Hoạt động nổ sao đang kết thúc trong một thiên hà lân cận



Tác giả: Andres Cordova

KHÔNG CÒN NỔ SAO NỮA: Hình ảnh này của Thiên hà NGC 2976 được chụp từ kính thiên văn vũ trụ Hubble gợi ý rằng quá trình hình thành sao của nó đang kết thúc. (Ảnh: Space Telescope Science Institute)

Các hình ảnh từ kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy điều dường như là sự kết thúc của quá trình hình thành sao đối với một thiên hà hình xoắn ốc tương đối nhỏ cách trái đất 12 triệu năm ánh sáng. Nó là thiên hà lùn NFC 2976 (dwarf Galaxy NGC 2976) thuộc nhóm M81 (M81 Group), một chùm thiên hà trong chòm sao Đại Hùng (Ursa Major), gần với Nhóm Địa phương (the Local Group). Nhóm Địa phương này là một chùm thiên hà bao gồm Dải Ngân hà [của chúng ta] (the Milky Way).

Phát hiện mới này đã khiến các nhà khoa học băn khoăn, bởi vì Nhóm M81 có đặc tính là có một lượng lớn hoạt động nổ sao (hay sự hình thành của nhiều ngôi sao). Loại hoạt động này thường xảy ra sau một sự gặp nhau ở khoảng cách gần giữa hai thiên hà hoặc khi chúng va chạm vào nhau.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu thấu đáo về các cơ chế phức tạp liên quan trong sự hình thành sao, nhưng họ tin rằng sự tương tác gần giữa các thiên hà có thể khiến chúng quay không ổn định, làm cho khí gas chuyển động về phía tâm thiên hà. Sau đó khí gas này tập trung vào tâm và kích hoạt các vụ nổ hình thành sao.

NGC 2976 có thể đã tương tác với các thiên hà lớn hơn vào khoảng 500 triệu năm trước, làm cắt rời khí gas tập trung bên trong nó, khiến cho một phần khí gas này đi ra khỏi thiên hà và phần còn lại đi vào trong phần nhân.

Phần khí tập trung ở những lớp bên ngoài thiên hà bây giờ đã ngừng sinh ra các ngôi sao mới, nhưng hoạt động sinh sao ở phần nhân [thiên hà] vẫn còn nổi bật.

Mặc dù NGC 2976 được coi là một thiên hà xoắn ốc, nhưng cấu trúc của nó khá bất thường, vì nó thiếu các cánh tay xoắn và không có hình dạng trung tâm mà các thiên hà cùng loại có xu hướng có.

“Thiên hà này trông rất kỳ dị, bởi vì một tương tác với Nhóm M81 khoảng một tỉ năm trước đã làm tuột đi mất một lượng khí khỏi các phần ngoài của thiên hà này, buộc phần khí còn lại tiến nhanh về phía trung tâm của thiên hà, nơi nó có ít cấu trúc hình xoắn được tổ chức,” tiến sĩ Benjamin Williams, một nhà thiên văn học của trường Đại học University of Washington tại Seatle và là giám đốc nghiên cứu Hubble nói trong một thông cáo báo chí.

Mặc dù trường hợp của NGC 2976 là khá hiếm, tiến sĩ Williams tin rằng có những thiên hà lùn đã bị ảnh hưởng theo những cách tương tự bởi các thiên hà lân cận. Tuy nhiên, vẫn chưa chứng minh được rằng hiện tượng này là phổ biến, trừ khi kính thiên văn Hubble có thể định vị một thiên hà lùn khác trong những điều kiện tương tự để nghiên cứu.

Đọc bản báo cáo nghiên cứu tại http://arxiv.org/abs/0911.4121

(Theo The Epoch Times)



Ngày đăng: 18-11-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.