Ngạo mạn giống như “Chiếc gương gây méo mó”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Tôi thể hội được rằng, so với rất nhiều tâm chấp trước khác, thì ngạo mạn dường như được che đậy và giảo hoạt hơn, không dễ nhận thức phân biệt được. Có lẽ bởi vì khi sinh ra cách nhìn nhận về người khác, thì chúng ta thường cảm thấy là có sự thực khách quan làm căn cứ, tuy nhiên rất nhiều lúc thực ra là do thiên kiến mà sinh ra ngạo mạn, nhưng bản thân không phát hiện ra được.

Ngạo mạn chính là giống như “chiếc gương gây méo mó”, khiến cho hết thảy những gì bạn nhìn thấy trở nên méo mó biến dạng nghiêm trọng, sai lệch so với “chân tướng”.

Ngạo mạn phóng đại khuyết điểm

Tôi đã từng có cách nhìn về đồng tu A, cảm thấy cô ấy cố chấp, suy nghĩ cứng nhắc, không hiểu người khác, nặng văn hóa đảng, thích lên mặt dạy đời, áp đặt đối với người khác, phô trương, v.v. Tôi cảm thấy mình đã không đổ oan cho cô ấy, những điều này đều có căn cứ dựa trên sự thực, trong đó có rất nhiều điều mà chính bản thân cô ấy cũng thừa nhận, hơn nữa nhiều đồng tu cũng có cảm nhận như vậy. Tôi thường xuyên phát hiện những vấn đề này ở cô ấy, nhiều năm nay vẫn luôn cảm thấy dường như cô ấy không hề tu.

Sau khi tâm ngạo mạn của bản thân dần dần yếu bớt đi, tôi phát hiện cách nhìn của tôi với đồng tu A đã thay đổi. Tôi phát hiện ra rất nhiều ưu điểm của cô ấy, ví như cần cù chăm chỉ, thích làm việc nhà, không có quan niệm hiện đại, không chuộng hư vinh, và đây đều là những ưu điểm mà bản thân tôi không có. Điều này đã tự nhiên thay đổi cách nhìn tiêu cực của tôi trong quá khứ.

Tôi phát hiện, những vấn đề của cô ấy mà tôi nhìn thấy trước đây vẫn tồn tại, tuy nhiên sau này tôi không còn xem nặng nữa, mà coi chúng rất nhẹ, xem trọng ưu điểm của cô ấy nhiều hơn. Do đó mới có sự kính phục, tôn trọng và thấu hiểu đối với cô ấy. Tôi thấy góc nhìn lúc này mới đúng, còn góc nhìn trong quá khứ là sai.

Tôi còn từng cảm thấy trạng thái của đồng tu B những năm trở lại đây xem ra càng ngày càng không tốt, dù sao cũng chính là do tôi nhìn nhận đồng tu B cố định dưới quan niệm “trạng thái sai kém”, hôm đó đột nhiên tôi nghĩ rằng liệu mình có nên suy xét lại xem rốt cuộc cô ấy là người như thế nào không? Tôi suy nghĩ cẩn thận, liền phát hiện ra rất nhiều ưu điểm của B, ví như, về phương diện cô ấy đối xử với con cái, so với tôi thì cô ấy hiểu và bao dung với con cái hơn, “Thiện” và “Nhẫn” cũng đều đầy đủ hơn tôi; tôi cũng từng nhận được sự gợi mở về phương diện “hướng nội tìm như thế nào” mà cô ấy chia sẻ, cô ấy cũng dành rất nhiều thời gian để làm ba việc… Ngay khi suy nghĩ và liệt kê như vậy, tôi thấy rằng cô ấy có rất nhiều ưu điểm mà tôi không có, điều này đáng được trân trọng.

Sau khi tâm ngạo mạn suy yếu đi, tôi cảm thấy cách nhìn của bản thân đối với rất nhiều đồng tu đều đã thay đổi, tôi coi trọng ưu điểm và xem nhẹ khuyết điểm hơn. Tôi cảm thấy trước đây mình đã quá thiếu hụt về trí huệ, đó là do bị sự ngạo mạn che mất tâm trí, và không đối xử một cách tôn trọng với người khác, kỳ thực đó cũng là tổn thất cho chính bản thân mình, như vậy không cách nào giống như Khổng Tử đã nói: “Ba người cùng đi tất có một người làm thầy của ta”, đã bỏ qua việc học hỏi ưu điểm của người khác.

Một từ có thể giúp chúng ta hình dung ra sự ngạo mạn là “mục trung vô nhân” (không coi ai ra gì), tôi cảm thấy rất chuẩn xác, kỳ thực là trong mắt không nhìn thấy được ưu điểm của người khác, đang ở góc độ từ trên cao, từ trong một loại tâm thái kiêu căng ngạo mạn mà nhìn xuống.

