Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 5): Suy ngẫm về lò phản ứng hạt nhân từ 2 tỷ năm trước



[ChanhKien.org]

I.4 Suy ngẫm về lò phản ứng hạt nhân từ 200 triệu năm trước

Năm 1972, có một nhà máy tại Pháp nhập khẩu quặng uranium từ vùng Oklo thuộc nước cộng hòa Gabon ở Châu Phi, họ kinh ngạc khi phát hiện rằng mỏ quặng uranium này đã được con người khai thác. Vì hàm lượng trung bình của uranium trong mỏ này khá thấp, tương đương với phế liệu trong các lò phản ứng hạt nhân của chúng ta ngày nay. Phát hiện này đã làm chấn động toàn thế giới, hơn nữa còn thu hút các nhà khoa học của các nước trên thế giới đến Oklo nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là một lò phản ứng hạt nhân cổ xưa, bao gồm hơn 500 tấn quặng uranium đã qua sử dụng tại sáu khu vực, ước tính công suất đạt hơn 100 kilowatt. Lò phản ứng hạt nhân này đã được bảo tồn hoàn chỉnh, kết cấu hợp lý, nó đã được vận hành trong khoảng 500.000 năm. Điều càng khiến người ta kinh ngạc là lò phản ứng hạt nhân này đã sản xuất ra toàn phế liệu, hơn nữa không bị ảnh hưởng ra bên ngoài, mà chỉ giới hạn trong phạm vi khu mỏ. Nếu xét theo kỹ thuật xây dựng lò phản ứng hạt nhân ngày nay, thì kết cấu của lò phản ứng hạt nhân này tiên tiến hơn rất nhiều.

Qua khảo sát địa chất, mỏ khoáng Oklo được khai thác vào khoảng hai tỷ năm trước, sau kỷ hóa thạch không lâu. Kết quả của những nghiên cứu này khiến rất nhiều nhà khoa học không thể không nghiêm túc suy xét về khả năng tồn tại của nền văn minh tiền sử, cũng có nghĩa là, lò phản ứng hạt nhân tinh vi này là sản phẩm của nền văn minh nhân loại thời kỳ trước.

Ta đều biết kỹ thuật nguyên tử mà nhân loại hiện nay nghiên cứu phát triển được mới chỉ có mấy chục năm, phát hiện này đã nói lên rằng, vào hai tỷ năm trước, rất có thể đã tồn tại một nền văn minh vượt xa so với kỹ thuật hiện nay, hơn nữa kỹ thuật phản ứng hạt nhân cực kỳ tiến bộ. Thế nhưng, điều khiến người ta lo lắng là, nếu thành lập giả thuyết này thì tại sao một nền văn minh với kỹ thuật khoa học tiên tiến đến thế lại không thể bảo tồn những kỹ thuật này, ngược lại còn bị biến mất, chỉ còn lại một đống hoang tàn? Chúng ta nên đối đãi với phát hiện này như thế nào? Hai tỷ năm trước cho đến thời điểm bắt đầu nền văn minh lần này của chúng ta – thời kỳ đồ đá, liệu trong khoảng thời gian ấy đã có những chuyện gì xảy ra?

Nếu bỏ qua những di tích văn minh tiền sử này, chúng ta tự nhiên sẽ không cần đi sâu nghiên cứu thêm, và sẽ không cách nào biết được những nền văn minh này vì sao không thể được kéo dài tiếp, cũng sẽ không thể biết được nguyên nhân vì sao họ diệt vong. Hơn nữa, con đường phát triển của nền khoa học hiện tại của chúng ta có phải đang tái hiện lại con đường của thời kỳ văn minh lần trước chăng? Con đường này liệu có chính xác chăng? Đây đều là những vấn đề đáng để suy nghĩ sâu thêm.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/20913



Ngày đăng: 25-03-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.