Thiển ngộ về “cắt đứt dây đi”



Tác giả: Khung Tiêu

[ChanhKien.org]

Trong sách Chuyển Pháp Luân Sư tôn đã giảng rằng:

“Khi tôi từ Trùng Khánh đến Vũ Hán giảng Pháp, ngồi thuyền xuôi dòng Trường Giang về phía Đông, thì thấy hai bên bờ Tam Hiệp có một số động đá ở lưng chừng núi, nhiều vùng núi danh tiếng cũng có những [hang động] như thế. Người tu luyện trong quá khứ sau khi dùng dây để trèo vào trong, liền cắt đứt dây đi, [rồi] tu luyện ở trong động; [nếu] không tu luyện xuất lai, thì sẽ chết ở trong đó”.

Trước đây khi đọc đến đoạn Pháp này tôi chỉ lý giải thành những người tu luyện trong các sơn động trong quá khứ đã sử dụng phương pháp tu luyện tịch cốc để giải quyết vấn đề không có lương thực. Gần đây tôi đã có được lĩnh hội mới về đoạn Pháp này.

Đối với những người tu luyện trong sơn động, khi họ cắt đứt dây thừng, thì ngoài con đường tu luyện, tất cả các đường lui khác đều đã bị cắt đứt. Trên hình thức họ đã làm được việc xả tận hết thảy mọi thứ của thế gian.

Nếu tu không thành thì họ sẽ chết trong đó, vậy thì, vì sao họ dám làm như vậy?

Nếu như không buông bỏ được sinh tử thì liệu họ có cắt đứt dây thừng đi không?

Nếu như không có 100% tín tâm vào khả năng tu thành của mình thì liệu họ có cắt đứt dây thừng đi không?

Nếu như không có 100% tín tâm vào pháp môn có thể giúp họ tu thành thì liệu họ có cắt đứt dây thừng đi không?

1. Tiêu trầm bắt nguồn từ việc không dám “cắt đứt dây đi”

Chính Pháp đã đến giai đoạn tối hậu của tối hậu rồi, tôi thường nghe có đồng tu bảo rằng họ có thái độ hoài nghi về việc bản thân có thể tu thành hay không, cảm thấy bản thân tu không tốt, không làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu, chứ không nghĩ về việc làm thế nào để bước tốt trên con đường tu luyện về sau, từ đó sinh ra một loại trạng thái tiêu trầm, kiểu như việc đã hỏng rồi thì không quan tâm nữa.

Tôi nghĩ ở đây đã xuất hiện vấn đề trong việc tín Sư tín Pháp.

Sư phụ giảng:

Cựu thế lực chính là nghĩ như thế, chúng cũng là an bài như thế. Nhưng tôi không làm như vậy, tôi là muốn độ vị ấy. Hôm nay vị ấy không làm tốt, cựu thế lực các ngươi chẳng phải vẫn đang bức hại sao? [Thế thì] ta để vị ấy ngày mai làm lại, nhất định để vị ấy làm được tốt! (vỗ tay) Như thực tiễn chứng minh, chẳng phải đệ tử Đại Pháp càng ngày càng lý trí, càng ngày càng thanh tỉnh, làm được càng ngày càng tốt hay sao? [Chẳng phải] càng ngày càng kiên định hay sao?! (vỗ tay) Chư vị cuối cùng nếu thật sự kiên định tiếp tục, thì hết thảy những gì chư vị làm trước đó chỉ là biểu hiện trong quá trình tu luyện. Thực tế chính là như vậy. Sư phụ đã đối đãi sự việc này một cách từ bi nhất rồi”(Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Sư phụ giảng:

“Tất nhiên hết thảy những điều này, vô luận là bức hại đang xuống dốc hay tà ác đang xuống dốc cũng vậy, sự việc này chưa hoàn tất. Do đó là các đệ tử Đại Pháp mà xét, khi chứng thực Pháp thì mọi người không được coi nhẹ; chúng ta cần nỗ lực thực hiện hơn nữa. Nhất là một số chưa thực hiện tốt, bước ra muộn màng, nhất định phải tranh thủ cơ hội cuối cùng này mà làm cho tốt; khi mà tà ác thật sự không còn nữa, thì sự việc này cũng đã kết thúc rồi” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ quốc năm 2003)

Sư phụ còn giảng:

