thể sinh ra một loại vật chất. Chúng tôi ở tầng rất cao nhìn thấy nó thật sự là một loại vật chất; tuy nhiên loại vật chất ấy không giống như hình thức sóng điện não mà hiện nay chúng ta nghiên cứu phát hiện ra, mà là một loại hình thức đại não hoàn chỉnh. (Bài giảng thứ 5, Chuyển Pháp Luân)

Hiện nay những nhà vật lý trong ngành lý thuyết dây giả định rằng toàn bộ vũ trụ là một cái màng lớn. Các vi hạt nhỏ hơn tương đồng với màng nhỏ. Thực tế, có rất nhiều màng cùng tồn tại đồng thời. Cho đến gần đây, các nhà khoa học không thể giải quyết được sự bí ẩn của vụ nổ Big Bang, hay những thứ họ gọi là một “điểm kỳ dị”. Các định luật của vật lý không thể áp dụng cho các điểm kỳ dị và không thể giải thích được nguồn gốc của vũ trụ (hay vũ trụ nhỏ bé này của chúng ta). Chỉ những gì diễn ra sau khi vũ trụ được sinh thành mới có thể giải thích được bởi khoa học hiện đại. Một vài khoa học gia đã đưa ra ý tưởng các vũ trụ song song tồn tại đồng thời. Cũng có một vấn đề liên quan đến lực trọng trường, với câu hỏi đặt ra tại sao lực hấp dẫn rất yếu trong không gian của chúng ta? Người ta thừa nhận rằng lực hấp dẫn có xuất xứ từ một không gian khác và biểu hiện của nó là yếu trong không gian chúng ta. Sau đó xuất hiện một cuộc tranh luận xem có mười hay mười một không gian song song đồng thời tồn tại. Từ cả hai phía các nhà khoa học tham gia tranh luận về vấn đề này đến cuối cùng việc tính toán đã chứng minh rằng cả hai lý thuyết đều đúng: không gian mười một chiều bao hàm cả không gian mười chiều trong nó. Ý tưởng được chấp nhận nhiều nhất hiện nay trong vật lý là vụ nổ Big Bang được gây ra bởi sự chuyển động của các màng trong một không gian khác. Bởi vì mọi thứ đều luôn chuyển động, nên các màng cũng chuyển động. Một nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng sự dịch chuyển của các sóng lớn trong không gian khác và sự va chạm giữa các sóng này ở một điểm xác định sẽ tạo ra vũ trụ và điều này có vẻ như giải quyết được các khúc mắc của “ điểm kỳ dị”.

Tôi suy nghĩ về điều này vì Sư Phụ giảng cho chúng ta rằng, những ý niệm của con người có hình thức đại não, như vậy liệu có phải những ý niệm của các sinh mệnh cao tầng cũng có hình thức đại não tồn tại ở một không gian vi mô hơn? Mặc dù tôi có những hạn chế ở điểm này liên quan đến những thứ khoa học tuyên bố về việc liệu có phải vũ trụ được tạo ra bởi “sự va chạm ngẫu nhiên của các sóng của các màng trong một không gian khác,” như khoa học tuyên bố, nhưng có lẽ có một vài liên hệ giữa dạng ý thức hay một ý niệm của một Đại Giác Giả và vũ trụ như chúng ta đã biết. Phải chăng vũ trụ mà chúng ta biết, đơn giản chỉ là một ‘đại não’ (một ý niệm) của một sinh mệnh cao tầng hơn? Cá nhân tôi có những hiểu biết hạn chế liên quan đến lý thuyết dây. Từ hiểu biết hiện tại của tôi, Sư Phụ đã giảng cho chúng ta về các hạt từ không gian vi mô tới không gian vĩ mô. Sư Phụ cũng đã giảng rằng mọi thứ là luôn luôn chuyển động.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Canada” (Tháng 5 năm 1999), Sư Phụ giảng:

“Vũ trụ mà nhân loại biết được thông qua việc quan sát bằng kính thiên văn cũng là một thứ trong không gian được tạo bởi lớp bề mặt của các hạt tử, cái bao gồm các phân tử. Vì vậy, nó vẫn là nằm trong lớp vỏ của không gian này. Giống như cách vũ trụ này đang vận động, tất nhiên, mọi người đều biết rằng địa cầu đang quay quanh mặt trời, các electron đang quay quanh hạt nhân, các thực thể đang chuyển động. Trên thực tế, vẫn có những dạng vận động lớn hơn nữa. Một vài năm trước, các nhà khoa học khám phá ra rằng địa cầu cũng đang thở, nó cũng nở ra và co lại. Địa cầu được tạo ra từ các phân tử. Thế thì, từ góc nhìn của các hợp tử của các sinh mệnh ở mức độ nhỏ hơn và vi mô hơn, hay từ những hợp tử của các sinh mệnh tồn tại bên trong địa cầu, thì phải chăng địa cầu cũng là một vũ trụ? Phải chăng các phân tử, cấu thành nên địa cầu, là các thiên thể ? Chúng cũng là một lớp vũ trụ. Vậy hãy nghĩ về nó: Sự vận động của chúng sẽ giống cái gì đây?  Nó phải chăng cũng cùng một loại với những hiện tượng mà các nhà khoa học hiện nay quan sát thấy trong vũ trụ?” (bản dịch không chính thức)

