Người tính không bằng trời tính, thiện ác báo ứng quả không sai
Tác giả: Chính Niệm chỉnh lý
[ChanhKien.org]
“Khấu Ngũ đòi nợ” là một câu chuyện dân gian không được lưu trong sử sách, cũng không có ghi chép văn tự, chỉ dựa vào truyền miệng. Niên đại cũng không thể nào tra cứu rõ ràng, chỉ biết vào khoảng chừng thời kỳ Minh – Thanh. Câu chuyện được lưu truyền rộng rãi khắp nơi, ở phần lớn khu vực tỉnh Sơn Tây và khu vực rộng lớn Nội Mông Cổ hầu hết mọi nhà đều biết, già trẻ đều biết. Có thể nói phàm là người biết có huyện Quách cổ, thì nhất định sẽ nghe qua câu chuyện này.
Đồng thời câu chuyện này còn lưu truyền lại một số câu ngụ ngôn dân gian theo cách nói bỏ lửng (1) được người đời sau ứng dụng rộng rãi như: “Khấu Ngũ cõng trống – không nặng” (dùng để so sánh và nói rõ phân lượng của vật thể không nặng), v.v… cũng từ thể loại ngụ ngôn này mới càng làm cho câu chuyện được lưu truyền rộng rãi, cho tới mãi sau này. Cũng có thể thấy rõ được tính chân thực của câu chuyện là không thể nghi ngờ.
Câu chuyện có thực này đã chứng minh cho câu nói “người tính không bằng trời tính”, đạo lý và quy luật nhân quả báo ứng không hề sai, là triển hiện chân thực của Thiên lý rõ ràng, đối với duy trì đạo đức nhân loại vẫn luôn khởi tác dụng cực kì chính diện. Từ góc độ văn hóa Thần truyền của Trung Hoa mà nhìn thì vạn sự đều không phải ngẫu nhiên, đây cũng chắc chắn thuộc về an bài của Thần.
Ông chủ Khấu bán bạn phát đại tài
Nói đến Sơn Tây ngày xưa có huyện Quách cổ, thuộc Đại Châu (tên huyện ngày nay) quản hạt, sau đổi thành thành phố Nguyên Bình. Người huyện Quách kinh doanh và buôn bán trên phạm vi rất rộng, đường rộng, nhiều cách thức làm ăn buôn bán. Vào giữa những năm thời Minh, Thanh ở huyện Quách có một người họ Khấu nọ làm ăn tinh ranh, khôn khéo và xảo quyệt, ông ta buôn bán đến tận thành Bắc Kinh, mọi người gọi là ông chủ Khấu. Ông chủ Khấu đối với mọi người rất khéo léo, nhanh trí hơn người, khôn khéo linh hoạt, kết giao rộng rãi đủ mọi tầng lớp, đủ mọi loại người, tốt xấu đều có qua lại. Đặc biệt kết giao với năm người bảo tiêu có võ nghệ cao cường, vượt nóc băng tường như bay, ngày thường xưng huynh xưng đệ, mời mọc tiệc tùng đi lại thân thiết.
Có một dạo, việc làm ăn của tiêu cục suy bại, chỉ còn cái vỏ rỗng. Năm người bảo tiêu vốn dĩ tình như thủ túc, huynh đệ sống chết có nhau, cùng chung chí hướng. Cũng là tận mắt thấy thế đạo bất công, tham quan ô lại, ăn hối lộ làm điều phạm pháp, năm người không hẹn mà nên đều làm chuyện cướp bóc tài sản, cướp của người giàu chia cho dân nghèo, tuy rằng hành vi cướp bóc là vi phạm thiên lý, nhưng may thay bọn họ thủy chung vẫn tuân thủ quy tắc và ranh giới làm một đạo chích giữ đạo nghĩa, đó là chuyên môn lấy trộm ngân khố của quan phủ và của cải của tham quan ô lại, họ làm vậy một là vì đó là những của cải bất chính, hai là trong tâm cảm thấy cân bằng. Còn như bách tính phổ thông bình dân, bọn họ tuyệt không quấy nhiễu, phá hoại; đối với người có cuộc sống gian khó khốn khổ thông thường hay ra tay tương trợ, cứu khốn phò nguy, khẩn cấp cứu nạn, làm chuyện hành hiệp trượng nghĩa. Bởi vì trong cửa hiệu của ông chủ Khấu có hai kho rộng lớn dưới lòng đất có thể tích trữ tài vật, bọn họ liền đưa ông chủ Khấu nhập hội, bảo quản tài vật.
Bởi vì năm người họ thân thủ đích xác bất phàm, thủ đoạn ra tay khéo léo tinh vi, mặc dù ở kinh thành liên tục không ngừng xảy ra đại án mất trộm, náo động xôn xao cả vùng, quan phủ tăng cường phòng bị và gia tăng triệt phá, vẫn luôn tìm không ra một chút manh mối nào, thế là quan phủ ra lệnh dán cáo thị truy nã nghi phạm treo thưởng vạn lượng bạc trắng.
