Đào sâu gốc rễ của tâm sắc



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Trước khi tu luyện, thuở bé tôi vẫn thường hay xem những câu chuyện hoàng tử theo đuổi công chúa, sau khi lớn lên tôi lại càng thích xem những câu chuyện dân gian bị Trung Cộng cải biên như Bảy nàng tiên, Ngưu Lang Chức Nữ, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài v.v…, cũng vì vậy tôi rất có hứng thú với chủ đề tình yêu nam nữ, lại còn xem đó là chuyện hiển nhiên. Vì trong tâm tôi muốn tu luyện nên tôi đã học một số khí công giả, khi gặp khảo nghiệm về ma sắc trong mơ không những không vượt qua được mà tôi còn xem chuyện sắc dục là việc tốt.

Chỉ sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tôi mới biết được tu luyện chân chính là gì và những yêu cầu của tu luyện chân chính. Một ngày khi học đến bài “Người tu cần tránh” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, đến đoạn:

“Chấp trước vào sắc, ắt không khác chi kẻ ác, miệng niệm kinh văn mà tặc nhãn đảo quanh, quá xa rời Đạo, ấy là người thường tà ác”

tôi đã bị lạnh sống lưng, bởi nếu như tôi không thể tu bỏ những thứ chấp trước về sắc trong tâm thì không những không được tính là người tu luyện mà còn trở thành một “người thường tà ác” không bằng một người phổ thông bình thường. Kể từ đó tôi khá chú trọng tu bỏ các chấp trước liên quan tới “sắc”, kiên quyết không muốn có nó, do đó nó cũng không còn xuất hiện can nhiễu trong mơ nữa.

Sau khi Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, Sư phụ trong kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004, Giảng Pháp tại các nơi V” đã giảng:

“Hỡi các đệ tử Đại Pháp, sắc dục là ‘tử quan’ của người tu luyện mà tôi đã giảng ngay từ đầu rồi, [ấy là] bị cái tình của người thường lôi kéo quá mạnh, quá ghê gớm. Ngay cả một chút việc đó thôi mà cũng không thể tự thoát ra được, xem ra thời đầu cựu thế lực là đưa những [người] như thế vào nhà tù của [Trung Quốc] Đại Lục rồi thì mới có thể sửa, phải vậy không? Trong hoàn cảnh khốc liệt như thế để xem chư vị còn như thế nào. Phải chăng an nhàn quá thì mới như thế?”

Tôi nhận thức được rằng nếu như không tu khứ chấp trước sắc dục thì sẽ dễ chiêu mời bức hại của tà ác, vì vậy tôi đã đặc biệt chú trọng tu luyện phương diện này, tuy nhiên tôi luôn cảm thấy những thứ liên quan tới sắc dục vẫn chưa tu được đến kiền tịnh. Đôi khi có những nam nhân khác xuất hiện trong giấc mơ của tôi tôi sẽ không bị động tâm, nhưng nếu đó là chồng tôi (cũng là đồng tu) thì thường không giữ được vững, tuy không xảy ra chuyện quan hệ vợ chồng nhưng vẫn có những cảnh thân mật chàng chàng thiếp thiếp.

Mỗi khi giấc mơ kiểu này xuất hiện thì người mẹ chồng ngoài đời thực của tôi bỗng trở nên rất nhếch nhác, lúc đi vệ sinh bà làm phòng tắm dính đầy nước tiểu khiến cả căn nhà có mùi hôi hám, có lúc còn vấy cả phân lên sàn. Tôi biết rằng đó là do bản thân tôi có vấn đề trong việc tu luyện, vì vậy tôi đã cố gắng học Pháp nhiều hơn, cẩn thận tu bỏ những niệm đầu tư tưởng của mình đồng thời tăng cường phát chính niệm, và sau một thời gian hiện tượng trên biến mất. Nhưng được chẳng bao lâu thì chấp trước vào sắc dục lại đến. Vì vậy tôi cảm thấy mình tu phương diện này thật vất vả.