Nếu địa cầu đang chuyển động và đang “thở”, và mọi thứ đang chuyển động và đang dao động, phải chăng những thứ mà các nhà khoa học gọi là “dây” thực tế là các hạt tử chuyển động? Nhưng chúng là “dây”, hay thực tế chúng là hạt?

Sư Phụ cũng đã nói với chúng ta rằng không có gì xảy ra là ngẫu nhiên trong thế giới này. Gần đây, có một vấn đề với chức năng chính xác của máy gia tốc mới xây dựng ở gần biên giới nằm giữa Pháp và Thụy Sĩ. Máy gia tốc Large Hadron Collider (LHC) là máy gia tốc lớn nhất của thế giới và bộ gia tốc năng lượng cao nhất,  dự định dùng để gia tốc cho chùm phản hạt proton (năm trong số một vài dạng hadron) một động năng cực lớn. Sư Phụ đã giảng cho chúng ta rằng toàn bộ các hành tinh đều có sự sống. Nếu tất cả các hành tinh đều có sự sống, thì tất cả các hạt nhỏ ở mức vi mô và các hạt lớn ở mức vĩ mô cũng đều có sự sống. Thí nghiệm với máy gia tốc liệu có là va chạm một mặt trời của một hệ nhỏ hơn với các mặt trời khác? Nó cũng có vẻ giống  như những sinh mệnh cao tầng hơn quyết định chơi và bắn phá mặt trời của chúng ta với những mặt trời khác để xem nó được làm bằng gì? Liệu đây có phải là tội ác lớn cho nhân loại hay không?

Hơn nữa, Sư Phụ giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp Hội Atlanta năm 2003” như sau:

“Chư vị đã biết chưa? Sự phát triển của khoa học tại lĩnh vực vi quan còn đáng sợ hơn. Trong nghiên cứu các lạp tử ở vi quan hơn, [khoa học] khiến các lạp tử vi quan phát sinh phân rã, tạo thành phản ứng phân rã dây chuyền liên tục, liên tục phân rã và nổ không ngừng. Các khoa học gia hiện nay cũng biết rằng [điều] ấy đáng sợ; nếu cho phát nổ dây chuyền mãi như thế, thì không cần phải trải qua một thời gian lâu, toàn thể địa cầu này sẽ bị giải thể hết. Hiện nay những nhà khoa học làm [ra] những việc ấy không ai có thể dừng loại phát nổ ấy được; hiện nay vẫn đang liên tục phân rã và giải thể. Những người Trung Quốc đan áo len đều biết rằng, nếu hiện nay cứ liên tục tháo không ngừng, thì sẽ mở từng nút từng nút mãi. Mà khoa học đưa đến cho nhân loại đâu chỉ có vậy; có đáng sợ hay không?

Sư Phụ giảng trong Bài giảng thứ 7 sách Chuyển Pháp Luân: “Sát sinh sẽ tạo thành nghiệp lực rất lớn...Sát sinh không chỉ tạo thành nghiệp lực to lớn, mà còn liên quan đến vấn đề tâm từ bi.”

Trong Bài giảng thứ 2, Sư Phụ giảng: “Mọi người đã biết, vật chất ở [các mức] vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện {bề mặt} của tầng, chứ không phải là một điểm, [tức là] thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đa nhìn thấy được hình thức tồn tại tại những không gian khác nhau. Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác. Thân thể người và không gian bên ngoài [nó] có sự đối ứng, chúng đều tồn tại theo hình thức tồn tại như thế.

Trong vật lý lượng tử, khi các nhà khoa học đề cập đến nguyên tử, họ nói về bốn lực chính. Lực mạnh, lực yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn. Để đơn giản, chúng ta hãy nói về hai lực, lực điện từ hút các hạt mang điện âm electron và đẩy các hạt mang điện dương proton và lực mạnh cũng hút các hạt mang điện dương lại với nhau. Lực mạnh phải lớn hơn lực điện từ, bởi vì nó bao phủ lên lực kéo điện từ phần các hạt mang điện dương (protons). Theo thể ngộ của tôi, Sư Phụ giảng rằng các hạt càng vi mô thì mật độ càng cao và năng lượng càng lớn. Có thể lực mạnh là lực giữ cho các hạt ở trên cùng một tầng? Không phải cùng lực đó giữ các hạt cùng nhau ở các tầng khác nhau.