Lại nói tới lòng người đa phần không vượt qua được sự mê hoặc của “lòng tham không đáy”, vài năm trôi qua, trong kho của ông chủ Khấu đã tích trữ được số lượng vàng bạc châu báu rất lớn, văn vật đồ cổ, kỳ châu dị bảo đủ cả… làm ông chủ Khấu nhìn mà thấy choáng ngợp, tâm huyết dâng trào; hận không thể làm cách nào có thể đem số bảo vật này một hơi nuốt trọn toàn bộ. Ông ta vắt óc suy tính, trầm ngâm suy nghĩ nảy ra ý định: Ông ta trước tiên giấu năm người, đem phần lớn những tài vật quý giá tập trung lại cất kín ở một trong một kho, sau đó đem một lượng nhỏ tài vật không quý giá lắm sắp xếp trong một nhà kho khác. Sau đó thông qua người quen giới thiệu với sai nha trong quan phủ, kết hợp với thủ đoạn dùng kim tiền hối lộ, đích thân câu kết với quan phủ âm mưu sắp đặt phương án thực thi cụ thể để tróc nã bọn trộm cắp.
Đúng vào tháng giêng, ông chủ Khấu bày tiệc ở cửa hiệu với đủ các món ăn xa xỉ, sơn hào hải vị thượng hạng, rượu ngon, trà thơm nổi tiếng, mời năm người anh em cùng đến, còn gọi thê thiếp kiều mỹ của mình trang điểm xinh đẹp lộng lẫy, hương thơm phảng phất; lời ngon tiếng ngọt, giọng điệu uyển chuyển, ra sức xu nịnh, tâng bốc hết mức có thể, phát huy kĩ năng toàn thân nghĩ cách luân phiên mời rượu, từ giữa trưa ăn uống một mạch cho đến lúc mặt trời khuất núi, đèn lồng thắp lên, năm người anh em cũng rất đắc ý tự mãn, không nghi ngờ phòng bị gì, tất cả uống đến lảo đảo xiêu vẹo, say khướt bí tỉ, ngủ ngáy như sấm. Lúc này, sai nha triều đình sớm đã mai phục ở xung quanh cửa hiệu hùng hổ xông vào, đem năm người bảo tiêu trói chặt một cách nhẹ nhàng rồi giam vào đại lao, tất cả bị phán quyết đến mùa thu xử trảm.
Ông chủ Khấu lập tức mở kho chứa số lượng ít tài vật, đem bộ phận nhỏ tang vật sung cho quan phủ; đồng thời lĩnh được số tiền thưởng lớn. Ông chủ Khấu sau lần bán bạn cầu vinh này đã nuốt trọn đồ ăn trộm có thể xem là thần cơ diệu toán, dối trời vượt biển, áo trời không kẽ hở (2), tiếng lành đồn xa, hoành tài đại phát, một hành động đắc nhiều lợi ích! Đây còn chưa nói ông chủ Khấu tuổi cũng đã gần nửa trăm, mặc dù tam thê tứ thiếp, nhưng mãi không có con cái, vì thế mà thường ưu tư lo lắng, mặt ủ mày chau; nhưng cùng với lần phát đại tài này, vợ cả cũng xuất hiện dấu hiệu mang thai, theo quan sát bề ngoài rất có khả năng là dấu hiệu của quý tử. Lần này làm cho ông chủ Khấu vui mừng khôn xiết không lời nào diễn tả.
Tự mình gian trá xảo quyệt, đừng trách con phá gia chi tử
Đợi đến giờ ngọ ba khắc của ngày mùa thu tươi mát, năm vị bảo tiêu phải chấp hành trảm lập quyết. Ông chủ Khấu tâm còn đang thấp thỏm cuối cùng cũng nhẹ nhõm, tự cho rằng từ nay trở đi quỷ thần càng không hay biết, áo trời không kẽ hở, có thể kê cao gối mà tận hưởng thành quả rồi. Mới canh một ông ta đã cảm thấy mệt mỏi vô lực, đầu vừa đặt xuống gối liền nhìn thấy năm người bảo tiêu toàn thân đầy máu, trợn mắt nổi giận, tay cầm đao thép lạnh giọng quát lớn: “Gian tặc bất nghĩa, trả mạng lại cho ta!” sau đó năm lưỡi đao sắc bén cùng lúc đâm vào ngực ông ta. Ông ta không khỏi hét lên một tiếng, toàn thân toát mồ hôi lạnh, trong lúc hoảng hồn chưa tỉnh, có người hạ nhân cao giọng hô lớn: “Ông chủ, phu nhân hạ sinh thiếu gia rồi! Mẹ tròn con vuông, chúc mừng chúc mừng!”
Ông chủ Khấu trong tâm trí bị cơn ác mộng rõ ràng như thật bao phủ làm cho tâm thần bất định, thấp thỏm không yên, muốn phá tan cơn ác mộng này đi, liền đặt cho đứa con trai độc đinh duy nhất cái tên độc một chữ “Ngũ”, gọi là “Khấu Ngũ”.
Ông chủ Khấu kiếm được rất nhiều tiền, nhiều đến nỗi bản thân cuối cùng có bao nhiêu tiền cũng không ai biết được; đại khái nhiều tới mức kim ngân châu báu có tiêu 18 đời cũng không hết, nên căn bản không còn hứng thú phải lao tâm khổ tứ làm ăn buôn bán gì nữa; mà chủ yếu nhất là vì tránh khỏi oan hồn của năm vị bảo tiêu quấy nhiễu. Liền không chút do dự quyết định bán hết cửa hàng ở kinh thành, đem theo đoàn xe chất đầy kim ngân châu báu mênh mông bát ngát, cùng già trẻ áo gấm về quê nhà ở huyện Quách – Sơn Tây, tại quê nhà xây dựng một biệt phủ lớn, dựng lên ruộng đất rộng rãi, trong thời gian ngắn trở thành người giàu có bậc nhất của huyện Quách, mọi người đều gọi là “Khấu lão gia”.
