Buông bỏ tự ngã viên dung chỉnh thể
Tác giả: Thanh Liên, đệ tử Đại Pháp tại Đại lục
[ChanhKien.org]
Mượn nền tảng Chánh Kiến Net này của đệ tử Đại Pháp, tôi viết ra chút thể hội tu luyện trong thời gian gần đây của bản thân để báo cáo lên Sư phụ từ bi vĩ đại và giao lưu với các bạn đồng tu. Chỗ nào chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Mặc dù tôi tu luyện trong Đại Pháp đã được 27 năm, nhưng khi gặp phải những vấn đề cụ thể, tôi vẫn còn chưa vượt quan được. Tôi vẫn không thể thản nhiên buông bỏ tự ngã, vẫn còn tranh luận với các đồng tu về việc ai đúng ai sai và biện giải cho bản thân mình. Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:
“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân).
Chúng ta trong quá trình tu luyện sẽ gặp các chủng các dạng mâu thuẫn. Khi gặp mâu thuẫn, nếu đứng trên cơ điểm của người tu luyện mà xem xét vấn đề, thì chúng ta sẽ không bị rơi vào trong mâu thuẫn, dùng Đại Pháp để quy chính bản thân, hướng nội tìm để tu bản thân mình mà không nhấn mạnh chuyện ai đúng ai sai. Kỳ thực, khi quay đầu nhìn lại những mâu thuẫn và những quan này, chúng ta thấy đây đều là các quan mà Sư phụ đã khổ tâm an bài để cho các đệ tử Đại Pháp đề cao và vứt bỏ các chủng tâm chấp trước. Nhưng bản thân các đệ tử lại không biết trân quý mỗi một cơ hội để đề cao, không ở trong Pháp để tu bản thân, cô phụ sự từ bi khổ độ của Sư phụ và làm tổn thương các đồng tu.
1. Nhóm học Pháp nổi sóng gió
Trong nhiều năm qua, chúng tôi luôn học Pháp tập thể tại nhà đồng tu A. Mọi người tỷ học tỷ tu, trực tiếp giảng chân tướng khuyên tam thoái, phát tài liệu và luôn tinh tấn. Ngoài học Pháp tập thể cuốn “Chuyển Pháp Luân”, các đồng tu trong nhóm còn cùng nhau học thuộc lòng hai lượt “Hồng Ngâm VI”. Năm ngoái, có đồng tu đề xuất mọi người cùng học thuộc lòng “Chuyển Pháp Luân”, mỗi lần cùng nhau học thuộc lòng một trang Pháp, hai người giám sát lẫn nhau, nhắc cho nhau. Các đồng tu nghe qua đều tích cực hưởng ứng. Bản thân tôi ở nhà đã đọc “Chuyển Pháp Luân” mười mấy năm rồi, nhưng vẫn chưa thể bỏ sách để học thuộc lòng, nhiều nhất cũng chỉ có thể đọc thuộc hai bài giảng liền nhau, hơn nữa còn luôn có hiện tượng đọc thêm chữ, sót chữ và đọc sai chữ. Tôi nghĩ rằng, vừa hay mượn cơ hội học thuộc Pháp tập thể để đột phá điểm nghẽn trong việc học thuộc Pháp của bản thân mình. Thế nên, mỗi lần sau khi kết thúc học Pháp tập thể xong, đầu tiên phát chính niệm, sau đó chúng tôi một đối một bắt đầu học thuộc “Chuyển Pháp