Hết thảy hoàn cảnh xung quanh mình đều là phản chiếu của chấp trước
Tác giả: Học viên Pháp Luân Đại Pháp
[ChanhKien.org]
1. Người và sự việc xung quanh mình là phản chiếu chấp trước của chúng ta
Tôi mới đến Malaysia không lâu, một hôm khi đi qua điểm giảng chân tướng, ngẫu nhiên phát hiện một vị đồng tu ở trong trạng thái không đúng khi luyện công, thỉnh thoảng cần phải mở mắt một lát để tỉnh táo lại. Còn có một lần, khi tôi đang giao lưu chia sẻ với một vị đồng tu, tôi phát hiện anh ấy có chấp trước rất mạnh đối với thời gian. Ngoài ra còn có một đồng tu, trong lúc giao lưu chia sẻ trực diện với tôi, thì vừa nói chuyện với tôi vừa cắm đầu làm việc trên tay, triển hiện ra tâm làm việc rất mạnh, đây hoàn toàn không phải là biểu hiện nên có của anh ấy, hoàn toàn là một người khác so với lần đầu tiên tôi gặp anh ấy. Ngoài điều này ra, tôi còn phát hiện những đồng tu khác hoặc ít hoặc nhiều đều có tâm an dật, tâm hoan hỷ, tâm oán hận, tâm tật đố, tâm tranh đấu, quá tự ngã v.v. Tôi nghĩ mãi mà không lý giải được, vì sao tôi vừa đến đây, liền khiến tôi nhìn thấy bao nhiêu vấn đề này của các đồng tu?
Tôi nhớ Sư phụ đã từng giảng (không nguyên văn), nếu như nhìn thấy hai người đánh nhau, chư vị cũng cần phải suy nghĩ một chút vì sao để chư vị nhìn thấy. Tôi hiểu rằng, Sư phụ là muốn chúng ta đối chiếu với hết thảy hoàn cảnh xung quanh để tìm ra vấn đề của bản thân mình. Đây là quan niệm đã in sâu vào trong não của tôi trước khi bị bức hại. Thế nhưng, đối diện với trạng thái tu luyện không tốt, chấp trước đối với thời gian, tâm làm việc mạnh mẽ của đồng tu v.v., tôi cảm thấy giai đoạn hiện tại, tôi lại không xuất hiện vấn đề “giống hệt” như họ! Tuy nhiên, nếu Sư phụ đã muốn chúng ta đối chiếu với hết thảy hoàn cảnh quanh mình để tìm ra vấn đề của bản thân, vậy thì tôi cần phải “tín Sư tín Pháp”, hướng nội tìm. Cho dù giai đoạn hiện tại tôi không nhận thấy bản thân có vấn đề, hoặc có tâm chấp trước giống như vậy, thì tôi cũng phải tin tưởng tuyệt đối, không chút do dự: Tất cả các vấn đề tôi nhìn thấy, đều phải là vấn đề tồn tại ở bản thân tôi! Những tâm chấp trước của đồng tu mà tôi nhìn thấy, đó nhất định là tôi cũng có tâm chấp trước như vậy, tôi nhất định phải tìm kiếm lôi ra tâm chấp trước của tôi trong mọi suy nghĩ và trong mỗi việc tôi làm! Cho dù ở thời điểm hiện tại tôi không thể chấp nhận 100% rằng tự bản thân tôi có những tâm chấp trước này, thì tôi cũng phải hỏi bản thân mỗi ngày: Tại vì sao để tôi nhìn thấy những vấn đề này? Rốt cuộc vấn đề tương ứng của tôi nằm ở đâu?
Chính là bởi vì hàng ngày tôi kiên trì liên tục tra hỏi bản thân, tìm kiếm ở bản thân, có thể một thời gian chưa tìm thấy được thì tôi cũng không buông bỏ, cuối cùng vào một hôm sau đó một tuần khi đồng hồ chuyển sang giờ phát chính niệm, tôi đột nhiên phát hiện tôi phát chính niệm bị mê mờ, cần phải mở mắt cho tỉnh táo, điều này chẳng phải giống với trạng thái của vị đồng tu đó ở điểm giảng chân tướng sao? Ngoài ra trước đây khi phát chính niệm cảm thấy 15 phút một lát là đã qua, luôn không cảm nhận được đã kéo dài thời gian phát chính niệm. Từ khi bắt đầu dùng audio phát chính niệm 15 phút, tôi bắt đầu cảm thấy thời gian 5 phút thật là dài, điều này chẳng phải là giống với đồng tu mà có chấp trước đối với thời gian sao? Sau đó tôi lại tìm thấy các loại chấp trước khác nhau từ trên thân thể của tôi mà tôi đã nhìn thấy ở trên thân thể của các đồng tu. Mặc dù hình thức biểu hiện không phải “giống hệt như đúc”, thế nhưng vấn đề phản ánh ra là giống nhau! Tôi chợt đột nhiên tỉnh ngộ ra! Hóa ra, đồng tu chính là một chiếc gương của tôi, họ chính là phản chiếu chấp trước của tôi.