Mặc dù Khấu lão gia trong lòng không sao tránh được hoài nghi con trai duy nhất Khấu Ngũ chính là chủ đến đòi nợ, nhưng từ trong xương tủy không tự chủ được bản thân, sâu trong tâm có thương, có yêu, có đau không cách nào không chế được, đứa con này đã trở thành mạng sống của bản thân, đúng là đã nắm chắc trong tay còn sợ mất, ngậm trong miệng rồi còn sợ tan; ông ta để mặc nó muốn làm gì thì làm. Khấu Ngũ cũng thực sự được xem là không làm nhục sứ mệnh, cách thức đòi nợ cũng rất điển hình, rất đặc biệt, rất mới mẻ, cũng rất nổi bật. Diễn xuất ra tình tiết câu chuyện được lưu truyền rộng rãi khiến người người đều bàn tán say sưa.
Khấu Ngũ từ khi ra đời là khóc không chịu dừng, ngày đêm quấy khóc không nghỉ, lần lượt mời danh y khắp nơi, mà tất cả đều bó tay hết cách, lực bất tòng tâm. Có một ngày khi nó đang quấy khóc đạp lung tung, đạp trúng tách trà rất tinh xảo trong tay vị lang trung rơi xuống đất, phát ra âm thanh vỡ nát lanh lảnh, sắc lẹm làm cho Khấu Ngũ ngừng khóc, còn lộ ra nụ cười rạng rỡ. Khoảng chừng một lúc sau lại khóc trở lại, Khấu lão gia liền để gia nhân tiếp tục đập tách trà, cứ đập thì lại nín, thử đập vỡ đồ gốm rẻ tiền thì không có tác dụng gì, càng là đồ tinh xảo đắt tiền thì hiệu quả ngừng khóc càng tốt. Mỗi ngày phải đập đến cả trăm đồ gốm sứ tinh xảo mới có thể giữ cho nó không quấy khóc to nữa. Sau đó, khi nó dần dần lớn lên, chỉ dùng âm thanh đập vỡ đồ sứ cũng không thể kích thích dây thần kinh hưng phấn của Khấu Ngũ nữa, lại phát triển thành từng chồng, từng chồng những đồ gốm tinh xảo từ trên lầu ném xuống đập vào đá, nó mới vui vẻ hớn hở cười lớn, khoa chân múa tay, mỗi ngày cần phải cung cấp hàng trăm ngàn bộ đồ sứ quý báu chỉ để cho nó nghe âm thanh vỡ nát mua vui.
Khấu Ngũ từ nhỏ không thích đọc sách, chỉ thích chơi đùa, khi ở ngoài đường chơi đùa cùng với lũ bạn nhỏ, mỗi ngày đều bắt nhũ mẫu nướng bánh buộc sẵn quanh cổ, nó ăn hết phần trước, cũng lười không thèm dùng tay xoay phần bên cạnh và phía sau để ăn, mà tùy tiện vứt xuống đất, mấy bạn nhỏ liền mỗi người một miếng tranh nhau ăn cho đỡ đói, đỡ thèm. Bọn trẻ liền lưu lại một câu nói cửa miệng rằng “Khấu Ngũ ăn bánh ngô – bạn một nửa, tôi một nửa”.
Khấu Ngũ chỉ cần muốn mua thứ gì thì trước giờ không bao giờ hỏi giá tiền, cần bao nhiêu tiền thì trả bấy nhiêu tiền. Một bạn nhỏ dùng chạc gỗ quấn dây cao su làm thành súng cao su tự chế, bắn ra đạn đá có thể bắn trúng chim sẻ, Khấu Ngũ rất thích, hỏi bán bao nhiêu tiền, trả lời rằng: “Một thỏi vàng là được”. Khấu Ngũ quay về nhà trộm một thỏi vàng liền mua luôn. Một bạn nhỏ chơi cây roi xương rồng (đồ chơi bằng gậy gỗ ở giữa có khảm mấy xâu tiền đồng), Khấu Ngũ cũng muốn chơi, liền hỏi bán bao nhiêu tiền, bạn nhỏ trả lời: “Không đắt, không đắt, chỉ bằng một miếng ngọc Phật gia”. Khấu Ngũ lập tức về nhà mang đến một miếng ngọc Quan Âm để đổi lấy. Những tình huống như thế này đều không hề ngẫu nhiên, không hề lạ lùng gì. Cũng không biết là bao nhiêu tranh chữ nổi tiếng, văn vật đồ cổ, kim ngân châu báu cứ như vậy mà tản mạn đi khắp nơi. Vì thế mà lưu lại một câu ngụ ngôn: “Khấu Ngũ mua đồ – không màng giá tiền”.