Trường không gian sâu [xa] (Deep Field Space)

Vào năm 1995, Kính thiên văn vũ trụ Hubble đã chụp được một hình ảnh, và là một trong những hình ảnh quan trọng nhất đối với ngành thiên văn học ngày nay. Kính Hubble đã nhìn sâu vào trong không gian rỗng, nhìn sâu vào một khoảng bầu trời không có gì đặc biệt trong mười ngày và sau đó đã bắt được một hình ảnh. Ở đó dường như chẳng có gì tồn tại, hình ảnh được gọi là trường không gian sâu [xa], chụp được cỡ khoảng 3.000 thiên hà. Con số 3.000 xuất hiện ở rất nhiều chỗ trong sách Chuyển Pháp Luân, cũng như các bài giảng khác nhau của Sư Phụ.

“Như tôi vừa giảng, cái vũ trụ mà nói chung chúng ta có thể hiểu được, thật sự là dải rộng của một tiểu vũ trụ.  Lần trước khi tôi đến nước Mỹ, tôi đã giảng rằng: một dải rộng thì khoảng trên 2.7 tỷ Ngân Hà với dạng hệ hành tinh – khoảng cỡ này, ít hơn 3 tỷ – thì cấu tạo nên một vũ trụ.  Và vũ trụ này có một cái vỏ, hay là có ranh giới.  Và đó là cái vũ trụ mà chúng tôi thường nói đến.  Nhưng vượt xa ngoài vũ trụ này còn có các vũ trụ khác tận các nơi xa hơn.  Trong phạm vi của một dải rộng đặc định thì có 3000 vũ trụ khác giống như thế này.  Tuy thế cũng có một cái vỏ bên ngoài 3000 vũ trụ này, và đó chính là một vũ trụ tầng thứ hai được cấu thành.  Vượt xa hơn vũ trụ tầng thứ hai này thì có khoảng 3000 vũ trụ khác cũng kích cỡ như vũ trụ tầng thứ hai này.  Có một cái vỏ bên ngoài của chúng, và chúng lại tạo nên vũ trụ tầng thứ ba.  Cũng giống như là các hạt tử nhỏ tổ hợp thành hạt nhân nguyên tử, hạt nhân nguyên tử thì tổ hợp thành nguyên tử, và nguyên tử tổ hợp thành phân tử – cũng giống như các hạt tử cực vi quan tổ hợp thành các hạt tử lớn hơn trong một hệ thống.  Vũ trụ mà tôi vừa mô tả chính là cách mà tất cả những gì bên trong hệ thống đó tổ hợp lại.  Ngôn ngữ này không có cách nào mô tả nó được; ngôn ngữ nhân loại không thể diễn đạt nó một cách rõ ràng được.  Đây chỉ là tình huống trong một trạng thái.  Nhưng có nhiều, rất nhiều hệ thống – vô số nguyên tử tổ hợp thành phân tử – trải rộng ra khắp vũ trụ theo cách như thế.” (“Giảng Pháp Tại Thành phố New York” tháng 3 năm 1997, Giảng Pháp tại Hoa Kỳ)

Hubble Deep Field Image

“Tôi luôn giảng rằng giữa nguyên tử và phân tử là cả một không gian vô tỉ. Nhân loại chúng ta sống ở lớp các hạt tử lớn nhất tạo bởi các phân tử, và những hành tinh mà chúng ta thấy, là một lớp các hạt tử. Nhân loại sống trong không gian đó. Một hành tinh cũng là một hạt tử nhỏ. Xa hơn nữa, Dải Ngân Hà cũng có lớp vỏ bên ngoài của nó. Phải chăng dải Ngân Hà và vô số các thiên hà trải rộng ra vũ trụ, tạo thành một không gian. Chúng là có mối quan hệ với nhau. Tiếp đó phía trên các thiên hà, lại có những lớp vũ trụ khác, rồi phải chăng những lớp vũ trụ này lại tạo thành một lớp các hạt tử? Nó xác thực là một lớp các hạt tử. Vũ trụ là rộng lớn mênh mông đến khó tin. Không có cách nào để mô tả sự mênh mông của nó. Hơn nữa, 3000 vũ trụ giống như vũ trụ chúng ta đang sống, lại tạo thành một tầng thứ vũ trụ cao hơn,  vũ trụ đó có một lớp vỏ bên ngoài và lại là một hạt tử của vũ trụ tầng thứ cao hơn nữa. Tuy thế, những hạt tử mà tôi vừa giảng là trải rộng từ một điểm. Trên thực tế, các hạt tử của mỗi lớp trải rộng ra toàn thể vũ trụ. Những gì tôi vừa mô tả chỉ là hai tầng thứ của vũ trụ mà chư vị đã thấy sửng sốt rồi. Thực tế, khoa học của nhân loại trong tương lai cũng sẽ không thể biết điều này, và cũng như thế nhân loại sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể nhận thức về những thứ ở cao tầng. Thậm chí với mức độ mà chúng ta vừa thảo luận, lớp các hạt tử đó cũng chỉ là một hạt bụi – một hạt bụi nhỏ – trong vũ trụ rộng lớn. Thử hình dung xem vũ trụ này mênh mông vô tỉ nhường nào. Đây là một kiểu không gian tôi đã từng giảng cho chư vị. (“Giảng Pháp tại thành phố New York,” Tháng 3 năm 1997, Giảng Pháp tại Hoa Kỳ) (bản dịch không chính thức)