Khi tôi đọc đến trường không gian của bản thân được đề cập đến trong mục “Công năng dao thị” và tùy tâm nhi hóa trong mục “Tự tâm sinh ma” trong sách Chuyển Pháp Luân, tôi đã có cảm ngộ sâu sắc hơn.
Sư phụ giảng:
“Những gì mà họ nhìn thấy, kể cả dao thị, kể cả rất nhiều các công năng đặc dị khác, tất cả đều có tác dụng ở trong một không gian đặc định [của con người]; lớn nhất cũng không vượt qua khỏi không gian vật chất mà nhân loại chúng ta đang sinh tồn; nói chung thì không vượt qua khỏi trường không gian của thân thể bản thân họ”. (“Bài giảng thứ hai”, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nghĩ, ngay cả công năng dao thị và rất nhiều công năng đặc dị cũng đều không vượt qua trường không gian của bản thân, vậy thì hết thảy những cảnh tượng mà bình thường tôi nhìn thấy (bao gồm tiếp xúc giao tiếp giữa người với người, quan hệ giữa người và vật, hết thảy các hiện tượng phát sinh, hoàn cảnh nhất định v.v.) đều ở trong phạm vi trường không gian của bản thân tôi.
Sư phụ giảng:
“Tại sao như vậy? Bởi vì hết thảy vật chất nằm trong phạm vi của trường không gian quanh thân thể của vị ấy, đều thuận theo niệm đầu của vị ấy mà diễn hoá, cũng gọi là ‘tuỳ tâm nhi hoá’”. (“Bài giảng thứ sáu”, Chuyển Pháp Luân)
Tôi lý giải là, niệm đầu dẫn khởi tâm chấp trước của tôi có thể dẫn đường mọi thứ của không gian vật chất này (bao gồm tâm chấp trước thể hiện ra của các đồng tu), ở trong phạm vi trường không gian của bản thân tôi mà tiến hành tùy tâm nhi hóa. Lấy vị đồng tu mà hoàn toàn là một người khác ấy để nói, nếu như tôi không có tâm chấp trước này, thì ở trong phạm vi trường không gian của bản thân tôi, biểu hiện của vị đồng tu này có thể lại sẽ là một trạng thái khác. Tôi rất áy náy, áy náy vì tâm chấp trước của bản thân có thể vô ý mà ảnh hưởng đến đồng tu.
Từ đó, tôi ngộ được thêm một bước nữa: Giả tướng của “tâm chấp trước” mà đồng tu biểu hiện ra ở trong phạm vi trường không gian của bản thân tôi, đều là có phản ứng của đổ thêm dầu vào lửa của tâm chấp trước của tôi! Do đó, bất cứ tâm chấp trước nào mà đồng tu biểu hiện ra, đều là phản chiếu tâm chấp trước của tôi, tôi phải chịu trách nhiệm 100% với điều này! Tôi ngộ ra, đây chính là hướng nội tìm mà Sư phu giảng! Do đó tu bỏ hết thảy tâm chấp trước của bản thân, không chỉ là biểu hiện của chịu trách nhiệm với bản thân mà cũng là biểu hiện của chịu trách nhiệm với đồng tu.
Ngoài việc này ra, chúng ta đều có thể lục tìm ra tâm chấp trước của chúng ta từ bất cứ người nào và trong bất cứ sự việc nào phát sinh xung quanh ta, bất cứ người và sự việc nào đều có thể là phản chiếu chấp trước của chúng ta.
2. Thói quen cho rằng là bình thường cũng là phản chiếu chấp trước của chúng ta
Lúc bình thường chúng ta đã dưỡng thành rất nhiều thói quen mà chúng ta cho rằng là bình thường, gần đây tôi mới nhận thức ra được, những thói quen mà chúng ta cho rằng bình thường này cũng là phản chiếu chấp trước của chúng ta.