Khấu Ngũ không thích uống nước, làm cho các nhũ mẫu sốt ruột loay hoay, nước đường trắng không uống, nước đường đỏ không uống, nước đường phèn không uống, nước mật ong cũng không uống, nước mía cũng không uống nốt. Khấu lão gia liền cho sữa của năm bảo mẫu hòa vào nhau, Khấu Ngũ chỉ uống loại nước này, gọi là “canh điềm tâm ngũ vị”. Khấu tiểu tử từ nhỏ ruột đã rất lớn, mỗi ngày ngoài bảy tám đĩa sơn hào mỹ vị ra, bữa cơm chính không thể tách rời đĩa sủi cảo, bởi vì người địa phương đó coi sủi cảo thành món ăn chính, coi như là “Vua của các loại cơm”. Mà Khấu Ngũ ăn sủi cảo cũng không giống mọi người, dùng tay gẩy mép sủi cảo đi rồi cắn vào bụng sủi cảo, chỉ ăn phần nhân có thịt rồi đem phần mép vỏ xung quanh vứt đi, một trong những người nhũ mẫu chăm sóc cuộc sống thường ngày của hắn ta rất có hiểu biết, một mặt thì thấy tiếc rẻ, mặt khác trong lòng cảm thấy loại người này tương lai khi hưởng hết phúc lộc, cuối cùng sẽ có một ngày nghèo khó khốn cùng. Mỗi ngày lấy phần mép sủi cảo mà hắn ta cắn thừa vứt đi thu dọn lại, sau đó dùng dây chỉ xuyên lại thành từng xâu rồi treo lên phơi khô, góp nhặt từng ngày thế mà cũng tích được một hũ lớn.
Sau này đúng như dự đoán của nhũ mẫu, khi Khấu Ngũ nghèo đói khổ cực phải đi xin ăn đến cửa nhà của nhũ mẫu này, nhũ mẫu nấu cho hắn loại cơm này, hắn ta ăn như hổ đói, ăn sạch sẽ không sót chút nào; một mặt thì ra sức tán dương mỹ vị thơm ngon vừa miệng của món ăn, một mặt còn nói đùa: “Là kẻ nào lại thất đức, tạo nghiệp đến vậy, ăn sủi cảo còn chừa lại mép sủi cảo không ăn”, quả nhiên không ngoài dự liệu của nhũ mẫu, một hũ mép sủi cảo phơi khô to thế này lại trở thành món cao lương mỹ vị thỏa mãn cơn đói của hắn trong lúc thời tiết khắc nghiệt hay trong lúc đi xin ăn không được như ý. Rốt cuộc bản thân hắn ta có cảm nghĩ hay thể ngộ gì thì cũng không ai biết được.
Khấu lão gia tuy rằng sau khi bất ngờ phát tài cực kỳ giàu có, vàng ngọc chất thành núi, kiều thê mỹ thiếp đầy nhà, quanh năm ăn ngon mặc đẹp, kiêu ngạo hách dịch ra vẻ ta đây, phong quang vô hạn. Nhưng từ trước đến giờ cũng không thể sống một ngày hài lòng như ý, lúc thanh tỉnh thì thấy yêu cũng không phải, cũng không nỡ hận đứa con duy nhất trở thành một kẻ kỳ quái điên rồ đang giở đủ trò giày vò ông ta; trong mơ luôn có năm oan hồn không ngừng truy hồn đòi mạng. Đợi đến khi con trai 14, 15 tuổi, Khấu lão gia cũng muốn giống người khác được một lần ra dáng làm cha, liền gọi Khấu Ngũ đến trước mặt khuyên giải thay đổi thói hư tật xấu, làm người cho chính, quy về chính đạo. Không ngờ chưa nói hết câu, Khấu Ngũ ném ra một câu vắn tắt nhanh gọn: “Muốn thay đổi tôi, trừ khi ông chết”. Hắn ta không ngoảnh đầu lại rồi sập cửa bỏ đi. Làm cho Khấu lão gia giận đến mức tâm tình nguội lạnh như tro tàn, vô cùng buồn rầu, bó tay hết cách, muốn khóc mà không khóc được!
Một tay sắp đặt cũng hoàn không
Sau này, Khấu lão gia cảm thấy trong người tức ngực khó thở, sức lực yếu ớt, mời danh y khắp nơi đến chữa trị cũng không có hiệu quả gì; tự biết bệnh tình vô phương cứu chữa, đại nạn sắp tới gần. Ông tìm cách trù tính sắp đặt tài sản của mình, tuy rằng tài sản đã bị Khấu Ngũ làm lãng phí một nửa giang sơn, nhưng nếu so với tính toán chi tiêu trong cuộc sống bình thường của những người giàu có trong vùng, cũng vẫn phải mấy đời dùng cũng không hết. Ông tự mình cũng không yên tâm cho được khi nghĩ tới cảnh bản thân sau khi qua đời đứa con trai phá gia chi tử phung phí tiêu xài hết của cải trong khoảng thời gian ngắn thì tương lai phải làm sao đây?… Ông ta đứng ngồi không yên, không màng ăn uống, Khấu lão gia mưu tính sâu xa trong lòng lại nghĩ ra một diệu kế, trước khi lâm chung ông ta muốn xây dựng một tòa Tam Tiến Viện (tòa nhà có ba lối vào) gọi là “Tàng Bảo Trạch” ở dưới mỗi một rãnh mái ngói có chôn giấu một thỏi vàng hoặc thỏi bạc; sau đó đích thân thiết kế một bức bình phong rỗng ruột, bên trong đặt đầy kim ngân châu báu, đồng bạc, tiền đồng, v.v… Cố ý đặt bức bình phong ở lối ra vào cửa lớn được thiết kế quanh co chật chội, muốn làm cho quan tài của ông ta không cách nào ra ngoài được, muốn đưa quan tài ra ngoài, bắt buộc phải phá bỏ bức bình phong mới được. Như vậy, một khi ông ta qua đời khi đem đi mai táng, con trai phá bỏ bức bình phong thì sẽ có thể nhìn thấy kim ngân châu báu.
