Phục sức thời Đường: Trang phục của phụ nữ (Phần 7)



Tác giả: Ngải Lan

[ChanhKien.org]

Bức tranh này vẽ một người phụ nữ búi tóc cao, tay áo nhỏ, váy dài, khăn lụa và thổi sáo.

Sản phẩm dệt của thời Đường chủ yếu là lụa, trong đó nổi tiếng nhất là ba khu vực sản xuất chính, gồm: Tứ Xuyên, Giang Nam – Hà Nam và Hà Bắc. Những tấm vải gấm từ Tứ Xuyên, những tấm vải lụa có hoa văn độc đáo từ Ngô Việt, lụa mỏng ở Hà Nam, tất cả đều là những vật phẩm quý.

Tơ lụa thời Đường không chỉ lộng lẫy về màu sắc, mà còn sống động và đẹp mắt về họa tiết hoa văn. Các loài chim như phượng hoàng, công, vẹt, vịt quan và chim đầu rìu thường được thể hiện trong cách dệt, thêu, in và nhuộm váy của phụ nữ, còn có các loài côn trùng như ong, bướm, bướm đêm và chuồn chuồn, các loài động vật như sư tử, kỳ lân, hổ và báo, hươu tấm, lạc đà, v.v. đều được sử dụng làm chủ đề trên vải gấm. Trong các loài hoa và cây cối thì lấy hoa mẫu đơn làm chủ, còn các cành xoắn, cành chéo và các cụm hoa cỏ nhỏ đều được sử dụng tổng hợp, đa dạng và đẹp mắt. Từ hoa tuyết đến hoa văn hình chữ thập và hình vuông cũng được sử dụng.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/18615



Ngày đăng: 25-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.