Bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến Net: Gieo hạt giống “Chân Thiện Nhẫn” trong tâm hồn trẻ thơ
Tác giả: Quang Minh – Đệ tử Đại Pháp Đại lục
[ChanhKien.org]
Lời của Ban biên tập:
Sau khi thông báo “Kêu gọi bài viết kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến” được công bố, chúng tôi đã nhận được một lượng lớn bài gửi về. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng tu vì sự hỗ trợ to lớn này. Vì hạn cuối gửi bài là ngày 31 tháng 12 năm 2021, nên chúng tôi đã chọn ngày 13 tháng 5 năm 2021 là ngày sinh nhật Sư phụ và cũng là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, để bắt đầu đăng tải lần lượt các bài viết mà chúng tôi đã nhận được. Hiện nay đã bước sang năm 2022, chúng ta đang trên hành trình quá độ sang Pháp Chính Nhân Gian, chúng ta hãy cùng nhau tinh tấn, chung tay cứu độ chúng sinh để xứng đáng với ơn cứu độ của Sư phụ.
Tôi là một học viên lớn tuổi đắc Pháp năm 1996, tôi rất vui khi nhìn thấy lời kêu gọi gửi bài viết nhân dịp kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến Net. Tôi là giáo viên mầm non, do cuộc bức hại của ác đảng nên tôi đã mất đi cái gọi là “bát cơm sắt” (công việc ổn định), nhưng lại nhận được bát cơm vàng do Sư phụ ban tặng. Tôi biết rằng tất cả những điều này đều là an bài tốt hơn của Sư phụ, bất kể là đi đến nơi đâu tôi đều hoằng dương và mang “Chân Thiện Nhẫn” tới đó.
Sau khi cơ duyên chín muồi và ý thức được sứ mệnh của mình, vợ chồng tôi đã thành lập công ty văn hóa, đi đến nhiều trường mẫu giáo để dạy về văn hóa truyền thống. Tôi chủ yếu dạy trẻ em học “Đệ tử quy”, “Tam Tự Kinh” và “Thiên Tự Văn”. Chúng tôi tham khảo tài liệu giảng dạy do các đồng tu biên soạn trên Chánh Kiến Net, kết hợp với kinh nghiệm dạy học mấy chục năm của mình và tình huống cụ thể của Trung Quốc đại lục, để biên soạn thành tài liệu giảng dạy văn hóa truyền thống đặc sắc.
Trong hoàn cảnh đặc thù khi đệ tử Đại Pháp bị tà đảng bức hại ở Đại Lục, chúng tôi không thể công khai bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Chánh Kiến Net và các bạn đồng tu trước mặt học sinh và độc giả, xin mượn cơ hội gửi bài viết nhân dịp kỷ niệm 20 năm Chánh Kiến Net, để gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả các bạn! Chồng tôi cũng thường xuyên gửi bản thảo để ủng hộ Chánh Kiến Net và có nhiều bài viết liên quan đến văn hóa truyền thống và giáo dục được đăng trên Chánh Kiến. Mặc dù các đồng tu chưa từng gặp nhau, nhưng trái tim của chúng ta luôn ở bên nhau, bởi vì chúng ta có cùng chung một tâm nguyện, trợ Sư cứu độ thế nhân.
Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn vài câu chuyện nhỏ trong quá trình dạy học của tôi, để mọi người có thể cảm nhận được vẻ đẹp của Đại Pháp, đồng thời cũng cảm ơn Chánh Kiến Net đã giúp đỡ tôi, và càng cảm ân Sư phụ đã khiến tôi từ một giáo viên dạy mầm non bình thường trở thành một giáo viên dạy văn hóa truyền thống chuyên nghiệp.
(Các khóa học của chúng tôi được gọi là “Khóa học văn hóa truyền thống” hoặc “Khóa học truyền thống vỡ lòng”, giáo viên của chúng tôi được gọi là “giáo viên dạy lớp truyền thống vỡ lòng”. Nhưng trường mẫu giáo ở Đại lục lại gọi khóa học của chúng tôi là “Môn Quốc học”, và họ đều gọi tôi là “Giáo viên Quốc học”.)
1. Dùng Chân Thiện Nhẫn yêu cầu bản thân, thể hiện hình ảnh độc đáo của người giáo viên trong văn hóa truyền thống
Khi đến trường mẫu giáo để dạy học, nhìn thấy hiệu trưởng và giáo viên tôi đều chào hỏi rất lịch sự, thể hiện sự khiêm nhường và bình hòa của người tu luyện. Dưới sự ảnh hưởng của tôi, có trường học mà hiệu trưởng và giáo viên đều rất lịch sự khi chào hỏi tôi, phong cách của trường mẫu giáo cũng trở nên truyền thống và yên bình hơn.