Tôi rất hy vọng rằng chính niệm của tôi có thể trở nên mạnh mẽ, khi học Pháp, đọc đến đoạn cuối cùng của mục “Luyện công chiêu ma” của bài giảng thứ sáu trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không”

tôi rất muốn tĩnh tâm lại hướng nội thật kỹ càng. Nói đến ngày chủ nhật, mẹ chồng bình thường vẫn đợi tôi nấu món gì ngon cho bà vào dịp chủ nhật. Chủ nhật tuần này tôi nói với mẹ chồng rằng tôi muốn được yên tĩnh một lúc, bữa sáng và trưa hôm ấy bà tự làm đồ ăn cho mình, đến tối tôi sẽ lại làm món sủi cảo cho bà.

Hồi này, tôi hoàn toàn thả lỏng bản thân và “hòa tan trong Pháp” (một tên bài trong sách “Tinh Tấn Yếu Chỉ”), bình thường khi phát hiện một số chấp trước nho nhỏ tôi thường động một niệm không cần chúng, trong nháy mắt chúng liền biến mất; nhưng với vấn đề “sắc” thì tôi vẫn phải mất nhiều công sức trong quá trình truy tìm chúng. Từ chỗ trước mắt đôi khi tôi cảm thấy mình trẻ hơn những người cùng tuổi, trong lòng hiu hiu tự đắc, cho đến việc muốn được sếp đánh giá cao, tôi đã theo đuổi điều đó suốt hơn chục năm trước.

Vào thời điểm đó tôi đang làm việc trong một công ty tương đối lớn và các đồng nghiệp của tôi đến từ khắp mọi vùng miền, tôi muốn tiếp xúc với họ nhiều hơn để có thể giảng chân tướng cho họ. Có lần một đồng nghiệp khác giới mời tôi đi ăn tối và tôi đã đồng ý, tất nhiên mục đích của tôi là tìm cơ hội để giảng chân tướng; trong quá trình đó anh ấy cũng tiếp nhận chân tướng về Đại Pháp, xuất phát từ sự tin tưởng, anh ấy cũng kể cho tôi nghe về trải nghiệm của mình khi tham gia khi phong trào biểu tình chống tham nhũng của sinh viên đại học vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Chúng tôi đã trò chuyện rất sôi nổi, lúc chia tay anh ấy đã bắt tay tôi, tôi cũng bắt tay lại với anh ấy vì phép lịch sự, nhưng sau đó anh ấy thực sự có hành động muốn ôm lấy tôi, tôi đã tránh cái ôm của anh trong sự kinh ngạc tột độ.

Không lâu sau chúng tôi cùng tham gia biểu diễn một tiết mục trong buổi tiệc tất niên của công ty. Anh ấy nhìn tôi và nói: “Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi” (câu thơ của Tô Thức, nghĩa là trang điểm đậm hay nhạt đều diễm lệ). Tôi cảm thấy rõ ràng đó là cái “sắc tình” của người thường nên đã không trả lời anh ấy nhưng tôi lại không kịp thời thanh lý sạch hết những thứ bất hảo này trong trường không gian của mình. Lúc đó tôi đang lo lắng, nếu tôi có thái độ cứng rắn với anh ấy, anh ấy sẽ tránh xa tôi, tôi sẽ đánh mất cơ hội giảng chân tướng thêm và cứu anh ấy.

Dần dần cái thứ “sắc tình” giảo hoạt này cũng đã hiển hiện ra trước mắt tôi dưới nhiều hình thức khác nhau: đồng nghiệp khen tôi trẻ trung, khí chất tao nhã, còn khen tôi dịu dàng lương thiện, sếp thì khen tôi cao quý, thanh nhã thoát tục, v.v…, thực là một núi lời hay ý đẹp của người thường. Dù từ nội tâm tôi biết mình là một người tu luyện, đặc biệt là một người tu luyện Đại Pháp, tuyệt không thể phạm sai lầm ở phương diện sắc khiến Đại Pháp bị bôi nhọ, về mặt hành vi tôi cũng kiên quyết khắc chế những thứ liên quan đến sắc này, nhưng thực tế trong tâm tôi còn xem ngoại hình của tôi là một loại phúc báo có được sau khi tu luyện Đại Pháp, thậm chí còn lâng lâng tận hưởng những lời khen ngợi.