Ngạo mạn dẫn đến “tàn nhẫn”

Tôi còn ngộ được rằng Sư phụ nhìn thấy rõ vấn đề của hết thảy các học viên, nhưng Sư phụ là lấy từ bi đối đãi với họ; cựu thế lực cũng là Thần, cũng nhìn thấy rõ vấn đề của các học viên, tuy nhiên tâm thái là “tàn nhẫn”.

Từ trong Pháp tôi hiểu được rằng cựu thế lực đối với vấn đề của các học viên là “chướng mắt”, chính là muốn gia tăng bức hại để đánh rớt các học viên. Cựu thế lực có chủng tâm thái ngạo mạn nghiêm trọng, cảm thấy họ là Thần, cảm thấy vấn đề mà các học viên phạm phải đều là những sai lầm thấp kém, hoàn toàn chướng mắt.

Đối chiếu với bản thân tôi, tôi nhận thấy rằng tôi trước đây đối với vấn đề của người khác thì quả thực là một loại tâm thái hoàn toàn thấy không vừa mắt, vẫn luôn dùng ưu điểm của bản thân để đối chiếu với vấn đề của người khác, giống hệt với cựu thế lực, kỳ thực chính là một chủng niệm đầu mà cựu thế lực đã an bài.

Sau khi sự ngạo mạn suy yếu đi, tôi cũng phát hiện ra rằng đối với các vấn đề của đồng tu, tôi cơ bản đã thay đổi sang một loại tâm thái cảm thông và thấu hiểu, không cảm thấy vấn đề nào đó là sai lầm thấp kém, không cảm thấy bản thân có tư cách nhìn không vừa mắt đối với bất cứ vấn đề gì nữa. Suy cho cùng, chúng ta đều là những sinh mệnh của thời mạt hậu, vấn đề của bản thân chẳng lẽ còn ít sao? Mình có tư cách gì mà khi một phương diện nào đó hơi tốt hơn một chút thì liền chê bai người khác? Đó chẳng phải là “lươn ngắn còn chê chạch dài” sao?

Tôi nhận thức sâu sắc rằng đằng sau mỗi một vấn đề của bản thân đều có khổ nạn, có vấn đề đã nhận thức được nhưng nhiều năm cũng không cải biến được, có vấn đề dẫn đến cái khổ ngay lập tức hoặc cái khổ ở tương lai, và hết thảy các tâm chấp trước thì cơ bản là bản thân mỗi người đều có, có cái đã dần dần suy yếu đi, có cái vẫn còn rất nghiêm trọng… Do đó, tôi thật sự không có tư cách gì để nghĩ xấu về bất cứ chấp trước của bất cứ đồng tu nào, suy nghĩ như vậy mới chỉ là suy bụng ta ra bụng người, đổi chỗ của nhau mà suy nghĩ, đặt mình vào hoàn cảnh người khác. Điều này cũng giúp phá trừ điểm yếu mà cựu thế lực an bài khiến mọi người chê bai nhược điểm của nhau, không ai chịu phục ai, động một chút là ai cũng có thể coi thường người khác v.v.

Kết luận

Có rất nhiều đồng tu đã chia sẻ về chủ đề ngạo mạn, kỳ thực ngạo mạn là một chủng tâm thái của ma quỷ, dễ dàng bị bỏ qua, tuy nhiên nguy hại lại có thể không hề nhỏ.

Tôi thể hội được rằng ngạo mạn cũng là môi trường thích hợp cho “tự tâm sinh ma”, bởi vì “tự tâm sinh ma” chính là từ khi niệm đầu “cảm thấy bản thân mình mạnh hơn người khác” này sinh ra thì cũng chính là ngạo mạn rồi. Tại vì sao “tự tâm sinh ma” có thể rớt tới đáy? Cá nhân tôi hiểu rằng, có lẽ chính vì tác dụng của “chiếc gương gây méo mó” của ngạo mạn đã khiến chúng ta nhìn các sự việc đều sai lệch nghiêm trọng, thế nhưng bản thân lại cứ tưởng điều nhìn thấy đều là chân thực, tâm trí đã tiến nhập vào một khung cảnh ma huyễn nào đó và rất khó để thoát ra.

Xem ra nếu hạ được cái tâm ấy xuống, điều chỉnh góc nhìn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, luôn luôn khiêm tốn, luôn ghi nhớ sâu sắc rằng sinh mệnh này của bản thân chỉ là một cái tôi nhỏ bé như hạt bụi không đáng kể và tầm thường trong vũ trụ, vì thế mà bất cứ lúc nào cũng đều không dám đánh mất sự cung kính đối với người khác, điểm này là vô cùng quan trọng, như vậy sẽ tránh được sai lệch khi nhìn các vấn đề, có thể học được ưu điểm của người khác, cũng sẽ không dẫn đến tâm thái nguy hiểm như huênh hoang ngạo mạn.

Trên đây là thể ngộ của cá nhân, nếu có chỗ nào chưa đúng, kính mong từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/290969



Ngày đăng: 06-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.