Luân”. Tùy theo năng lực của mỗi cá nhân, có thể học thuộc bao nhiêu thì học thuộc bấy nhiêu. Tôi thì học thuộc từng đề mục một, nếu đề mục hơi ngắn thì học thuộc luôn cả hai đề mục. Vừa mới bắt đầu học thuộc thì chỗ sai tương đối nhiều. Hôm nọ học thuộc đến “Bài giảng thứ sáu”, đồng tu A giúp tôi dò theo sách. Lúc đầu bà ấy còn chỉ ra cho tôi những chỗ đọc sai. Về sau, có thể không theo kịp tốc độ đọc thuộc của tôi, đợi đến khi tôi đọc thuộc xong, bà ấy nói: “Sau này bạn đừng đọc thuộc sách nữa, toàn là đọc sai”. Khi đó tôi đã nổi nóng liền chất vấn bà ấy, tôi đọc sai vì sao lúc ấy bà không sửa sai cho tôi, mà đợi tôi đọc xong bà mới toàn diện phủ định nói tôi toàn đọc sai. Bà ấy lại nói tiếp, sau này bạn chỉ đọc thuộc một đoạn là được, đọc thuộc nhiều dễ xuất hiện sai sót. Tôi liền phàn nàn với bà ấy, thế chẳng giống như đừng học thuộc. Tôi nghĩ, khi ban đầu học thuộc Pháp là học thuộc từng đoạn một, sau khi học thuộc xong một đoạn thì nhắc lại nhiều lần, lại tiếp tục học thuộc đoạn tiếp theo, mỗi ngày có thể học thuộc sáu trang. Thật đáng tiếc, trong mâu thuẫn lần này, hai người chúng tôi đều đã không hướng nội tìm vấn đề ở bản thân, mà hồ đồ cẩu thả cho qua.
Một ngày nọ, nhóm học Pháp tập thể của chúng tôi đang học đến ‘Bài giảng thứ tám’, vào thời điểm đó, đúng lúc tôi vừa học thuộc xong ‘Bài giảng thứ tám’, khi các đồng tu luân phiên đọc Pháp, tôi đã nhẩm đọc thuộc nhỏ tiếng theo đồng tu. Khi đồng tu A đọc sai một chữ tôi đã sửa sai cho bà ấy, bà ấy liền phát hỏa nói tôi đừng ‘đọc thuộc’ theo nữa, trách tôi đọc thuộc Pháp dù nhỏ tiếng cũng đã can nhiễu đến bà ấy đọc Pháp. Tôi lập tức lớn tiếng phàn nàn lại. Tôi nói, tôi đọc thuộc Pháp với âm thanh nhỏ như thế, lại cách bà xa như vậy, làm sao có thể can nhiễu đến bà đây? Sau khi kết thúc học Pháp tập thể, đồng tu A nói, mọi người hãy giao lưu một chút nhé. Tôi nghĩ bụng, không có gì phải giao lưu, nhưng tôi vẫn ở lại. Bà ấy nói với tôi, “Mọi người đều đang đọc Pháp, tại sao bà lại muốn nhẩm đọc thuộc Pháp thế? Chuyện này đối với mọi người đều có can nhiễu mà”. Tôi nói tôi muốn có chỗ đột phá. Bình thường học thuộc Pháp tại nhà, đọc sai rồi bản thân cũng không biết, còn tại đây nếu tôi đọc sai sẽ có người chỉ ra cho tôi. Tiếp đó, tôi còn nói một cách tức giận bất bình, tôi nói bà đọc sai rồi bà lại đổ lỗi cho tôi. Vào thời điểm đó, cả hai người chúng tôi đều không hướng nội tìm ở bản thân mình, đều nhất định phải tranh luận ai đúng ai sai, kết quả là ‘ra về chẳng vui’.
