Đôi lời thiển ngộ về “Nhẫn”
Tác giả: Thẩm Dương
[ChanhKien.org]
Đôi khi chúng ta thường hay nói đến “Nhẫn”, vậy “Nhẫn” có hàm nghĩa là gì? Thể ngộ của cá nhân tôi thì chẳng phải chính là không cho phép động nhân tâm hay sao? Động tâm rồi thì còn nói nhẫn gì nữa đây? Và nếu như vậy sẽ mất đi hàm nghĩa của “Nhẫn”. Trong khi mâu thuẫn ở trước mặt: bạn bất động tâm, không động và cũng không nên động niệm, như vậy thì bạn chính là đã vượt được quan. Một khi động nhân tâm thì bạn chính là người thường, đó không phải là tu. Đứng tại cao tầng mà xét thì thấy: Tu luyện chính là trong khi động tâm và bất động tâm, bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Nó rõ ràng, trực tiếp, và đơn giản như vậy thôi. Chúng ta hãy suy nghĩ kỹ xem, có phải là như vậy hay không?
Nếu như chúng ta trong ma nạn, tôi chính là bất động nhân tâm! Vậy thì bất kỳ chấp trước nào cũng sẽ vô cùng khiếp đảm sợ hãi; ngay cả quỷ thần nhìn thấy bạn cũng phải bất lực, chạy không còn bóng dáng. Vì sao? Bởi vì bất động nhân tâm chính là bạn đang tu luyện ở trong Pháp, hàm nghĩa chân chính của “Nhẫn” chính là bất động tâm.
Đây là một chút thể hội cá nhân tôi, có chỗ nào chưa thỏa đáng mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Ngày đăng: 11-01-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.