Mọi chuyện được sắp xếp ổn thỏa, đúng như ý nguyện của Khấu lão gia.
Khi Khấu lão gia cảm thấy sắp tới lúc phải xuống hoàng tuyền, nước mắt giàn giụa nắm chặt tay đứa con trai nhiều lần tha thiết, nghẹn ngào khuyên bảo con trai: “Con à, cha dặn con hai việc này, một việc là khi lo hậu sự cho ta, quan tài không ra được, con nhất định phải phá bỏ bức bình phong; chuyện thứ hai là nếu khi tài sản còn lại trong nhà không đủ dùng, lúc cần phải bán đi “Tam Tiến Viện” này, nhất định, nhất định phải phá dỡ căn nhà này rồi mới bán. Chỉ cần con có thể nghe cha làm theo hai chuyện này, con nhất định sẽ bất ngờ phát hiện, cả đời này con hưởng thụ cũng không hết, cuộc sống không cần lo nghĩ gì nữa. Nhất định ghi nhớ! Nhất định ghi nhớ!…” Khấu Ngũ dùng lực hất tay cha mình ra còn cao giọng nói lớn với thái độ cực kì khó chịu: “Sắp chết rồi cũng không quên lảm nhảm, ông xem ông lo nghĩ mấy cái này làm gì? Ông chỉ lo ông nuốt không trôi cái khẩu khí này, còn cần ông lo nghĩ lão tử không biết đánh đấm mấy miếng sắt thép phế liệu này sao!? Lão tử tự có cách!”
Khấu lão gia gào lên một tiếng: “Đúng là báo ứng!” nói rồi ngửa cổ lên một cái, hai chân đạp thẳng, hai tay buông thõng, một đạo cô hồn mang theo tràn đầy sự hối tiếc, tội nghiệp nặng nề đã rơi thẳng xuống địa ngục mà đi, hưởng thọ mới ngoài 60.
Khấu Ngũ sa sút cắt đứt hương hỏa
Lại nói Khấu Ngũ vốn dĩ chính là vì để bại gia, đòi nợ, đòi mạng mà tới, trước giờ không muốn nghe cha mình lấy một câu, ông nói phía Đông thì tôi hướng sang phía Tây. Cẩm nang diệu kế của Khấu lão gia muốn để con trai lúc đưa ông ra ngoài thì quan tài không ra được, ắt phải phá bỏ bức bình phong, bao nhiêu là kim ngân châu báu có thể làm con trai hưởng thụ được rất lâu – đây là tính toán như ý cũng là nguyện vọng của ông ta. Nhưng Khấu Ngũ cứ một mực không nghe, mà bản thân lại còn có suy nghĩ khác người, hắn ta không nghe lời người nhà khổ sở khuyên nhủ (nhất định phải phá bỏ bình phong), khăng khăng làm theo ý mình, hắn sai hạ nhân tìm thợ thủ công chế tạo, bắc giáo vượt qua tường, nhảy qua giá cầu vượt ở cửa lầu trên, đem linh cữu của cha nhấc bổng lên rồi khiêng ra ngoài.
Không lâu sau đó thân mẫu của Khấu Ngũ cũng tức khí mà chết, các dì (vợ lẽ của cha) cũng lần lượt mặc váy ngược tái giá (3), gả cho người nhà khác. Nhà chỉ còn lại một mình Khấu Ngũ ra vẻ ta đây, thích gì làm nấy, là người toàn quyền quyết định làm theo ý muốn của mình, hắn ta cả ngày chỉ có ăn chơi đàn đúm, rượu chè cờ bạc, tiêu xài phung phí. Không lâu sau đó kho chứa tài vật cũng dần trống rỗng; đợi cho đến khi tất cả những vật đáng giá có thể đổi thành tiền đều đã đổi hết, cho đến nhà cửa, ruộng đất đều đã được bán hết, chỉ còn lại cách duy nhất là bán nốt tòa “Tam Tiến Viện” mới xây trước lúc Khấu lão gia lâm chung để đổi lấy tiền. Lúc này, người nhà thân cận gần gũi hết mực khuyên ngăn Khấu Ngũ làm theo di chúc của phụ thân – phá dỡ rồi mới bán. Nhưng chủ ý cứng rắn của Khấu Ngũ quyết làm ngược lại: “Ta chính là không nghe lời nói nhảm của lão già chết tiệt! Một lần bán hết toàn bộ mới thống khoái, yên tâm biết bao nhiêu!” Thế rồi hắn cứ như thế mà đem “Tàng Bảo Trạch” mà Khấu lão gia khổ tâm thiết kế chiểu theo giá cả những căn nhà ở thông thường tất thảy đều bán tống bán tháo đi.
