Truyện ký sự ngắn: Con đường nữ ni cô tìm Pháp



Tác giả: Trân Tích

[ChanhKien.org]

“Trường Tương Tư – Ai là chân Thần”

Cầu chùa Đông,

Cầu chùa Tây,

Cầu tới cầu lui tóc bạc đầu,

Hao tiền tài như nước chảy.

Đợi một xuân,

Đọc một thu,

Đọc nát kinh thư chẳng biết tu,

Pháp đồ vân du trong biển người.

Tịnh Hiền sinh năm 1975 trong một gia đình bình thường ở Trung Quốc đại lục.

Năm 1994, sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật, Tịnh Hiền chỉ mới làm việc được vài tháng thì đơn vị giải thể. Do chịu ảnh hưởng từ gia đình vốn có truyền thống tín Phật, trong lòng cô nảy sinh ý niệm muốn xuất gia. Đầu năm 1995, khi mới 19 tuổi, cô xuất gia tại một ngôi chùa trong thành phố. Điều tốt là việc xuất gia chỉ là một quá trình tìm cầu Phật, cuối cùng, cô may mắn bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào đầu năm 1996.

Dưới đây là hành trình tu tâm của Tịnh Hiền khi bước vào Đại Pháp, hy vọng có chút khai sáng cho mọi người.

Mẹ của Tịnh Hiền khi còn trẻ sức khỏe không tốt, từ đầu những năm 1980 đã bắt đầu luyện các loại khí công. Mẹ thường mang về các sách khí công, kinh thư Phật gia, kinh thư Đạo gia và những loại sách kể về câu chuyện tu luyện.

Chị gái của Tịnh Hiền, lớn hơn cô bốn tuổi, rất có thiện căn, thường chia sẻ với em gái những tâm đắc thể hội sau khi đọc những cuốn sách này, từ đó đã khơi dậy trong cô lòng khát khao tu Phật.

Trong thời gian học ở trường kỹ thuật, có lần Tịnh Hiền cùng một người bạn thân tới vùng ngoại ô du ngoạn. Họ bước vào một ngôi chùa và nhìn thấy tượng Phật Di Lặc rất khác biệt: gương mặt cười ha ha, bụng to, dáng ngồi tự tại. Hai bên trụ cửa treo hai câu đối như sau:

Đại đỗ năng dung dung thiên hạ nan dung chi sự

Tiếu khẩu thường khai tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân

(Tạm dịch: Bụng lớn có thể dung chứa mọi việc khó dung trong thiên hạ,

Miệng cười thường cười hết thảy những người đáng cười trên đời).

Tịnh Hiền bị xúc động bởi thần thái và cảnh giới tư tưởng của Phật Di Lặc. Nếu trong đời sống hàng ngày, có thể dùng tâm thái như vậy để đối nhân xử thế, con người sẽ sống thật hạnh phúc biết bao!

Sau khi trở về nhà, cô thường tìm đọc các kinh thư Phật giáo và những câu chuyện tu luyện. Dần dần, trong cô nảy sinh ý niệm muốn tu luyện, cũng muốn giống như những người tu luyện trong kinh thư Phật giáo, sớm thoát khỏi đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử, và không còn nhập lục đạo luân hồi nữa.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1994, khi ở nhà, Tịnh Hiền bắt đầu thắp hương, cúng Phật, tụng “Kinh Kim Cương”, niệm Phật, rất thành kính.

Một ngày nọ, mẹ dẫn Tịnh Hiền đến thăm một ngôi chùa trong thành phố, đó là ngôi chùa cũ kỹ và hoang tàn. Ở đó, cô đã làm quen với một vài người xuất gia trong chùa. Khi sắp ra về, họ tặng Tịnh Hiền vài cuốn kinh Phật.

Sau khi trở về nhà, Tịnh Hiền nảy sinh ý định muốn xuất gia, nhưng không dám nói ra bởi cha mẹ vừa nuôi mình ăn học xong, nếu không báo đáp chút công ơn nuôi dưỡng nào mà đã rời đi, sợ rằng họ sẽ rất đau lòng.

Sau khi đi làm, do được miễn phí ăn ở nên toàn bộ tiền lương Tịnh Hiền không dùng đến, đều để dành lại, đợi sau khi xuất gia sẽ giao lại cho cha mẹ. Trong công việc, cô rất chăm chỉ, từng nhiều lần được lãnh đạo biểu dương.

Ban đầu, tình hình kinh doanh của đơn vị khá ổn, nhưng không hiểu sao chỉ vài tháng sau, đơn vị đột nhiên phải đóng cửa, kỳ thực phần lớn là do bị quan tham làm cho sụp đổ.

