Thong dong ắt sẽ đơn giản



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Tôi vô tình nhìn thấy một câu đối rất ngắn gọn, vế trên là “sắc nan”, vế dưới là “dung dị”, cả hai câu này đều đến từ sách cổ. Trước tiên hãy đặt sách cổ sang một bên, chỉ nói riêng về nội dung của câu này cũng rất có ý nghĩa.

Câu đối “sắc nan” vế trên chỉ việc thể hiện ra được nét mặt hòa nhã vui vẻ đối với cha mẹ già là rất khó. Vậy tại sao thể hiện hòa nhã đối với cha mẹ già lại khó đến như vậy? Bởi vì khi chúng ta làm việc vì mục đích nào đó hoặc khi nhờ người khác giúp đỡ thì tự nhiên sẽ hòa nhã vui vẻ. Còn cha mẹ già đã không còn năng lực kiếm tiền nữa nên con cái muốn làm được hòa nhã vui vẻ cũng sẽ khó hơn. Thử nghĩ, nếu cha mẹ già có gia tài bạc triệu cần người thừa kế, lúc chọn người thừa kế trong hai người con trai, như vậy việc con cái hòa nhã vui vẻ với cha mẹ già có khó không? Tất nhiên là không khó một chút nào.

Nói đi nói lại thì đây chính là vấn đề hữu cầu. Hữu cầu thì sẽ vui vẻ hòa nhã, nếu không cầu sự giúp đỡ từ đối phương thì cũng sẽ không hòa nhã vui vẻ nữa. Không chỉ là đối với cha mẹ già của mình mà đối với tất cả mọi người đều như vậy, đây chính là nhân tâm. Tất nhiên người tu luyện thì khác, họ xem mọi thứ rất nhẹ. Một khi đã buông bỏ danh lợi rồi thì lúc nào cũng sẽ vui vẻ hòa nhã.

Tiếp đến là câu đối “dung dị” bên dưới. Vế trên là “sắc” đối với vế dưới là “dung”, vế trên là “nan” đối với vế dưới là “dị”, điều này quả thật rất tinh tế. Chúng ta thường nói làm một việc gì đó rất đơn giản dễ dàng nhưng kỳ thực lại không hiểu nội hàm chân thực của nó. Trong cổ văn cho rằng “thung dong tắc dị”, ý nghĩa là gì? Khi bạn biểu hiện ra thong dong trong một sự việc nào đó vậy thì nó sẽ biến thành đơn giản. Thế nào là thong dong? Chính là có thể buông bỏ, không chấp trước.

Có rất nhiều danh nhân nổi tiếng thời cổ đại khi đối mặt với sinh tử thì sẽ xem nó rất nhẹ, con người ngày nay gọi đó là “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng”. Ví dụ như Nhạc Phi, Nhan Chân Khanh, Văn Thiên Tường, đều là những người như vậy. Với lợi ích trước mắt có thể buông bỏ được thì sẽ biến sự việc thành điều rất đơn giản. Những gì của bạn cuối cùng vẫn là của bạn, những thứ không phải của bạn vậy thì hãy thuận theo tự nhiên.

Trong Chuyển Pháp Luân Sư tôn giảng cho chúng ta rằng:

“Như vậy những người tu luyện chúng ta lại càng không nên thế; những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được. Tất nhiên cũng không tuyệt đối. Nếu tuyệt đối đến vậy, thì không tồn tại vấn đề con người làm điều xấu, vậy nghĩa là nó cũng còn tồn tại một số nhân tố bất ổn định”.

Sở dĩ người ta có thể thong dong chính là bởi vì với lợi ích và sinh tử trước mắt họ đều xem rất nhẹ, sở dĩ có thể xem nhẹ là vì họ hiểu được quy luật pháp lý của vũ trụ.

Làm thế nào để có thể hiểu được quy luật pháp lý đó? Chính là bước vào con đường tu luyện, bởi vì người tu luyện mới là khoa học gia cao nhất. Mà căn bản của hết thảy đều ở trong Đại Pháp, người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mới hiểu được trí huệ cao nhất.

Cựu thế lực dường như rất cao, nhưng lại không hiểu được pháp lý và quy luật chân chính của vũ trụ. Hôm nay Sáng Thế Chủ đã truyền cho thế nhân Đại Pháp vũ trụ, vì vậy người nào đắc được Đại Pháp chính là thông minh nhất; ngược lại, những người bôi nhọ Đại Pháp và bức hại đệ tử Đại Pháp chính là người ngốc nhất.

Thong dong thì hết thảy đều là đơn giản, đó mới là cuộc sống chân thực của sinh mệnh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/290717



Ngày đăng: 01-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.