Ví dụ, trong khi tôi làm cơm, theo thói quen đặt dao ở trên thớt mà không dọn. Điều này đã là thói quen mà tôi cho là bình thường. Tôi không sao lý giải nổi, chính vì sự việc này mà chồng tôi đã nhắc nhở tôi nhiều lần, muốn tôi lập tức thu dọn dao thớt, lại còn nói với tôi rằng các thành viên khác sống cùng trong gia đình cũng có khá nhiều lời phàn nàn với thói quen này của tôi. Tôi lại cho rằng cất sớm cất muộn đều giống nhau, chỉ cần ăn cơm xong, thu dọn sạch toàn bộ nhà bếp là được rồi. Tôi còn ra vẻ lý lẽ hùng hồn mà phản bác lại chồng tôi, kết quả chồng tôi nói: “Em luôn để dao ở chỗ đó không cất dọn, liệu có phải là trong tiềm ý thức nghĩ là, nếu cần thì có thể ngay lập tức lấy ra dùng không? Chính là coi dao như là dụng cụ dự phòng?” Tôi gật đầu nghi ngờ, chấp nhận cách nói của anh ấy, đồng thời đầu não của tôi đang quay cuồng, bình thường rèn luyện cho bản thân khi gặp mâu thuẫn và bất đồng, thì hình thành cơ chế tự động tìm kiếm xem vấn đề của mình nằm ở đâu. Đột nhiên tôi ý thức ra được: Tôi muốn con dao mọi thời khắc đều đang chờ lệnh, lo rằng nếu như khi cần phải dùng đến dao, thì không có sẵn dao, hoặc là không biết lấy nó ở đâu. Đằng sau loại lo lắng này là gì? Kỳ thực đó chính là biểu hiện của cảm giác thiếu an toàn trong tâm. Mà nguyên nhân căn bản nhất sản sinh cảm giác không an toàn ở trong tâm chính là trong thân thể có tồn tại một cái “tư ngã” rất thâm sâu, nếu muốn tu thành “vô tư vô ngã” mà Sư phụ đã giảng (“Phật tính vô lậu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ), thì phải vứt bỏ cái “tư” này!
Cái “tư ngã” này trong nhận thức của tôi, nó chính là một linh thể, nó dùng mọi thủ đoạn để sinh tồn trong thân thể chúng ta, khiến chúng ta cô lập cách khai với bên ngoài tam giới, khống chế chúng ta chỉ có thể ở trong tam giới, nó là một chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản chúng ta tu thành Thần. Cái “tư ngã” này cần cảm giác tồn tại ở trong thân thể chúng ta, nó chỉ có thông qua không ngừng tìm kiếm “cảm giác an toàn” để bảo đảm cho sự tồn tại mọi thời khắc của nó. Nhưng vì để có thể có được “cảm giác an toàn”, nó sẽ lại liên tục tìm kiếm “cảm giác được chấp nhận”. Vì để đạt được “cảm giác được chấp nhận”, nó sẽ không ngừng dẫn ra hàng loạt tâm chấp trước của chúng ta như “tâm hiển thị”, “tâm hoan hỷ”, “tâm oán hận”, “tâm tật đố”, “tâm làm việc” v.v.!
Lấy ví dụ, ví như tôi vì những thành tích đã từng có được và biểu hiện ở trong công tác của tôi mà dương dương tự đắc. Dưới tâm hiển thị ẩn trốn rất sâu thẳm trong tôi, có đôi khi tôi vô thức nói với người khác về thành tích và biểu hiện trong công tác của tôi. Khi tôi ý thức được tâm hiển thị của bản thân, tôi hỏi bản thân tôi, tại sao tôi có thể cho phép tâm hiển thị của tôi sai khiến tôi làm ra những hành vi và cử động này? Tôi ngộ ra là sự tự ti trong tâm của bản thân tôi cần phải giành được đồng cảm chấp nhận từ người khác. Đối với bên ngoài, thì cảm giác đồng cảm chấp nhận thúc đẩy tôi thể hiện ra tâm hiển thị. Đối với bên trong, cảm giác đồng cảm chấp nhận là thứ được dẫn phát ra bởi cảm giác không an toàn từ một tầng thứ thâm sâu. Bởi vì trong tâm tôi không có cảm giác an toàn đối với sự tồn tại của “tôi”, do đó tôi mới cần phải không ngừng hiển thị bản thân, để người khác liên tục chấp nhận tôi, liên tục cấp cho tôi cảm giác an toàn. Vậy cảm giác an toàn ở một tầng thâm sâu nữa chẳng phải chính là được ẩn giấu ở “tư ngã” rất thâm sâu sao? Cái “tư ngã” này không ngừng tìm kiếm cảm giác tồn tại, từ đó mà không ngừng cần cảm giác được công nhận, liền dẫn phát hàng loạt tâm chấp trước. Do đó “tư ngã” là căn nguyên gốc rễ của nhu cầu cảm thấy được tồn tại, nhu cầu cảm giác được an toàn, nhu cầu cảm giác được công nhận, từ đó dẫn đến xuất hiện tâm hiển thị, tâm hoan hỷ, tâm oán hận, tâm tật đố và hết thảy các tâm chấp trước khác!