Ngày khai trương, không khí náo nhiệt bao nhiêu, chưa đầy một năm sau, cảnh tượng trở nên hoang vắng không một bóng người, cửa đóng then cài.

Khoảnh khắc đó, Tịnh Hiền thể ngộ ra rằng, đây chính là đời người: Phồn hoa chỉ là thoáng chốc, chớp mắt đã thành hư không, càng cảm nhận được thế gian vô thường, tất cả đều chỉ là mây khói thoáng qua. Chỉ có nắm bắt thời gian có hạn khi còn thân người để tu luyện xuất khỏi tam giới mới là điều quan trọng nhất.

Năm 19 tuổi, Tịnh Hiền quyết định xuất gia. Một cô gái dung mạo như hoa lại muốn xuất gia, quả thực là điều không thể ngờ.

Mẹ cô khuyên ngăn: “Con nhất định phải suy nghĩ kỹ càng. Giờ con đang ở độ tuổi thanh xuân, sau này còn cả một quãng đời dài. Xuất gia là phải chịu khổ đấy!”

Tịnh Hiền đáp: “Không sao mẹ ạ, lời thề non hẹn biển bất quá chỉ là những lời lẽ điên rồ, đêm xuân ấm áp trong nhà lầu chẳng khác gì hầm chứa phân. Thanh xuân thoáng qua trong chớp mắt, thiên quốc mới là nhà của con”.

Thấy con gái đã quyết tâm, mẹ cô không ngăn cản nữa. Cứ như vậy, cô xuất gia tại ngôi chùa trong thành phố. Chưa được bao lâu sau khi vào chùa, Tịnh Hiền nhận ra rằng chốn thiền môn hoàn toàn không thanh tịnh như cô tưởng tượng. Khi làm lễ khai quang, họ trực tiếp yêu cầu tiền. Mấy vị xuất gia ngồi thành một vòng niệm kinh là coi như đã khai quang, mà trong chùa về cơ bản chẳng ai hiểu tại sao phải khai quang. Trước khi niệm kinh, giá cả đã được thỏa thuận sẵn, biến việc khai quang cho tượng Phật thành một thủ đoạn kiếm tiền. Thật là tội lỗi lớn biết chừng nào!

Trong chùa có đủ các loại kinh sách, như kinh Vương Mẫu Nương Nương, kinh của Đạo gia, bán sách kiếm tiền, tất cả đều là vì tiền.

Các tăng nhân trong chùa tranh giành chức “sư thầy”, vì việc chia tiền hương khói mà đấu đá lẫn nhau, náo loạn mãi không thôi, chẳng khác gì xã hội người thường.

Tịnh Hiền vô cùng thất vọng, nhìn lên tượng Phật mà lòng bối rối, không biết nơi đâu mới là chốn tịnh thổ để tu Phật.

Cầu người không được, chi bằng tự dựa vào chính mình. Tịnh Hiền nghĩ: “Mình không thể giống như họ, phải tận dụng thời gian để tự tu sửa bản thân”. Vì vậy, ngoài những buổi tụng kinh sáng tối tập thể và các hoạt động pháp sự, bất cứ khi nào rảnh rỗi, cô đều trở về phòng mình để tụng kinh, niệm Phật, bái Phật, rất ít khi nói chuyện với các tăng ni khác, cũng không muốn nghe những gì họ nói vì cảm thấy những gì họ nói đều là những lời thị phi, ảnh hưởng đến tâm thanh tịnh của mình. Tịnh Hiền biết rằng cần phải nhẫn, nhưng rất khó làm được.

Thời điểm đó, phần lớn tăng lữ lớn tuổi trong chùa đều ở độ tuổi sáu, bảy mươi và hầu như không nhận đệ tử. Nữ sư phụ của Tịnh Hiền khoảng hơn bốn mươi tuổi, còn sư bà của cô thì hơn sáu mươi tuổi.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những hòa thượng chân tu hoặc bị giết, hoặc bị ép chết, những người còn lại bị đưa đi lao động cải tạo, khuyến khích tăng ni kết hôn. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, những nhà sư không biết gì quay lại chùa chỉ để cho đủ số. Sau đó, tà giáo cộng sản Mác-Lê lập ra các Học viện Phật giáo để bồi dưỡng những hòa thượng đảng cho làm trụ trì. Bề ngoài thì có vẻ như tuyên truyền kinh Phật, nhưng thực chất là tuyên truyền yêu đảng, yêu nước, yêu thuyết vô thần của tà giáo cộng sản.