Mãi cho đến hôm nay khi thực sự đứng trên cơ điểm của Đại Pháp mà nhìn nhận những vấn đề này tôi mới ý thức được rõ ràng đây chẳng phải giống như mục “Phản tu và tá công” trong bài giảng thứ ba sách Chuyển Pháp Luân Sư phụ giảng sao:

“Họ tưởng rằng cái công cấp cho họ, là để họ làm khí công sư, [để họ] phát tài; kỳ thực [công ấy] là để họ tu luyện”.

Sư phụ đã ân cần dạy dỗ chúng ta rằng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Khi đối mặt với những lời phê bình, dù đôi khi thấy khó chịu nhưng tôi vẫn hiểu cần không ngừng kiên định ý chí tu luyện của mình, ngược lại khi trong tình huống yên ắng ôn hoà tôi dù vô ý hay cố ý lại buông lơi ý chí tu luyện.

Sau khi đào sâu gốc rễ của tâm “sắc” này, tôi cảm nhận được rõ ràng rằng trên con đường tu luyện mình đã trải qua một sự chuyển biến về chất, thực sự thể hội được cảm giác tu luyện như thuở ban đầu. Tôi sẽ xem đây như một lời răn, từ nay về sau tôi cần chú trọng tu chính mình trong Đại Pháp, thực sự làm được “dũng mãnh tinh tấn” (Chuyển Pháp Luân); kỳ thực khi đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng cứu được người, ấy là do uy lực của Đại Pháp chứ không phải do bản thân họ xuất sắc như thế nào, chính là khi cảnh giới của họ phù hợp với Pháp. Trong mục “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp truyền công như thế nào”, bài giảng thứ ba sách Chuyển Pháp Luân Sư phụ đã giảng:

“Pháp thân của tôi có thể trực tiếp cài Pháp Luân; nhưng chúng ta chớ có phát triển tâm chấp trước. Khi chư vị dạy họ động tác, họ [có thể] nói: ‘Ái chà, tôi được Pháp Luân rồi’. Chư vị [có thể] tưởng rằng chư vị cài [Pháp Luân], [thực ra] không phải. Tôi nói cho mọi người điều này: chớ có phát triển tâm chấp trước ấy; đó đều là do Pháp thân của tôi làm”.

Khi viết đến đây trong tâm tôi bỗng dâng tràn sự kính ngưỡng vô hạn và lòng biết ơn vô tận đối với Sư phụ. Từ khi bắt đầu tu luyện Sư phụ đã giảng thấu các Pháp Lý cho chúng ta một cách vô tư, chỉ là do bản thân chúng ta bị mê trong chốn hồng trần nên mới không ngộ đến được. Trong những khảo nghiệm hết lần này đến lần khác, trong những khó khăn, ma nạn hết lần này đến lần khác, trong những vấp ngã hết lần này đến lần khác, Sư phụ chưa bao giờ phê bình, chỉ trích chúng ta, thay vào đó Sư phụ dùng câu Pháp xuyên thấu hoàn vũ “dù sao thì tôi là muốn độ thành [công] chư vị” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003) để đánh thức bản tính chúng ta, gia trì chính niệm cho chúng ta, Ngài còn dùng sự phó xuất cự đại vô tỉ của mình để bảo hộ chúng ta vượt qua ma nạn, dùng lòng từ bi vô hạn của Ngài để chờ đợi chúng ta trưởng thành và thành thục trong Đại Pháp!

Trên đây là một chút thể hội tu luyện tôi viết ra đây xin được giao lưu cùng các đồng tu, nếu có điều chi không đúng với Pháp xin các đồng tu từ bi chỉ chính. Hợp thập!

Đệ tử xin được dùng tâm thái thuần tịnh nhất kính chúc Sư tôn năm mới vui vẻ, cảm ân Sư tôn từ bi khổ độ! Xin chúc các đồng tu một năm mới cùng nhau tu luyện, cùng nhau chia sẻ niềm vui, cộng đồng tinh tấn! Một lần nữa hợp thập!

Tái bút: Khi gửi bài chia sẻ này, tôi vừa nhấn vào trang web thì trang web bỗng biến mất, cần phải khởi động lại máy tính. Loanh quanh một hồi cuối cùng tôi nghĩ “ma cao một thước, Đạo cao một trượng” đồng thời vứt bỏ ý nghĩ đối đầu với tà ác, lập tức sau đó trang web hiển thị lại bình thường.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/287241



Ngày đăng: 01-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.