Trong quá trình dạy dỗ trẻ em, tôi nói với các em rằng văn hóa của Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, mỗi một chữ Hán đều có nội hàm ở đằng sau, ví dụ như chữ “聖”, âm Hán Việt có nghĩa là “Thánh” tượng trưng cho người thay Trời truyền đạt ý chỉ, và Trời thì luôn vô tư và công bằng chính trực, chúng ta cũng cần phải “vui vẻ học tập Đệ tử quy, từ nhỏ lập chí học làm thánh nhân”, tai to để nghe những lời chân thật khó nghe, miệng nhỏ là để nói năng khiêm tốn, không nói lời làm tổn thương đến người khác, đây mới là phong độ, khí phách của một bậc vương giả. Trong quá trình dạy học, tôi tuân theo “Chân Thiện Nhẫn” yêu cầu bản thân, mang lại cho “Đệ tử quy” một ý nghĩa mới, mặc dù không thể trực tiếp giảng về Pháp Luân Đại Pháp cho các em, nhưng tôi đã đưa nguyên lý làm người cần phải chân thành và thiện lương, khi làm việc gì cũng đều cần suy nghĩ đến người khác, dung nhập và kết hợp những điều đó vào bài giảng trong quá trình dạy học.
Tôi nói với các con rằng, nếu người khác bắt nạt các con, khi con tìm cô giáo hoặc tìm mẹ để nhận được giúp đỡ thì nhất định phải suy nghĩ đến cảm nhận của các bạn, cảm nhận của mẹ và cảm nhận của giáo viên. Nếu ai đó mách tội con, có phải con cũng sẽ rất khó chịu không, tôi nói với các em nhỏ đạo lý “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác). Giảng rằng, nếu tôi là mẹ, nghe được con mình ở trường mẫu giáo chịu ủy khuất, thì tôi đi làm cũng không an tâm, sẽ phải nghĩ xem con mình đi học có vui hay không? Người con yêu mẹ thì khi về nhà nhất định sẽ làm cho mẹ an tâm, sẽ vui vẻ mà chia sẻ về những điều đã học được trong ngày hôm đó với mẹ, ví như hôm nay con vừa học được một chữ mới, vừa giúp đỡ các bạn khác…. Nếu như giáo viên đang kể chuyện hay dạy hát, con đi mách bạn thì thầy cô sẽ vì một mình con mà làm ảnh hưởng đến việc học của các bạn khác, cả lớp đều phải dừng lại đợi con, từ bé những bạn nhỏ của chúng ta cần phải làm một người có tấm lòng khoáng đãng, làm việc gì đều nghĩ tới người khác trước.
Sau khi dạy “Đệ tử quy” một đoạn thời gian, phụ huynh phản ánh rằng con mình về nhà đã chủ động giúp đỡ người lớn làm rất nhiều việc, như lau bàn, quét sàn, thu dọn đồ chơi… Về nhà thực hành “Đệ tử quy”, hát những bài hát học được ở trường mẫu giáo cho mẹ nghe, nên phụ huynh rất hài lòng. Ở trường mẫu giáo, tôi hướng dẫn các con học Đệ tử quy thì phải biết yêu thầy mến bạn, khoan dung với người khác, tấm lòng rộng lượng như cái bụng của tể tướng, rộng đến mức có thể chèo được thuyền, làm được như vậy thì tương lai sau này mới có thể lập được sự nghiệp to lớn. Như thế các em nhỏ ít đi mách tội nhau hơn, các thầy cô giáo cũng vô cùng ủng hộ tôi giảng “Đệ tử quy”, tôi đã gieo vào trong trái tim trẻ thơ một hạt giống thiện lương, và âm thầm thay đổi môi trường xung quanh.
2. Giảng dạy văn hóa truyền thống thuần chính, đem lại nhận thức đúng đắn cho người xung quanh
Tôi còn dạy các em về việc mặc y phục thì “trước tiên cần phải cân nhắc đến thân phận, địa vị của mình và nơi chốn mình đến tham dự, sau đó càng phải cân nhắc sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình mình”. Không mặc những áo quần có hình ảnh không thiện lương, không tốt, khi mặc áo quần cần phù hợp với thân phận của mình. Còn cần phải thương lượng với cha mẹ, khi cần mới mua, mẹ không cho mua thì không được mua, bởi vì chúng ta lớn rất nhanh, qua mỗi năm sẽ càng cao hơn, áo quần chật thì không có cách nào mặc nữa. Mặc quần áo cần chú trọng chỉnh tề, sạch sẽ, chứ không phải coi trọng đắt tiền, lộng lẫy. Đạo đức và vẻ đẹp tinh thần mới là cao hơn cả, các em nhỏ đều nghe lời và hiểu rõ.