Những đồ đệ của ma quỷ này sau lưng thì ăn uống, chơi bời, gái gú, cờ bạc, làm đủ chuyện xấu xa. Chúng phá hoại Phật gia còn nghiêm trọng hơn cả việc đốt kinh, phá chùa thời Cách mạng Văn hóa. Đây chính là một hình thức khác mà tà giáo Mác-Lê dùng hủy diệt nhân loại. Ma đầu Lênin từng nói: “Pháo đài dễ bị phá vỡ nhất là từ bên trong”.

Những người thành tâm hướng Phật như Tịnh Hiền chỉ là thiểu số. Những cư sĩ và người xuất gia như cô quả thực rất tốt. Cô từng đọc “Kinh Kim Cương”, ban đầu hiểu rằng không được có tâm phân biệt khi đối xử với người khác. Vì vậy, trong một số việc, cô chủ động giúp đỡ những vị sư già không có đệ tử và gặp khó khăn trong sinh hoạt.

Ban đầu, sư phụ trong chùa khen ngợi cô, các ni cô khác cũng yêu mến cô, cũng biết cô là người chân tu nên rất kính phục.

Nhưng thời gian trôi qua, chính và tà không thể ở chung một chỗ. Không biết vì lý do gì, Tịnh Hiền khiến sư bà nổi giận, bà buộc tội cô nịnh bợ sư thầy, ăn cây táo, rào cây sung, nói đủ lời khó nghe. Nữ sư phụ của cô cũng nhân cơ hội đó chỉ trích cô. Họ không lắng nghe lời giải thích của Tịnh Hiền, khiến cô tức giận đến mức không chịu nổi. Trong tâm nghĩ: “Bỏ đi, nhẫn nhịn đi. Phải nhẫn, nhất định phải nhẫn”. Nhưng dù cố gắng nhẫn đến mấy, cô vẫn không thể nhẫn được.

Một lần, cô nói với nữ sư phụ: “Bà không được tính là người xuất gia, không xứng đáng làm sư phụ của tôi”. Nói xong, cô lại hối hận vì đã không nhẫn được.

Tu trong Phật giáo ngày nay, tu hành mà không có chính pháp chỉ đạo thì vô cùng khó khăn, mà cổ văn thì đọc không hiểu. Vì Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng từ 2.500 năm trước rằng Pháp của Ông không thể độ nhân vào thời mạt pháp. Ma vương Ba Tuần cũng từng nói rằng vào thời mạt pháp sẽ phái ma con ma cháu chuyển sinh làm người để vào chùa làm loạn. Bây giờ chính là thời kỳ mạt pháp của mạt pháp.

Vào một ngày cuối năm 1995, Tịnh Hiền nhận được thư của một người bạn tốt giới thiệu cho cô pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật gia – Pháp Luân Đại Pháp.

Lúc đó Tịnh Hiền rất phản cảm, cho rằng Pháp trong Phật giáo chính là toàn bộ Phật Pháp, sao lại có cái gọi là Phật Pháp thượng thừa gì chứ? Huống hồ, tên gọi là “Pháp Luân Công”. Vì vậy, cô lập tức viết thư biểu thị phản đối.

Đầu năm 1996, người bạn tốt mang theo cuốn Chuyển Pháp Luân đến chùa thăm cô. Lúc đó, Tịnh Hiền không có hứng thú, nhưng nể mặt bạn, cô vẫn đọc. Cảm giác đầu tiên của cô khi đọc là vị khí công sư này khẩu khí quá lớn. Khi đọc đến đoạn Pháp đề cập đến những hiện tượng bất lương trong chùa chiền Phật giáo, trong tâm cô biết đó là sự thật nhưng vẫn có chút không vui.

Khi thấy trong Chuyển Pháp Luân giảng rằng: “Vào thời mạt Pháp, hoà thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân”, cô càng cảm thấy đồng tình.

Khi tiếp tục đọc đến câu: “Trong tương lai chư vị có khả năng sẽ đạt đến tầng rất cao; [bây giờ] chư vị chưa ý thức được tầng cao đến thế; đắc chính quả không thành vấn đề” thì Phật tính của Tịnh Hiền xuất ra, cô nghĩ: “Chẳng phải đây chính là nguyện vọng của mình trong đời này sao?” Khi đọc đến câu: “Nếu tôi không độ được chư vị, thì không ai độ chư vị được đâu”, Tịnh Hiền liền quyết định tu luyện Đại Pháp.

