Câu chuyện Phật gia: Xá lợi tử ở chùa A Dục Vương Ninh Ba nhiều lần hiển thần tích trong lịch sử
Tác giả: Đức Huệ
[ChanhKien.org]
Truyền thuyết trong Phật giáo kể rằng: Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn đã lưu lại 84.000 hạt xá lợi tử, về sau tại Ấn Độ cổ vua A Dục (Ashoka) người đã từng dốc sức truyền bá Phật Pháp, đã “sai khiến quỷ thần, nghiền nát thất bảo chúng hương thành bùn”, xây dựng 84.000 tháp xá lợi để thờ phụng những xá lợi tử này; tôn giả Gia Xá (Yasa) một cao tăng đắc đạo, đã sử dụng thần thông, giữa các ngón tay “phát ra tám vạn bốn nghìn đạo ánh sáng”, đem những tháp xá lợi này gửi đến các nơi ở Nam Thiệm Bộ Châu. “Nam Thiệm Bộ Châu” là một phạm vi không gian rất rộng lớn trong Phật giáo. Vì Phật duyên ở Trung Quốc rất lớn, nên đã có được 19 tòa tháp, xá lợi tháp chùa A Dục Vương ở Ninh Ba là một trong số đó. Tòa tháp xá lợi này cũng có lai lịch vô cùng thần kỳ.
Theo ghi chép của “Pháp Uyển Châu Lâm”, vào thời nhà Tấn có một người thợ săn sau khi xuất gia lấy Pháp danh là “Huệ Đạt”, ông nhận được sự chỉ bảo của Thần, quyết tâm tìm kiếm tháp xá lợi của A Dục Vương nơi đang thờ cúng xá lợi tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Huệ Đạt trải qua những gian khổ nguy hiểm đi khắp các núi sông, đến được một nơi thuộc huyện Bắc Luân Ninh Ba ngày nay, đột nhiên ông nghe thấy thanh âm tiếng chuông vang vọng từ dưới đất truyền lên, sau ba ngày ba đêm thành kính cầu khẩn, một tòa xá lợi tháp từ dưới đất nhô lên, quang diệu chói sáng, hình dáng màu xanh lam, tháp cao khoảng một thước bốn tấc, rộng bảy tấc, bên trong có treo bảo khánh, xá lợi được kết ở giữa. Sau khi Huệ Đạt tìm thấy tháp xá lợi, liền kết cỏ tranh tại nơi đó để cúng dường, nơi thờ cúng được ông thiết lập chính là hình dạng ban sơ của chùa A Dục Vương Ninh Ba.
Tòa tháp xá lợi này hoặc nói chuẩn xác hơn thì chính là xá lợi tử được thờ cúng trong đó, đã nhiều lần hiển hiện thần tích trong lịch sử. Ví như vào thời nhà Tống, tăng nhân Nhật Bản Trọng Nguyên đã từng chiêm ngưỡng tháp xá lợi tử này.
Sau khi về nước ông đã kể lại những gì mắt thấy tai nghe ở triều Tống cho vị hữu đại thần Cửu Điều Kiêm Thực (Kujo Kanemi 1149-1207). Theo nhật ký “Ngọc Diệp” của Cửu Điều Kiêm Thực, Trọng Nguyên nói rằng trong chùa A Dục Vương có tòa tháp A Dục Vương, đó là một trong tám vạn bốn nghìn tòa tháp cổ A Dục Vương nơi Thiên Trúc cổ xưa. Tòa tháp này cao một thước bốn tấc (34cm), bốn mặt được chạm khắc tinh xảo sáng long lanh. Không chỉ như vậy, bên ngoài tòa tháp lại còn có tháp vàng, tháp bạc, tháp đồng từng tầng từng tầng lồng vào nhau. Ngoài ra ông cũng nói xá lợi bên trong tháp, có thể sinh ra đủ loại biến hóa thần kỳ: hoặc là xuất hiện Phật tượng cao sáu trượng, hoặc là xuất hiện một tiểu Phật tượng, hoặc phát phóng ra ánh sáng rực rỡ, mức độ biến hóa thần kỳ, được quyết định bởi “tội nặng hay nhẹ” của người đến lễ bái. Bản thân Trọng Nguyên cũng từng đến lễ bái tháp A Dục Vương hai lần, một lần được thấy tiểu Phật tượng, lần còn lại thì thấy phóng ra những tia sáng lấp lánh. Trọng Nguyên còn miêu tả hết sức chi tiết cảnh tượng người Tống lễ bái tháp A Dục Vương: người Tống cứ 500 hoặc 1000 người hợp thành một đoàn tham gia bái lễ, mọi người cứ ba bước thì bái lạy một bái, người tham gia lễ bái trải qua ba tháng hoặc nửa năm kiên trì và nỗ lực không ngừng nghỉ, rất thành kính thì mới đến được dưới tháp.
Thư tịch cổ thời Nam Tống “Khuê Xa Chí” cũng có ghi chép: Thừa tướng nhà Nam Tống Ngụy Kỳ (tự “Nam Phu”), dẫn theo người nhà đến chiêm bái xá lợi tử ở chùa A Dục Vương một cách thành kính, thái độ họ cực kỳ cung kính, thành kính, xá lợi tử liền hiển hiện ra thần tích, hiển xuất quang ảnh hình tượng Phật, không chỉ một người nhìn thấy, mà là tất cả mọi người tại nơi đó đều nhìn thấy, “Mọi người đều háo hức nhìn, tất cả mọi người đều thấy được Phật tượng, nhưng mỗi người lại thấy không giống nhau, hoặc là thấy hình tượng Phật bằng vàng, bằng thiếc hoặc thấy màu như màu của nhục thân, hoặc chỉ thấy được bán thân, hoặc chỉ thấy phần búi tóc trên đỉnh đầu, hoặc chỉ thấy phần mặt, khiến người xem kinh ngạc. Thừa tướng liền hỏi về bức tượng mà nhiều người cùng nhìn thấy, rồi lệnh cho họa công vẽ lại bức tượng đó”.