Còn có một câu trong “Đệ tử quy” là “Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi, mặt ta vui, lời ta dịu”, tôi đã dùng câu này để hướng dẫn cho các em về nhà khuyên cha mình ít uống rượu, ít hút thuốc đi. Có một bạn nhỏ, cha của em mỗi ngày đều nhờ em đưa cho một điếu thuốc, sau khi học “Đệ tử quy”, em ấy âm thầm để thuốc lá của cha ở ban công, rồi nói với cha một cách trí huệ rằng tìm không thấy. Người cha đó nói với tôi, quả thật phải chú ý đến hình tượng và ảnh hưởng của mình trong lòng của con cái, kể từ đó anh ấy không hút thuốc trước mặt con mình nữa, khen rằng con trai đã lớn rồi.
3. Học được sự thuần chân từ các em nhỏ và thay đổi bản thân
Có một hôm đi dạy ở trường mẫu giáo, tôi nhìn thấy một em học sinh mới chuyển tới trông mặt hơi buồn. Tôi liền hướng dẫn các em chơi một trò chơi nhỏ “Làm theo lời cô giáo”.
Khi cô giáo nói: “Hai chân khép lại nào”
Các em nhỏ sẽ nói: “Con khép chân lại ngay”
Cô giáo nói: “Hai tay đặt ngay ngắn nào”
Các bạn nhỏ sẽ nói: “Tay con đã đặt ngay ngắn rồi”
Cô giáo nói: “Miệng nhỏ cười xinh xinh”
Các em nhỏ liền nói: “Con đã cười xinh rồi”
Một lát sau cả lớp đều chơi rất vui, điều này đã giảm bớt lo lắng về áp lực học tập cho bạn nhỏ mới đến, em ấy đã vui vẻ học đọc “Đệ tử quy” và rất nhanh chóng hòa nhập vào tập thể. Buổi tối khi tôi tham gia học Pháp nhóm giao lưu, chúng tôi phát hiện những người trưởng thành trong khi sinh sống đã hình thành rất nhiều quan niệm, đánh mất sự thuần chân vốn có, tôi muốn chúng ta cũng nên giống như các em nhỏ mà nghe theo lời Sư phụ. Sư phụ nói gì thì làm nấy, như thế sẽ càng tốt hơn. Giống như khi trẻ con mắc lỗi, một khi giáo viên phê bình, liền lập tức nói con sai rồi, sửa sai là được, nhưng chúng ta thông thường đều tìm cớ, giải thích một đống nguyên do. Giữa các em nhỏ đều là khoan dung lẫn nhau, có mâu thuẫn thì một lúc sau cũng hết, còn người lớn thì không dễ dàng quên như thế. Bởi vì tôi học Đại Pháp, nên tấm lòng rộng mở hơn, trong quá trình giảng dạy văn hóa truyền thống bản thân tôi đã cải biến rất nhiều, và điều đó cũng có ảnh hưởng đến các em nhỏ.
Sau khi không còn công việc chính thức, tôi đã đi dạy ở rất nhiều trường mẫu giáo, mỗi năm có nhiều trẻ em nhận được lợi ích, thế giới của các em đã trở nên tốt đẹp hơn. Dưới sự gia trì của Sư tôn, hiệu trưởng cũ của tôi tự mở trường mẫu giáo, đã vượt qua áp lực, mời tôi về dạy học, còn giúp đỡ tôi nối tiếp với bảo hiểm cũ trước kia. Đến đầu năm 2019, trước khi dịch bệnh bắt đầu, tôi có tiền lương hưu, người nhà đều cảm thấy rất thần kỳ.
Năm 2021 khi dịch bệnh nghiêm trọng nhất, vẫn có một trường mẫu giáo tiếp tục mời tôi về dạy “Đệ tử quy”, đây đều là sự bảo hộ từ bi của Sư tôn. Bạn bè người thân nghe nói tôi nghỉ hưu rồi mà vẫn có người mời đi dạy, đều biểu thị sự tôn trọng đối với tôi. Tôi biết tất cả những điều này đều là do Sư phụ ban cho.
Mọi người đều biết tôi đã từng bị bức hại đến nỗi không còn một thứ gì, hiện tại tôi cái gì cũng có, quanh thân đều là phúc phận. Rất nhiều người đều nói tính cách tôi rất tốt, tôi đều chỉ mỉm cười, tất cả là do Đại Pháp đã cải biến tôi, khiến tính cách hướng nội của tôi trở nên hoạt bát cởi mở. Tôi là người đã hơn 50 tuổi, đi đến đâu đều mang niềm vui tới đó.
Tôi là sứ giả của Thần, cảm ân Sư tôn tư bi cứu độ!
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/272818
Ngày đăng: 26-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.