2. Hướng nội tìm để quy chính bản thân
Buổi tối hôm đó sau khi về nhà, tôi đã lên Minh Huệ Net xem một bài chia sẻ do đồng tu ngoại quốc viết, trong đó nói về việc đồng tu ấy tu nhẫn như thế nào khi bản thân gặp phải mâu thuẫn. Sau khi xem xong, tôi đã rất phấn khích. Đối chiếu với tâm đại nhẫn mà đồng tu đó đã tu xuất ra trong Pháp, tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Tôi coi đồng tu là một tấm gương, bèn tĩnh tâm xuống, dùng Đại Pháp đối chiếu bản thân. Trong lần thứ nhất phát sinh mâu thuẫn với đồng tu A là đang tống khứ tâm nóng nảy của bản thân. Lần thứ hai là đang tống khứ tâm không cho người khác nói, tâm tật đố, tâm coi thường người khác, cảm thấy bà ấy đọc Pháp không liền mạch, âm thanh nhỏ, nghe có vẻ như một bài hát ru. Tìm kiếm tiếp nữa, bản thân còn có tâm so bì, thấy rằng bà ấy khi làm lịch bàn hàng năm đều không lấy tiền, đây chính là chủ nghĩa bình quân tuyệt đối và tâm tật đố của văn hóa đảng của bản thân tác oai tác quái. Kỳ thực đây là những ma nạn do suy nghĩ tiêu cực của bản thân đối với đồng tu chiêu mời đến, coi thường đồng tu, ‘mang kính mắt có màu’ nhìn đồng tu. Lần này tôi triệt để đem những nhân tâm bẩn thỉu dơ dáy này đào xuất ra, thanh trừ rớt chúng, loại bỏ thành kiến đối với đồng tu. Trong tu luyện ai mà không phải vượt qua quan này? Kỳ thực đồng tu A có rất nhiều điểm nổi trội. Có lần, một điểm sản xuất tài liệu bị phá hoại, có đồng tu đã mang theo rất nhiều hộp chứa tài liệu (giảng chân tướng), bà ấy đã lấy một hộp chứa đầy tài liệu đội trên đầu, bất chấp mùa hè nóng bức. Chỉ trong mấy ngày bà đã cùng chồng, cũng là đồng tu, phát hết toàn bộ cho chúng sinh. Sau khi phân phát xong bà lại đến chỗ đồng tu kia lấy thêm nửa hộp, cứ thế cho đến lúc phát hết toàn bộ số tài liệu tồn đọng.
Thông qua hai cuộc xung đột phát sinh trong nhóm học Pháp lần này, tôi đã tìm thấy các loại nhân tâm như tâm kiêu ngạo, tâm tranh đấu, tâm không cho người khác nói, tâm nóng nảy, tâm tật đố, tâm bảo vệ bản thân và tư tâm. Trong Pháp Sư phụ đã khai thị cho đệ tử:
Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
Việt tưởng giải thích tâm việt trọng
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”Tạm dịch:
Nếu gặp cường biện chớ tranh ngôn
Hướng nội tìm cớ là tu luyện
Càng muốn giải thích càng nặng tâm
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”
(“Thiểu biện”, Hồng Ngâm III)
Đối chiếu với Đại Pháp, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ. Tôi tu luyện đã hơn 20 năm, nhưng khi gặp phải mâu thuẫn vẫn chưa có thể thản nhiên đối mặt. Tôi đã đẩy ra ngoài những cơ hội quý báu mà Sư phụ an bài cho bản thân mình đề cao. Đệ tử hổ thẹn với Sư phụ, hổ thẹn với đồng tu.
Sau khi thanh trừ các tâm chấp trước của bản thân, tôi nhìn lại đồng tu A, thấy bà ấy có rất nhiều điều đáng để tôi noi theo. Ví như khi học Pháp, bà ấy ngồi song bàn đả tọa bất động, tư thế ngồi ngay ngắn, không đi vệ sinh, không uống nước. Đây đều là thể hiện sự kính Sư kính Pháp. Về phương diện này tôi cần phải học tập bà ấy. Trong tu luyện sau này, tôi phải luôn dùng Đại Pháp để đối chiếu và quy chính bản thân, buông bỏ tự ngã để Sư phụ thêm phần an tâm, bớt phần lo lắng.
Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi khổ độ!
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/293628
Ngày đăng: 21-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.