Một đại gia đình, đại gia nghiệp của Khấu lão gia lúc sinh tiền cứ như thế mà như gió thu cuốn đi lá rụng, nhà nát người tan. Dựa vào thói quen sống hoang phí vô độ và những thủ đoạn độc đáo khác người của Khấu Ngũ, không được mấy ngày số tiền bán nhà sớm đã không còn lại gì. Thường ngày đám bạn xấu hay đi theo Khấu Ngũ ăn chơi hưởng lạc giờ đây lần lượt tránh hắn như tránh ôn dịch, hết thảy đều tránh xa, chạy tan tác như chim muông; hắn ta vốn dĩ từ nhỏ đến lớn quen thói lười nhác, không muốn đụng tay đụng chân làm gì bao giờ; áo đến thì duỗi tay, cơm đến thì há miệng, ăn cho đầy bụng, nào có biết làm cái gì, nói chi đến việc mưu sinh kiếm cái ăn qua ngày? Chỉ còn cách lưu lạc đầu đường, nương thân nơi miếu hoang, ăn xin để kiếm sống.
Ban đầu, nếu gặp được đám rước dâu thì hắn ta cũng từng làm kiệu phu khiêng kiệu hoa, kiếm chút bạc lẻ, nhét cho đầy cái bụng. Trải qua vài lần khiêng đoạn đường khá dài, Khấu Ngũ cảm thấy chân tay bủn rủn, bả vai đau nhức, nhẫn chịu không nổi liền không làm nữa. Mỗi lần thấy xung quanh thôn làng, thành thị tổ chức hội chùa, ngày lễ hội truyền thống và các ngày lễ khác, dân làng muốn tổ chức các hoạt động như đi cà kheo, múa Ương Ca, hội thuyền đăng,… và các hoạt động lễ hội náo nhiệt khác, cần bắt buộc phải có nhạc trống dân gian để diễn tấu nhạc đệm, trong đó lúc nào cũng cần phải có người cõng một cái trống lớn, người đi trước cõng cái trống lớn, đằng sau có hai người đánh trống vừa đi vừa đánh. Khấu Ngũ đành làm việc cõng trống để kiếm sống, tuy rằng tiền kiếm được rất ít, nhưng cũng có thể no bụng được mấy ngày.
Có một lần đang biểu diễn trên đường lớn, cô của Khấu Ngũ nhìn thấy cháu trai rơi vào hoàn cảnh khổ sở cõng chiếc trống lớn trên lưng, nghĩ lại anh trai (Khấu lão gia) năm đó cũng là người giàu có bậc nhất một phương, diễu võ dương oai, phong quang như thế; ai mà ngờ được ngày vui ngắn chẳng tày gang, gia cảnh suy tàn, lâm vào cảnh con cháu lụi bại, thật đáng xấu hổ, hương hỏa khó mà duy trì, kết quả lưu lạc tới mức này; người cô không cách nào kiềm chế được cảm xúc bi thương của bản thân ôm mặt nghẹn ngào khóc nức nở. Khấu Ngũ thấy vậy, cho rằng cô mình đang đau lòng vì cháu trai đang cõng vật thể quá nặng, quá mệt, liền cố ý đến trước mặt cô rồi dừng lại một chút, an ủi cô rằng: “Cô ơi đừng khóc, cái trống này là rỗng, không nặng!” Vì vậy mà đã lưu lại một câu ngụ ngôn: “Khấu Ngũ cõng trống – không nặng”; hoặc cũng có cách nói: “Khấu Ngũ cõng trống – rỗng không” – dùng để nói về vật thể nào đó bề ngoài tựa như to lớn, thực tế bên trong thì trống rỗng và khối lượng không nặng.
Đương nhiên, Khấu Ngũ có thể tạm thời làm việc cõng trống làm kế sinh nhai sống qua ngày, nhưng không có gì bảo đảm, không thể gọi là nghề nghiệp, trong một năm đến một tháng còn không duy trì nổi. Mà nghề nghiệp ổn định để tiếp tục sinh tồn đều dựa vào việc đi từ làng này sang làng khác, gọi ông ơi, kêu bà ơi để xin ăn qua ngày. Sau bao nhiêu năm tháng qua đi, vào một hôm nửa đêm trời đông tuyết phủ, chàng thiếu gia xuất thân từ gia đình giàu có bị nghèo đói và bệnh tật hành hạ đã chết vì đói và lạnh trong một ngôi chùa đổ nát; từng là Khấu gia giàu có bậc nhất một phương từ nay gia nghiệp tiêu tán, đoạn tử tuyệt tôn. Chỉ lưu lại câu chuyện “rỗng không” với “không nặng”. Câu chuyện này được truyền bá rộng rãi ở một vùng khá rộng lớn, lưu truyền đến tận ngày nay.
Thế nhân nên trân trọng cảnh báo của ông Trời, hiểu rõ chân tướng bảo bình an
Đây là ông Trời vì nhân thế mà sắp đặt đạo diễn ra một vở kịch nhân sinh “người tính không bằng trời tính, thiện ác báo ứng quả không sai”. Khấu lão gia ỷ mình thông minh tuyệt đỉnh, thần cơ diệu toán; trong khi bành trướng dục vọng, đánh mất lương tâm đã làm ra chuyện thương thiên hại lý, nhưng ông ta hoàn toàn không tính được rằng: “Một tay sắp đặt cũng hoàn không, Thiên Thần tự có sự tính toán”. Đến cuối cùng chỉ còn sót lại một cảnh tiền tài đội nón ra đi, như nước chảy bèo trôi, kết cục bi thảm là đoạn tuyệt hương hỏa. Đây là thiên đạo tuần hoàn, là quy định thiết luật của thiện ác tất báo, bất kì sinh mệnh nào đều không thể thoát được!