Giờ đây, mỗi khi nghĩ lại thái độ bất kính của mình đối với Sư phụ và Đại Pháp lúc ban đầu, cô cảm thấy sợ, cảm thấy rất hổ thẹn và áy náy.

Thực ra, những tín đồ đời sau của Cơ Đốc giáo hay Phật giáo đều có cảm nhận chung: “Nếu được sinh ra vào thời kỳ mà Thánh nhân giảng Pháp, giảng Đạo thì tốt biết bao!” Nhưng các Thánh nhân khi đó đều bị xem là tà giáo dị đoan, bị mắng chửi không đáng một xu.

Các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni bị Bà La Môn giáo của Ấn Độ đánh chết không biết bao nhiêu người. Ngay cả một trong mười đại đệ tử như Mục Kiền Liên và Liên Hoa Sắc đều bị đánh chết. Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, các tín đồ Cơ Đốc bị cưỡng gian, đánh đập, bị ném cho thú dữ ăn thịt. Nếu bạn sống trong thời đại đó, liệu bạn có thể nhận ra Thần không? Bạn có dám đối đầu với cái gọi là quốc gia không? Ví dụ, ngày nay Pháp Luân Đại Pháp cũng đang bị tà giáo cộng sản Mác-Lê vu khống và đàn áp đẫm máu, có bao nhiêu người có thể nhìn thấu được bộ mặt thật của tà ác!

Sau đó, Tịnh Hiền rời chùa và đến nhà một đồng tu để xem video giảng Pháp của Sư phụ tại Quảng Châu. Cô cảm thấy giọng điệu, ánh mắt, cử chỉ của Sư phụ rất hài hước, và những gì Ngài giảng đều có đạo lý. Lúc đó cô chỉ có chút nhận thức như vậy.

Qua một thời gian sau, khi trở lại chùa, Tịnh Hiền bắt đầu tự mình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, coi các hoạt động Phật giáo tập thể trong chùa như một loại công việc.

Cô thử hồng Pháp cho các ni cô trong chùa. Ban đầu, họ rất phản đối và không lý giải, nhưng sau khi Tịnh Hiền giảng rằng Đức Phật Thích Ca đã nói tu Phật có tám vạn bốn ngàn pháp môn, Pháp Luân Đại Pháp cũng là một trong số đó, sở dĩ gọi là “Pháp Luân Công” là để giúp con người dễ dàng tiếp nhận. Trong kinh sách cũng có giảng “tuỳ người mà bố thí giáo lý” sao? Đúng là như vậy. Con người vào thời mạt pháp muốn được hóa độ thì phải sử dụng phương pháp hóa độ phù hợp với con người hiện đại, nên mới gọi là “Pháp Luân Công”.

Sau khi nghe giải thích như vậy, họ mới không can nhiễu Tịnh Hiền nữa, nhưng bản thân họ vẫn không muốn học. Những người khác trong chùa cũng như vậy, không tin vào Đại Pháp, thậm chí có vài người còn cười nhạo cô là trẻ tuổi, xuất gia chưa lâu, đọc ít kinh sách, cho rằng Phật giáo đã truyền thừa hơn 2.000 năm và tu xuất ra bao nhiêu cao tăng, tu như cô có thể tu thành sao, Tịnh Hiền nói không lại họ, chỉ tự mình tu Pháp Luân Đại Pháp.

Vào một ngày năm 1997, cục trưởng của cục ngụy tôn giáo của tà giáo cộng sản Mác-Lê của thành phố đến chùa, nói rằng sẽ đề cử một người đi học ở Học viện Phật giáo, muốn đào tạo một người để sau này làm trụ trì. Suất này tự nhiên rơi vào đầu Tịnh Hiền, vì lúc đó cô là người trẻ tuổi nhất trong chùa, lại có chút học vấn. Sau khi Tịnh Hiền đồng ý, “sư thầy” trong chùa đưa cô đến một ngôi chùa nhỏ gần một học viện Phật giáo ở miền Nam để tạm trú. Họ nói cô ở đó ôn tập bài tập và tham gia kỳ thi, nếu đậu thì có thể vào học ở Học viện Phật giáo. “Sư thầy” rất kỳ vọng vào cô, nói rằng với trình độ văn hoá hiện tại của cô thì chắc chắn không có vấn đề gì.

Sau khi “sư thầy” rời đi, ngoài việc học Chuyển Pháp Luân, luyện công và làm một số công việc, Tịnh Hiền cũng bắt đầu ôn tập kiến thức văn hóa bậc trung học cơ sở.