Trương Đại một công tử nhà giàu triều Minh, trong tập hồi ký “Đào Am Mộng Ức” của ông ta có ghi chép lại quá trình chiêm bái tháp xá lợi của mình. Ông miêu tả rằng “Xá lợi tử thường phát sáng, nhiều màu sắc, hàng trăm tia sáng, phát ra qua những khe hở trên tháp, mỗi năm có thể thấy ba bốn lần. Phàm là người đến chiêm ngưỡng bái lễ xá lợi một cách cung kính, tùy vào nhân duyên mỗi người mà xuất hiện các cảnh tượng khác nhau”. “Khi mở tháp đồng, bên trong có một bàn thờ Phật bằng gỗ tử đàn thờ một bảo tháp nhỏ, giống như ống đựng bút, hình lục giác, không phải làm bằng gỗ cũng không phải bằng giấy, không phải làm bằng da cũng không phủ sơn, trên dưới được bao bọc thống nhất, xung quanh bốn góc có chạm khắc hoa văn chữ Phạn. Xá lợi tử treo trên đỉnh tháp, rủ xuống đung đưa bất định, ánh mắt của mọi người có thể nhìn thấu vào trong các chữ Phạn có viền hoa, quan sát xá lợi từ trên xuống dưới và phân biệt hình dạng của nó. Lúc đầu tôi nhìn thấy ba hạt liên kết với nhau giống như chuỗi tràng hạt, phát sáng lấp lánh. Tôi lại cúi xuống hành lễ, cầu được thấy hình dạng của xá lợi, thì khi nhìn lại, thấy một bức tượng nhỏ Quan Âm mặc áo trắng, với đôi mày thanh tú và đôi mắt trong veo, ngay cả làn tóc mai cũng nhìn thấy”.
Phần xá lợi này đã được bảo tồn hoàn hảo từ thời Tây Tấn cho đến tận ngày nay, ngay cả lúc Trung Cộng phát động Cách mạng Văn hóa, cũng vì nó đã được cất giữ và bảo quản ở Ủy ban Bảo quản văn vật, thế nên nó được bảo tồn hoàn hảo. Đương nhiên trong lịch sử tháp xá lợi bên ngoài đã được thay đổi nhiều lần, tháp xá lợi bằng đồng mà hiện nay chúng ta thấy, nghe nói là do Thái hậu triều Minh cung kính cúng dường. Nhưng đến thời hiện đại, phần xá lợi tử này hoàn toàn không còn triển hiện bất cứ thần tích nào nữa. Theo miêu tả của những tín đồ Phật giáo đương đại đã từng kính bái, thì đó là một tiểu Phật tháp bằng đồng rỗng được thờ phụng trước Phật tượng trong Phật điện, đặt trên đế thủy tinh được chế tạo đặc biệt. Các tín đồ sau khi niệm kinh của Phật giáo và kính bái theo sự chỉ dẫn của các nhà sư, ngẩng đầu nhìn xuyên qua những khe hở chạm khắc trên tháp đồng và nhìn vào bên trong, phần lớn mọi người có thể thấy một hạt xá lợi tử hình tròn được treo ngược trong tháp. Có một vài người nhìn cách nào cũng không thể thấy được, phần lớn người ta nhìn thấy xá lợi tử có màu đen, chỉ một số ít người thì lại thấy là màu vàng, màu lục hoặc màu trắng. Vì sao mọi người lại nhìn thấy những điều không giống nhau, những người theo thuyết vô thần cho rằng đó là do ánh sáng bên trong Phật điện hoặc góc độ nhìn của những người quan sát không giống nhau mà tạo thành sự sai biệt đó; các tín đồ Phật giáo thì cho rằng đây là do các phương diện như duyên phận, tín tâm khác nhau mà tạo thành sự sai biệt đó. Tuy nhiên cho dù những tín đồ Phật giáo vô cùng thành kính đến chiêm bái, phần xá lợi tử này cũng không hiển hiện thần tích như phát sáng hay hiển xuất quang ảnh tượng Phật.
Xá lợi tử hiển xuất thần tích, đã chứng minh sự thần kỳ của tu luyện. Trong quá khứ xá lợi tử chùa A Dục Vương Ninh Ba đã từng triển hiện nhiều thần tích, nhưng hiện tại không còn hiển linh nữa, kỳ thực chính là đã nói rõ một vấn đề rất lớn: Phật giáo ngày nay đã hoàn toàn bước vào thời kỳ mạt Pháp và mạt kiếp mà Thích Ca Mâu Ni từng nói đến, đã không còn có thể độ nhân được nữa. Vậy thì chẳng phải là con người ngày nay đã không còn cách nào để tu luyện nữa hay sao? Không phải vậy! Pháp Luân Công ngày nay đang được truyền rộng khắp thế giới chính là công pháp tu luyện cao tầng của Phật gia được truyền xuất bằng hình thức khí công, là Phật Pháp chân chính, chỉ bất quá là không đi theo hình thức xuất gia tu hành như tôn giáo trong quá khứ mà thôi. Mong rằng những nhân sĩ có tâm muốn tu luyện, xin hãy buông bỏ quan niệm tôn giáo trong quá khứ, nghiêm túc mà tìm hiểu chân tướng Pháp Luân Công, hãy đọc các sách của Pháp Luân Công, các vị sẽ phát hiện Pháp Luân Công là Chính Pháp tu luyện chân chính và độ nhân chân chính.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/269801
Ngày đăng: 15-08-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.