Niềm vui của hướng nội tìm
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Hắc Long Giang
[ChanhKien.org]
Tôi là người học Đại Pháp vào cuối năm 2007, học Đại Pháp không chỉ thân tâm tôi trở nên khỏe mạnh, mà tất cả bệnh tật trên thân thể cũng không cánh mà bay và còn khiến gia đình tôi càng thêm hòa thuận hơn. Ở trong Đại Pháp biết được rất nhiều Pháp lý, cuộc sống sinh hoạt trở nên nhẹ nhàng tự tại hơn. Tại đây, tôi muốn báo cáo với Sư phụ và chia sẻ tâm đắc thể hội trong tu luyện với các đồng tu, có chỗ nào chưa đúng kính mong các đồng tu chỉ rõ.
Một hôm vào buổi tối, trong nhà chỉ có mình tôi, cảm giác rất yên tĩnh, tôi dùng thời gian này để viết bài chia sẻ cho Pháp hội. Đương lúc bản thân cao hứng, chồng tôi vác một túi nấm về nhà bảo tôi nhặt nhạnh xử lý cho anh ấy, tôi rất tức giận, lúc đó liền xị mặt xuống nói: “Làm gì mà anh về muộn thế”. Anh ấy nói: “Anh hái một ít nấm nhỏ, anh làm không hết cầm về nhà làm cùng em”. Tôi cố kìm nén hỏa khí trong bụng, nói: “Anh ăn cơm đi”. Khi tự mình nhặt nấm, vẫn tức giận bất bình: “Anh hái những cái này sao không làm xong hết ở trên núi?” Chồng tôi nói: “Mình anh làm không hết mới mang về”. Bản thân trong tâm nghĩ: “Nhiều như vậy khi nào mới có thể làm xong”, tôi nhìn anh ấy ăn cơm lại còn uống cả rượu, lề mà lề mề, chốc nữa cũng sẽ không giúp tôi được. Trong tâm tôi rất tức giận, khi tôi vào nhà vệ sinh, anh ấy dùng chân đá đổ chỗ nấm tôi đã nhặt xong, tôi càng tức giận hơn, cầm bát rau lên đập vỡ. Anh ấy nói một câu: “Em quá tự tư rồi, chỉ nghĩ đến bản thân”. Tôi sững người lại, nghĩ: “Mình tự tư sao?” Tôi đáp lại anh ấy một câu: “Anh còn tự tư hơn”. Anh ấy xông lên muốn nhào tới đánh tôi. Lúc này tâm tôi bình tĩnh trở lại, nghĩ tới Pháp của Sư phụ:
“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn”. (“Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân)
Lúc này chồng tôi dừng lại không động thủ nữa, tôi nói anh ăn cơm đi, anh ấy liền vào phòng.
Tôi phát chính niệm một lúc, khiến bản thân tĩnh lại, mình tự tư, tự tư ở đâu? Trong đầu cứ mãi phản ứng rằng bạn không sai, viết bài chia sẻ cũng là việc chính đáng mà, anh ấy đang can nhiễu, can nhiễu. Tôi luôn bài xích, muốn Sư phụ cho nhìn thấy ưu điểm của người khác, không thể cứ nhìn một phía không tốt đó. Anh ấy hái nấm cũng rất vất vả rồi, trên núi không có nước còn phải gánh nước, còn phải tự mình nhặt nhạnh sắp xếp, anh ấy hái cũng không chỉ là bản thân ăn, còn nói để biếu người nhà của mình; mình viết bài chia sẻ cũng không sai, hãy nghĩ xem ban đầu không viết, tại sao tới thời gian phải giao bài lại viết, chẳng phải là tâm dây dưa lề mề sao? Khi tôi muốn viết, người khác đều phải tránh ra, đây chẳng phải là tự tư sao? Vì tôi vị tư lại còn có rất nhiều tâm tranh đấu, hơn nữa còn chưa làm được Nhẫn, suy nghĩ đến đây, liền nghĩ trước tiên đem nấm ra làm cho xong đã. Lúc này chồng và con trai tôi cũng đi tới và bắt đầu làm cùng, tôi liền đi lấy nước rửa sạch, rất nhanh chóng đã làm xong.
Sư phụ đã giảng:
“Kỳ thực thế nhân cũng có phạm vi của mình, chỉ là một trường rất nhỏ bé mà thôi, không bao gồm người khác; tâm tình của tự thân một người cũng sẽ dẫn đến kết quả của một số việc. Người thường không biết được tầng ý nghĩa này của “tướng do tâm sinh”; thực ra chính là: nhân tố của mình cải biến hoàn cảnh của mình. ‘Tu chính mình’, ‘hướng nội tìm’, những lời ấy tôi đã nói hết sức minh bạch rồi, hết sức rõ ràng rồi, (cười) nhưng không có được bao nhiêu người có thể coi trọng điều này; kể cả các việc mà đệ tử Đại Pháp làm cũng là tình huống này”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Đại Kỷ Nguyên [2009])
Hướng nội tìm là Pháp bảo, tu luyện chính là vứt bỏ nhân tâm, không có cái tâm đó, thì chính là không có cái hoàn cảnh đó.
Mấy năm tu luyện Đại Pháp là thời gian hạnh phúc nhất của tôi, từ nay về sau tôi nhất định làm tốt ba việc, cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa.
Ngày đăng: 25-05-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.