“Chết” không có gì đáng sợ



Tác giả: Lạp tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Có không ít đồng tu khi gặp nghiệp bệnh nguy hiểm đến sinh mệnh, chính niệm thường không mạnh, bị cựu thế lực ác ý dùi vào, xuất hiện cảm giác sợ hãi, tuyệt vọng về cái chết, thậm chí còn làm mất đi nhục thân. Lúc đó, tôi vô cùng đồng cảm với các đồng tu và cảm thấy rất buồn, bởi vì trước đây tôi cũng đã từng trải qua điều đó. Người khác sẽ thật sự khó có thể cảm nhận được nếu họ chưa đi đến bước đó. Dưới đây là những thể hội mà tôi ngộ tới trong quá trình tu luyện, vào lúc tôi cảm thấy như mình sắp chết. Bởi vì đã rất nhiều năm trôi qua, thời thế thay đổi, nên nhiều tình tiết tôi không nhớ rõ chi tiết, chỉ nhớ đại khái ý tứ.

Tôi nhớ rằng khi tôi bất ngờ gặp phải quan nghiệp bệnh nguy hiểm, tôi chợt cảm thấy cái chết đang đến gần, trong tâm cảm nhận được sâu sắc về việc không thể kháng cự lại với Thần chết, làm cho bản thân cảm thấy sợ hãi, không còn sức lực nữa. Lúc này tôi đã hoàn toàn mất chính niệm, lo sợ đến cực điểm, mọi hy vọng đều đã không còn, tôi muốn khóc mà không có nước mắt, hơn nữa thân thể lại vô cùng khó chịu, thực sự thấy đau khổ quá chừng! Những điều ấy đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong ký ức của tôi. Lúc đó, tôi mong có cảm giác được chìm vào giấc ngủ biết bao, bởi vì giấc mơ trong khi ngủ không hề có sự uy hiếp về cái chết ở đó, nhưng ở đây khi tỉnh dậy thì tôi lại phải đối mặt với cái chết.

Sau này dưới sự giúp đỡ của các đồng tu, tôi đã có chính niệm, đã có nhận thức đầy đủ về sự “lo sợ”. “Lo sợ”, trên thực tế là do tác dụng tinh thần của tôi: Bởi vì tôi chưa hiểu được rõ chúng, nên tôi chỉ dựa vào tưởng tượng, diễn hóa ra một ảo ảnh đáng sợ, trông nó rất “dữ tợn” và “khủng khiếp”, nó dọa người, tạo thành gánh nặng lớn cho tinh thần của tôi.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng:

“Như mọi người đã biết thật sự [làm người ta] mắc bệnh thì [do] bảy phần tinh thần ba phần bệnh. Thông thường ban đầu tinh thần của người ta suy sụp, ban đầu không chịu được, gánh nặng lớn quá, rồi làm cho bệnh tình trở nên [nguy] kịch; thường [xảy ra] như vậy”.

“tinh thần của cá nhân này đã dẫn đến cái chết của mình”.

“Lão, bệnh, tử cũng là một loại ma, nhưng được sinh ra để duy hộ đặc tính vũ trụ”.

Nếu không buông bỏ được gánh nặng tinh thần này, mà để nó phát triển, kết quả có thể thật sự làm cho tình trạng thân thể của chúng ta suy giảm nghiêm trọng, cuối cùng sẽ phải đầu hàng, tự mình bị “bảy phần tinh thần” dọa cho sợ đến chết.

Vậy là, tôi kiên định chính niệm: “Tôi là đệ tử Đại Pháp, có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây làm hậu thuẫn cho tôi, cái gì cũng không sợ, kiên quyết phủ định loại giả tướng tinh thần không nên tồn tại này”. Những gì “khủng khiếp đáng sợ” làm cho kinh hãi đều là cản trở của ma, trước sức mạnh của lực lượng Đại Pháp, tất cả giả tướng đều như khói tản mây tan, giống như nhìn thấy mặt trời trở lại sau khi xua tan những đám mây đen. Trong quá trình phát chính niệm, khi chính niệm không mạnh, có tư tưởng “sợ hãi”, thì hãy liên tục niệm thầm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!”, cho đến khi không còn nghĩ đến điều đó nữa thì mới dừng, đồng thời nỗ lực làm tốt ba việc. Hơn nữa tôi không ở trong tình của con người, không thuộc về tam giới quản, địa ngục không có tên tôi và tôi không liên quan gì với “cái chết”.