Nhưng càng học, cô càng cảm thấy không đúng. Sao lại có chuyện tu Phật mà phải học những kiến thức của thế tục? Nếu kiến thức thế tục có thể giúp con người đắc Đạo, lên thiên quốc, thì chúng ta còn tu luyện, xuất gia, đọc kinh Phật để làm gì? Lục Tổ Huệ Năng không biết một chữ, vậy mà vẫn ngộ đạo và trở thành tổ sư, còn học ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh để làm gì? Nếu khai ngộ thì chẳng phải sẽ biết hết mọi thứ sao? Thật là nghĩ không thông.

Một lần, nhận lời nhờ vả của người khác, Tịnh Hiền đến Học viện Phật giáo tìm một vị pháp sư để xử lý một việc. Pháp sư đang dạy học nên không có mặt, một vị xuất gia khác tiếp đón Tịnh Hiền và trò chuyện cùng cô, nhờ đó cô mới biết được một số tình hình của Học viện Phật giáo. Thời gian trong đó được sắp xếp rất chặt chẽ: việc rửa mặt, ăn cơm, ngủ nghỉ, và học Phật lý đều là hoạt động tập thể, không có thời gian tự do hoạt động cá nhân. Tịnh Hiền nghĩ: “Thế thì việc học Pháp và luyện công của mình sẽ trở thành vấn đề lớn rồi!” Người đó còn nói thêm rằng ngoài việc học kinh, luật, luận, còn phải học chính trị của tà giáo Mác-Lê, học tiếng Anh, viết luận văn, tham gia thi cử. Điều càng khó tin hơn là còn có chuyện đi cửa sau, lôi kéo quan hệ. Họ không lôi kéo quan hệ, không gọi là “tặng lễ vật” mà gọi là “cúng dường”, nhưng thực chất chính là đưa tiền. Chỉ có như vậy mới có được một tương lai tốt đẹp, sau khi tốt nghiệp mới có thể đảm nhiệm chức trụ trì ở các chùa trên toàn quốc, trở thành pháp sư, hoặc được gọi là “Phật sống”,… với đủ loại danh xưng. Đây chính là “Học viện Phật giáo” do tà giáo Mác-Lê lập ra.

Càng nghe, Tịnh Hiền càng cảm thấy nản lòng. Sau khi hoàn thành công việc trở về, cô nghĩ: “Học viện Phật giáo này tốt nhất là không nên học thì hơn, nhưng nếu không học thì sư thầy và cục trưởng cục tôn giáo sẽ thất vọng biết bao. Bao năm qua họ muốn bồi dưỡng một nhân tài, nhưng mãi không tìm được người thích hợp, lần này lại chọn mình”.

Nghĩ tới nghĩ lui, vẫn là không được: “Thân người là của mình, nhưng thọ mệnh không do mình quản. Mình đã đắc được Đại Pháp, không thể lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa nữa. Dù vài năm sau có hoàn thành việc học, trở thành trụ trì hay pháp sư thì sao chứ? Đó là pháp sư, Phật sống do đảng cộng sản phản Thần phong cho, đâu phải là do Phật ở trên trời công nhận”.

Sau đó, Tịnh Hiền viết thư cho mẹ, hỏi địa chỉ của một vị trạm trưởng trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp, vì mẹ và chị gái của cô đều đã tu luyện Đại Pháp.

Nhận được thư trả lời, Tịnh Hiền viết thư cho vị trạm trưởng, trình bày suy nghĩ của mình và hỏi xem có nơi nào dành riêng cho đệ tử chuyên tu Đại Pháp hoặc chỗ tu luyện chuyên biệt không. Tịnh Hiền nghĩ, với vai trò trạm trưởng, chắc chắn người này hiểu rõ tình hình và biết được những điều cô cần.

Quả nhiên đúng như mong đợi, vài ngày sau, vị trạm trưởng dẫn theo một vị đệ tử xuất gia tu luyện Đại Pháp đến tìm cô. Vị đệ tử xuất gia đó nói: “Ngay khi nhận được thư của trạm trưởng liền cùng nhau đến đây”. Trước đây, Tịnh Hiền chỉ chuyên tu Đại Pháp một mình, giờ đây hai người đã có thể cùng nhau tu luyện, Tịnh Hiền vô cùng vui mừng và cảm thấy hạnh phúc. Cô cảm thấy rằng, để thực hiện lời thệ ước từ thời tiền sử, chuyến đi đến thế gian này quả là không uổng phí.

Chú thích: Nội dung này được biên soạn lại dựa trên bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện thực tế từ trang Minh Huệ Net.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/250309



Ngày đăng: 22-01-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.