Tuy nhiên, tà đảng Trung Cộng từ khi chiếm được quyền lực đã khiến bóng ma phương Tây đang hoành hành ngang ngược trên mảnh đất Trung Hoa Thần Châu đại địa; nó đã có âm mưu từ lâu, nghĩ ra trăm phương ngàn kế liên tiếp không ngừng phát động hàng loạt các cuộc vận động chính trị; dựa vào thủ đoạn bạo lực ép buộc người dân đất nước tiến hành bức hại tẩy não một cách độc đoán; cắt đứt vô số tinh anh văn hóa; triệt để phá hủy văn hóa truyền thống 5000 năm của dân tộc Trung Hoa; ép buộc vô số con cháu Viêm Hoàng thụ động tiếp thu tà thuyết lý luận của vô thần luận, tiến hóa luận; làm cho đạo đức nhân loại tiến gần đến biên duyên sụp đổ; mục tiêu cuối cùng là muốn trói buộc thế nhân vào thời điểm “Trời diệt Trung Cộng” làm vật bồi táng cùng theo nó, triệt để hủy diệt chúng sinh!
Ai ai cũng biết, Trung Cộng những năm không có chiến tranh sau khi cướp được quyền lực, cố ý nhiều lần phát động các phong trào chính trị kết hợp với nạn đói do con người gây ra làm cho số người Trung Quốc chết bất thường đạt đến con số hơn 80 triệu người. Thực ra trong đó không bao gồm những người mù quáng đi theo tiếp tay cho tà đảng Trung Cộng, những người trợ Trụ hành ác lần lượt phải chịu các chủng các dạng, muôn hình vạn trạng hình thức trừng phạt của ông Trời mà đoản mệnh chết yểu.
Dù sao thì chỉ cần lương tâm và thiện niệm của chúng ta còn thì mọi người đều sẽ nhận ra một hiện tượng rành rành không thể chối cãi: phàm là những tên ác ôn đi theo tà đảng Trung Cộng xông lên phía trước để bức hại, hãm hại người tốt trong các cuộc vận động chính trị trước đây cũng như những tên côn đồ đã phá chùa chiền, hủy tượng Phật, đập phá các di tích văn vật dưới sự kích động xúi giục của ác đảng Trung Cộng đều không sống được lâu, chết không được yên ổn; đều không có con cháu thịnh vượng, gia đạo hưng long. Chỉ là người ta thông thường không bị chết ngay tại chỗ khi làm điều xấu hoặc bị sấm sét từ trên trời đánh xuống ngay lúc đó mà thôi, điều này lại càng khiến cho những người vô thần luận ngu muội vô tri chấp mê bất ngộ dám làm bất cứ điều gì họ muốn!
Điều này làm tôi liên tưởng đến cuộc bức hại tàn khốc và bạo lực trấn áp chưa từng có trong lịch sử đối với những người tin và thực hành theo “Chân, Thiện Nhẫn” đã kéo dài suốt 24 mùa xuân, hạ, thu, đông trên mảnh đất Trung Hoa Thần Châu, bức hại chết một lượng lớn những người tu luyện Phật Pháp, thậm chí đã phạm phải tội ác chưa từng có trên hành tinh này – thu hoạch nội tạng sống từ các đệ tử Đại Pháp để kiếm lợi nhuận khổng lồ, làm cho Thần Phật vì vậy mà động dung (không ai không xúc động), thiên địa vì thế mà phẫn nộ!
Sau đó vở kịch lớn Trời trừng phạt kẻ ác không ngừng diễn ra: những tên đồng bọn chủ yếu của tên đại ma đầu Giang Trạch Dân, kẻ theo sau cuộc bức hại Đại Pháp – từ Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Tôn Lập Quân, Phó Chính Hoa,… đến các quan chức cao cấp khác của Trung Cộng đã bị hạ bệ và bị cầm tù; cho đến các quan chức và người thi hành các cấp từ ủy ban chính trị và pháp luật, văn phòng 610, công tố viên và sở tư pháp các cấp, những người mù quáng tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp; một số lượng lớn người phải chịu các loại trừng phạt và quả báo tương ứng. Mặc dù có vẻ như nó được gây ra bằng những biểu hiện trên hình thức rất phù hợp với đời thường như thông qua chống tham nhũng, đấu tranh chính trị, gặp phải sự cố ngoài ý muốn, dịch bệnh, v.v…, nhưng trên thực tế Thượng Thiên đang lợi dụng những hình thức và hiện tượng bề ngoài để thể hiện Thiên lý hiện thế báo ứng này, và để cảnh báo những kẻ đang làm điều ác và thế nhân hãy mau thức tỉnh mà tìm đường quay trở về. Những hiện tượng ác báo xảy ra cho tới hiện nay chỉ là một loại cảnh cáo từ bi của Thiên thượng, Thần Phật tới thế gian mà thôi, đỉnh điểm của đại phán xét, đại báo ứng, đại đào thải, đại thanh trừng khi Pháp Chính Nhân Gian vẫn còn chưa chính thức đến; thời điểm đó chắc chắn sẽ kinh thiên động địa, cảnh tượng kinh hoàng, đó nhất định là lưới Pháp lồng lộng, thưa mà khó lọt, không chạy trốn khỏi kiếp nạn! Đó nhất định là Thiên lý sáng tỏ, mắt Thần như điện, vô cùng chính xác, không sai một ly!