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng, những tập quán mà bình thường chúng ta ở thế gian con người dưỡng thành thói quen, cũng có thể là phản chiếu chấp trước của chúng ta. Ví như, người thân của tôi có thói quen sáng sớm trước khi ra ngoài nhất định phải tắm rửa, nếu không tắm rửa thì khắp người sẽ thấy khó chịu. Đây chẳng phải là biểu hiện của cảm giác không an toàn sao? Cảm giác không an toàn này chẳng phải là khởi nguyên sản sinh hàng loạt tâm chấp trước của chúng ta sao? Do đó chúng ta không nên xem nhẹ bất kỳ tập quán nào mà bình thường chúng ta ở thế gian con người dưỡng thành thói quen, chưa biết chừng cái đó có thể mang đến đột phá không hề nhỏ cho chúng ta.
3. Sự việc xuất hiện thường xuyên ở xung quanh ta là phản chiếu chấp trước của chúng ta
Có lúc sự việc giống nhau có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần. Những sự việc xuất hiện thường xuyên này, khả năng cao là phản chiếu của chấp trước của chúng ta. Mỗi khi tôi gặp phải, tôi đều cảnh giác và tự hỏi bản thân, tôi có vấn đề ở chỗ nào.
Ví như cách đây một khoảng thời gian, nhà tôi xuất hiện tình huống liên tục rò rỉ nước và lãng phí tài nguyên nước. Tuy nhiên nhiều năm trước tôi đã dưỡng thành thói quen thuận tay tắt nước, dùng nước tiết kiệm. Nhưng trong đoạn thời gian gần đây, hiện tượng tôi không tắt vòi nước xuất hiện liên tục, lặp lại thường xuyên và tập trung. Là cái gì đã ngăn cản suy nghĩ chủ động tắt nước của tôi, phá vỡ thói quen được dưỡng thành nhiều năm của tôi? Mặc dù là tôi đã ý thức được thời gian gần đây tôi phải chú ý tắt vòi nước, tuy nhiên, sự việc này vẫn cứ xuất hiện liên tục hai, ba lần, quả là bất khả tư nghị, tôi nghĩ mãi cũng không lý giải được.
Tôi biết rằng nhất định là tôi có “lậu”, mới tạo thành hoàn cảnh xung quanh mà triển hiện ra cho tôi hiện tượng nước “rò rỉ”, nhưng tôi vẫn mãi không tìm ra vấn đề của bản thân nằm ở đâu, do đó hiện tượng nước “rò rỉ” xuất hiện nhiều lần, nhắc nhở nhiều lần để tôi phải đề cao tâm tính! Một ngày nọ sau khi hiện tượng này kéo dài gần một tuần, vào lúc 4:30 sáng, van nước của bồn cầu dưới lầu đột nhiên bị hỏng, nước ở bên trong két nước tràn đầy, từ trong lỗ tròn đường kính 1 cm ở bên sườn của két nước, đổ trút xuống giống như thác nước, âm thanh đó to đến nỗi, tôi ở trên lầu cũng bị đánh thức bởi tiếng nước chảy to này! Tôi có gọi điện thoại giao lưu chia sẻ sự việc này với đồng tu. Trong khi giao lưu chia sẻ, tôi đột nhiên ngộ được: Chẳng phải miệng của tôi mở ra là giống cái lỗ trong đường kính 1 cm đó sao? Tôi thường trao đổi nói chuyện không ngừng, những lời nói đó chẳng phải giống như dòng nước trút xuống sao? Đây chẳng phải là đang nhắc nhở tôi, gần đây tôi nói quá nhiều, phát biểu ý kiến quá nhiều hay sao?