Tôi cũng đã suy ngẫm về lý thuyết “Big Bang” và sự mở rộng của vũ trụ. Theo tôi thì vụ nổ Big Bang không phải là cách vũ trụ được tạo ra, mà có nghĩa là cách thức vũ trụ kết thúc. Thực tế có thể một thứ gì đó được tạo ra bởi một vụ nổ? Nó có thể là những gì các nhà khoa học nhận thức là sự bắt đầu của vũ trụ, hay thực tế là sự quan sát sự kết thúc của vũ trụ? Hay phải chăng sự khởi đầu và kết thúc là cùng một thời điểm. Sự khởi đầu mang theo nó sự kết thúc và vụ nổ có thể đồng thời là sự khởi đầu và sự kết thúc.

Sư Phụ nói cho chúng ta rằng tầng khác nhau có Pháp khác nhau. Nhận thức của tôi đó là điều này áp dụng đối với các định luật khác nhau, bao gồm cả các định luật toán học và vật lý. Hiện nay, một số nhà vật lý lượng tử sẵn sàng nói các thuật ngữ ý thức và tiềm năng. Các định luật của vật chất, của thế giới hữu hình này không thể áp dụng cho thế giới lượng tử. Những nhà vật lý cổ điển đã phải trải qua một thời gian khó khăn để tiến đến thời kỳ với hiểu biết tân tiến là mọi thứ không phải là vật chất, như đã từng được tin tưởng, mà là ý thức. Các định luật của thế giới vật chất hiện hữu này như đã biết là không thể áp dụng vào thế giới vi mô.

Khi ngẫm nghĩ về sự tương đồng giữa cấu trúc của một nguyên tử và cấu trúc của hệ mặt trời, trong hệ mặt trời có 9 hành tinh chính, có lẽ nó chính là một phiên bản lớn hơn của flo? Trên bảng tuần hoàn, một nguyên tử flo chứa chín 9 electron. Hệ mặt trời của chúng ta chứa chín hành tinh. Có lẽ sự so sánh này sẽ có ích cho những khám phá khoa học trong tương lai.

Đó là một vài những hiểu biết tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng tu. Trên con đường tu luyện của mình, tôi nhận ra rằng sự truy cầu tri thức cũng là một chấp trước. Ở một tầng khác, có tồn tại Pháp khác. Ở một tầng thứ nào đó, việc thám hiểm những bí ẩn của vũ trụ và cố gắng hiểu những điều bí ẩn của cuộc sống là đúng, nhưng ở một tầng thứ khác việc truy cầu kiến thức trở thành một chấp trước cần phải bỏ.

Và cuối cùng, đây là một chút “suy tưởng thần thánh” dành cho các bạn. Tôi tìm thấy hai đoạn phim mà ở đó xuất hiện hình ảnh giống như nữ thần. Đó có là thật hay không, tùy thuộc vào sự quyết định của các bạn. Dù thế nào, tôi thấy nó đặc biệt. Ở thời điểm 1 phút 17 giây, có thể nhìn thấy rõ nét môi và mũi, và ở thời điểm 1 phút 32 giây, là toàn bộ thân thể nữ thần: http://www.youtube.com/watch?v=-_Fs8oIdD7o (*)

Lần đầu tiên tôi xem clip này, đó là thời điểm nhiều năm trước khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi cảm thấy rằng tôi đã nhìn thấy một nữ thần lớn trong đó. Tôi nghĩ nó thật thú vị. Nếu như các bạn không đồng ý, thì ít nhất tôi cũng hi vọng các bạn sẽ thích thú những hình ảnh quyến rũ và âm nhạc tuyệt vời.

Có thể tải về đoạn phim ở đây: http://rapidshare.com/files/4668247/Hubble640.zip

Đây là những hiểu biết tại tầng thứ của tôi. Xin từ bi chỉ ra những điều thiếu sót.

Cám ơn Sư Phụ, cảm ơn các bạn đồng tu.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5616



Ngày đăng: 06-12-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.