Một đôi lời: Nói về chữ “lười”
Tác giả: Thanh Phong
[ChanhKien.org]
(Một)
Lười (懒), ý vốn chỉ lười biếng, ý nghĩa là chỉ muốn làm một việc nào đó mà không muốn bỏ công sức ra thực hiện. Việc tạo ra từ này rất có ý nghĩa, bên trái là chữ tâm (忄), bên phải là chữ ỷ lại (赖), cũng tức là trong tâm có ỷ lại chính là lười. Là một người thường mà nói, lười một chút có thể không hại gì mấy, nhưng là một người tu luyện, lười là điều đại kỵ, là ma tính, khi làm ba việc mà lười biếng thì chính là thể hiện của tâm an dật, là trong tâm có sự ỷ lại, ỷ lại Sư phụ, ỷ lại đồng tu, ỷ lại biến hóa của thiên tượng, không muốn chịu khổ, thế nhưng tu luyện chính là khổ, hương thơm của hoa mai đến từ cái khổ lạnh giá. Có một câu chuyện cười thế này, một con khỉ tỏ lòng với diêm vương ý muốn làm người, diêm vương nói chỉ cần nhổ hết sạch lông là được, nói rồi liền gọi tiểu quỷ đến nhổ lông cho khỉ, kết quả mới nhổ được vài sợi, con khỉ liền không chịu được, nói không muốn làm người nữa. Chúng ta có phải cũng có lúc rất giống con khỉ này không?
(Hai)
Đại nạn không chết tất có phúc: Con người ở trong nạn lớn tiêu được nhiều nghiệp, nghiệp lớn đều chuyển hóa thành đức lớn, đức lớn lại chuyển hóa thành phúc phận;
“Thiên hoa loạn trụy” (Hoa trời rơi loạn) (1): Người thường dùng câu này mang ý nghĩa châm biếm, nhưng kỳ thực nó lại mang nghĩa tốt, đây là cảnh tượng phi thường mỹ diệu, không thể hiện ở thời không này của chúng ta, ở không gian khác nó lại là một sự việc rất thù thắng, ví như khi Phật giảng Pháp mới xuất hiện;
Dục (欲): Người thường có lúc nói là ngọn lửa dục vọng, kỳ thực điều này là đúng, ở trong không gian nào đó, hình thức biểu hiện của dục chính là lửa, nó thiêu rụi khí tinh huyết của con người, thường thường như vậy sẽ khiến khí tinh huyết dần dần bị khô kiệt, do vậy là một người thường thì cần phải tiết chế, là một người tu luyện cần đoạn dục.
Chú thích của người dịch:
(1) “Thiên hoa loạn trụy” là một thành ngữ của Trung Quốc, thành ngữ này ban đầu xuất hiện trong các kinh điển của Phật giáo, có ý là khi Phật tổ giảng kinh thuyết pháp đã làm cảm động các vị thiên thần nên các loại hoa thơm từ trên trời dần rơi xuống, về sau dùng để chỉ những người nói ba hoa vòng vo, có ý châm biếm.
Ngày đăng: 19-10-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.