Vốn dĩ những “cái chết” giả này sẽ không xảy ra, “sợ hãi” cũng không nên tồn tại. Nó tồn tại là bởi vì chấp trước. Sư phụ trong “Tinh tấn yếu chỉ II – Tống khứ chấp trước cuối cùng” có giảng:

“Không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ”.

Chính vì bình thường chính niệm của tôi không đủ mạnh, nên tất cả những thứ này đều phát sinh, cựu thế lực sẽ nắm chắc chấp trước để đến bức hại.

Kỳ thực, trong quá trình chết, cũng không có gì thật sự đáng sợ, trái lại nó rất bình thường. Trong Chuyển Pháp Luân Sư phụ có giảng:

“Chính là khi người ta vào đúng tích tắc đang chết ấy không có cảm giác sợ hãi”

“Tất cả mọi người đều nói rằng vào đúng tích tắc ấy cảm giác thấy một loại cảm giác hưng phấn giải thoát tiềm tại, không có cảm giác thống khổ”.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu” Sư phụ có giảng:

“Giống như khi thức dậy sau giấc ngủ, chư vị sẽ đột nhiên phát hiện những việc một đời chư vị đã làm, mỗi một sự việc nhỏ đều giống như vừa mới làm xong, chính là rõ ràng như vậy, đột nhiên đại não đều giải thoát ra”.

Tôi hiểu rằng những gì Sư phụ giảng chính là Pháp, chính là chân lý. Khi chết đi thì giống như tỉnh dậy sau giấc ngủ vậy, có một cảm giác hưng phấn, giải thoát tiềm tại. Hơn nữa, bạn lại càng hiểu rõ ràng hơn những gì mình đã làm trong một đời, như hiện ra trước mắt vậy. Cái gọi là cái chết này chẳng qua là từ trạng thái mê của con người chuyển sang một trạng thái thanh tỉnh khác mà thôi. Quá trình chuyển đổi trạng thái này, giống như một trò chơi, vậy có gì đáng sợ!

Tuy nhiên, hiện nay là thời khắc quan trọng để trợ Sư Chính Pháp, tôi nhất định phải vượt qua cửa ải sinh tử này, kiên trì đến ngày Pháp Chính Nhân Gian, đoái hiện lời thệ ước, hoàn thành sứ mệnh của mình!

Tất nhiên, trên đây là một chút những gì tôi đã dần dần ngộ được, còn phải trải qua một quá trình rất dài, rất thống khổ. Hiện nay cũng chỉ là ngộ trên đạo lý, trong tư tưởng chưa hoàn toàn đạt đến cảnh giới “vượt ra khỏi sinh tử”, thậm chí khi giao lưu với đồng tu, cũng bàn về chủ đề rất cấm kỵ là “cái chết” này. Hơn nữa, đây chỉ là ngộ đến ở một góc độ nào đó, cũng không nhất định là đúng.

Bài viết ngắn này, cũng chỉ là phao chuyên dẫn ngọc. Tầng thứ có hạn, chỉ mang tính chất tham khảo.

Tái bút: Đôi khi tôi nghĩ, những đạo sỹ, hòa thượng đắc đạo, có thể xem nhẹ cái chết, coi cái chết như là sự trở về. Có một ngày cảm giác thấy tự mình phải ra đi rồi, như là ở đó mà “tọa hóa” (đạo Phật chỉ hoà thượng ngồi chết) hoặc là “thi giải” (chỉ người tu Đạo vứt bỏ hình thể con người tu thành Tiên) rồi, rất thản đãng, rất ung dung. Tôi là một đệ tử Đại Pháp, mặc dù không có “tọa hóa”, cũng không nên trong thời gian Chính Pháp mà vi phạm thệ ước, nói về sinh tử, nên có cảnh giới tư tưởng xem nhẹ sinh tử.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/286348



Ngày đăng: 29-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.