Tôi bắt đầu nhớ lại những biểu hiện trong đoạn thời gian này của tôi, suy xét lại trong lời nói của tôi, xem xét trong các phát ngôn lúc bình thường của tôi, để xem vấn đề của tôi nằm ở đâu. Tĩnh tâm xuống để suy xét, trong lúc học Pháp tôi phát hiện Sư phụ nói ở trong giảng Pháp:
“[nay họ] lập tức bước ra muốn làm việc tốt nhiều hơn, lấy công bù lỗi. Nhưng bản thân vì quãng thời gian trước đã rớt tầng thứ rồi, cho nên có khoảng cách so với các học viên hiện nay mà vẫn luôn trong Chính Pháp, mà khoảng sai biệt đó là bản thân họ không nhìn ra”. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)
Tôi dùng Pháp để đo lường, mới phát hiện ra rằng đoạn thời gian này, trong khi giao lưu chia sẻ tôi có tâm hiển thị và tâm tranh đấu rất mạnh, trong các lời phát biểu tôi đều đặt mình ở vị trí rất cao, khi đề xuất ý kiến thì khoa tay múa chân với đồng tu! Chả trách có một lần tôi phát biểu ở hội giao lưu chia sẻ bị người chủ trì ngắt lời, khi đó tôi vẫn không ngộ ra.
Hiện tại tôi cảm thấy bản thân sao tu kém như vậy, những tâm chấp trước của đồng tu chỉ ra ở hội giao lưu chia sẻ đó đều là tâm chấp trước của tôi. Hơn nữa, tôi càng giao lưu chia sẻ với đồng tu càng hiểu thêm, tôi vừa mới đến Malaysia, đối với rất nhiều tình huống ở bên này chưa hiểu rõ, có rất nhiều sự việc, đồng tu bên này đều đang tinh tấn tiến lên, tôi có tư cách gì ở trong tình huống còn chưa rõ ràng mà tùy tiện phát biểu ý kiến bừa bãi? Sự việc rõ ràng không ở trong Pháp như vậy, tôi lẽ nào có thể bị tâm hiển thị và tâm tranh đấu của bản thân dẫn dắt và để tình huống kiểu này duy trì mãi như vậy?
Khi đó tôi ngộ ra được những điều này, tôi nói với bản thân, điều mà hiện tại tôi cần phải làm, chính là im lặng, tĩnh tâm lại để học Pháp thật nhiều, tìm hiểu nhiều hơn tình huống hồng Pháp ở bên này, dựa trên Pháp mà nhận thức, không ngừng đề cao uy lực trừ ác của bản thân, đặt cơ sở vững chắc cho việc phối hợp làm tốt hạng mục với đồng tu ở bên này trong tương lai.
Sau khi tôi ngộ ra được hết thảy những điều này và bắt đầu để bản thân trầm tĩnh xuống, thì hiện tượng nước rò rỉ và lãng phí tài nguyên nước cũng không xảy ra nữa. Do đó, sự việc xuất hiện lặp lại nhiều lần quanh bản thân mình cũng là phản chiếu chấp trước của chúng ta.
Từ những điều trên có thể thấy, Sư phụ muốn chúng ta đối chiếu với hết thảy hoàn cảnh xung quanh mình để tìm ra vấn đề của bản thân, chính là chúng ta không thể xem nhẹ bất cứ người nào và bất cứ sự việc nào phát sinh bên cạnh bản thân chúng ta, không thể xem nhẹ những thói quen mà chúng ta cho là bình thường, không thể xem nhẹ tình huống xuất hiện lặp lại nhiều lần, những điều này đều có thể là phản chiếu của chấp trước của chúng ta. Chúng ta phải chủ động hình thành một cơ chế tự động tìm kiếm, từ trong nhất cử nhất động, nhất tư nhất niệm ngày thường, nắm chắc thời gian để tìm kiếm bất cứ chấp trước nào của bản thân, gấp rút tu bỏ chúng, tăng tốc độ đề cao bản thân, phối hợp với các đồng tu tốt hơn nữa để cùng nhau trợ Sư Chính Pháp!
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/290012
Ngày đăng: 13-06-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.