Trước mắt ở Trung Quốc đại lục không ngừng phát sinh lũ lụt, động đất, lốc xoáy, mưa lớn, sạt lở, lở đất, hạn hán, mưa đá, nạn châu chấu, dịch bệnh mùa màng, côn trùng gây hại, tai nạn cháy nổ, vụ án giết người, sự cố khai thác mỏ, tai nạn giao thông, v.v… các loại tai nạn khác xuất hiện cùng với sự lây lan của “virus Trung cộng” (ôn dịch) hết lần này lần khác không thể ngăn chặn. Cộng với những cảnh báo, dị tượng liên tục xuất hiện của Thiên thượng như: Cánh cửa đại điện ở Cố Cung bị gió thổi bay; Tử Cấm Thành biến thành một biển nước mênh mông; mặt đất sụt lún, mặt đất phun cột nước, phun khí nóng; tuyết rơi tháng sáu; chim nhạn bay về phương Nam vào mùa nóng, cá điên cuồng nhảy ra khỏi mặt nước, v.v… Xem ra Trung Cộng khí số đã tận, đại thanh trừng đang toàn diện triển khai, thời khắc người dân chờ đợi và lo lắng sẽ đến bất ngờ mà không bị ý chí của con người chi phối.
Lại nhìn tình hình kinh tế hiện nay của Trung Quốc suy yếu không cách nào hồi phục; đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ thật tàn khốc và hung hiểm; người dân dưới áp lực cao đã cùng nhau kháng cự hết lần này lần khác; lực lượng dân chủ chính nghĩa ở nước ngoài cũng như các quốc gia dân chủ phương Tây đang bao vây và ngăn chặn từ mọi hướng; làn sóng tam thoái ĐCSTQ đang dâng trào mãnh liệt và là xu thế tất yếu không thể ngăn cản,v.v…, tà đảng Trung Cộng đã bị bao vây và phục kích từ mọi phía, nó giống như một con tàu hỏng thương tích đầy mình đang quay lòng vòng trong cơn sóng to gió lớn! Vở kịch lớn “Trời diệt Trung Cộng” đang được trình diễn gióng trống khua chiêng!
Ác đảng Trung Cộng, tội ác chồng chất, tội ác tày trời, khiến người và Thần đều phẫn nộ, Trời diệt Trung Cộng, khí thế hùng tráng, mênh mông cuồn cuộn, không thể đảo ngược, chỉ hy vọng rằng chúng sinh trên thế gian có thể phân biệt được chính tà, minh bạch được chân tướng, phân biệt được thiện ác, nhận thức rõ tình hình hiện tại, lựa chọn chính đạo, thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng; thành tâm kính niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” mới có thể bình an vượt qua kiếp nạn và tiến tới ngày mai tươi sáng tốt đẹp!
“Thiên địa lưỡng mang mang
Thế nhân hướng hà phương
Mê trung bất tri lộ
Chỉ nam hữu chân tướng
Bần phú đô nhất dạng
Đại nạn vô xứ tàng
Võng khai hữu nhất diện
Khoái khoái trảo chân tướng”Tạm dịch:
Trời và đất mênh mông
Người đời đi đâu đây
Trong mê đường không biết
Chân tướng kim chỉ nam
Giàu nghèo cũng như nhau
Đại nạn không chỗ trốn
Lưới kia mở một mặt
Chân tướng hãy nhanh tìm(Hồng Ngâm III – Tìm chân tướng)
“Cơ duyên bất khả diễn
Đắc thất tại thuấn gian”Tạm dịch:
Không kéo dài cơ duyên
Được – mất trong nháy mắt(Hồng Ngâm III – Cơ duyên nhất thuấn gian)
Đây là sự kêu gọi từ bi và tha thiết hy vọng của Sáng Thế Chủ đối với thế nhân! Hỡi chúng sinh! Mau mau thanh tỉnh! Thời gian và cơ hội không đợi chúng ta!
Chú thích theo hiểu biết của người dịch:
(1): Câu nói bỏ lửng được tổ thành bởi hai bộ phận, bộ phận phía trước như là một câu đố, bộ phận phía sau giống như lời giải. Thông thường phía trước chỉ đề cập đến một phần vấn đề, còn ý chính của người nói lại nằm ở vế sau.
(2): Áo trời không kẽ hở: Đây là một câu thành ngữ của Trung Quốc. Người xưa cho rằng những bộ Thiên y (áo trời) không dùng kim chỉ phàm trần để may nên không có đường may. Sau đó câu chuyện này được rút gọn thành “áo trời không kẽ hở” dùng để miêu tả sự việc hay kế hoạch nào đó được làm một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo, không có chút đơm sai.
(3): Mặc váy ngược tái giá: Đây là tập tục của người Trung Quốc cổ xưa, người phụ nữ sau khi chồng mất, muốn tái giá thì mặc váy ngược gả đi.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/285078
Ngày đăng: 28-10-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.