“Nhất là khi về cuối, thì đối với một số học viên, quả thật không còn nhiều thời gian nữa đâu; nhất là những [ai] chưa thực thi được tốt, cần phải tranh thủ thời gian mà thực hiện cho thật tốt” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2004)

Sư phụ đã nhiều lần từ bi chờ đợi những học viên chưa làm tốt hãy làm cho tốt. Nhưng có một số học viên do rơi vào trạng thái tiêu trầm, một mặt họ không dám xả tận danh lợi tình nơi thế gian, mặt khác lại không tín Sư tín Pháp 100%. Nếu như chúng ta dám “cắt đứt dây đi”, chỉ lưu giữ lại con đường tu luyện này, kiên định tin tưởng rằng Sư phụ có thể giúp chúng ta viên mãn, bản thân chúng ta cũng nhất định có thể viên mãn thì liệu chúng ta có còn rơi vào trạng thái tiêu trầm và bất lực chẳng biết làm sao đó không?

2. Bị bức hại có thể được xem là “cắt đứt dây đi” một cách thụ động

Hỡi các đồng tu đang bị bức hại, cho dù là bị cựu thế lực dùng hình thức nghiệp bệnh để bức hại hay là bị bắt bị giam hoặc bị ép phải lưu lạc tha hương, chúng ta có thể xem đó là cựu thế lực đang lợi dụng những chỗ lậu như một cái cớ để giúp chúng ta đề cao, hãy cắt đứt những sợi dây đang níu kéo cản trở chúng ta, mục đích thực sự của chúng là khiến chúng ta “chết ở trong động”.

Sư phụ giảng:

“Pháp môn này của chúng tôi cho phép chư vị đắc công trong mâu thuẫn; do đó chúng ta phải phù hợp tối đa với người thường, còn về vật chất cũng không thật sự để chư vị mất mát gì cả. Tuy nhiên trong hoàn cảnh vật chất ấy chư vị phải đề cao tâm tính” (Chuyển Pháp Luân)

Vậy thì bất kể cựu thế lực dùng hình thức bức hại nào chúng ta đều phủ định chúng từ căn bản. Bởi vì đó hoàn toàn không phải là phương thức tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta. Hơn nữa các đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp là đang gánh vác sứ mệnh cứu độ chúng sinh, họ làm sao còn có thể cứu độ chúng sinh trong khi đang bị bức hại bằng hình thức nghiệp bệnh, bị giam cầm? Sư phụ đã giảng Pháp lý “tương kế tựu kế” cho chúng ta trong kinh văn Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp:

“Cũng có người hỏi tôi, rằng vì sao họ bị bức hại nghiêm trọng đến thế? Cũng có thể đó là đang gánh chịu cho rất nhiều sinh mệnh sau lưng họ, quá nhiều quá lớn [sinh mệnh] họ cần bảo hộ, họ cần cứu, cũng có thể là vì nhân tố của bản thân họ và nhân tố của sinh mệnh mà họ cần cứu độ gây ra, nghiệp lực hoặc nhân tố lịch sử [mà họ] phải gánh vác là quá nhiều, cũng có thể là vì những oán tích lại là giải không được, còn có những nút chết mà hoàn toàn không mở ra được, có những cái là chỉ có thể lấy sinh mệnh con người để hoán đổi, do đó mới tạo thành hình thức hết sức phức tạp trong bức hại. Có một số là do cựu thế lực làm, trong khi bị can nhiễu thì Sư phụ cũng là tương kế tựu kế, vô luận là thế nào Sư phụ là có tiêu chuẩn của Sư phụ, những gì cựu thế lực làm thì đều phải bồi thường”

Từ đoạn giảng Pháp của Sư phụ tôi thể hội được, khi cuộc bức hại xảy ra Sư phụ sẽ “tương kế tựu kế”, từ đó mà thành tựu các đệ tử Đại Pháp, giúp họ dựng lập uy đức to lớn hơn. Vậy thì khi chúng ta bị bức hại, ngoài việc phủ nhận bức hại ra còn phải chủ động cắt đứt những nhân tâm xuất phát từ danh lợi tình đang nhũng nhiễu, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể làm được như lời Sư phụ giảng:

“Tĩnh tư kỷ đa chấp trước sự

Liễu khước nhân tâm ác tự bại”

Diễn nghĩa:

Tĩnh tâm suy nghĩ bao chấp trước,

Dứt được nhân tâm ác tự bại

(“Biệt ai”, Hồng Ngâm II)

Trên đây là một chút thể ngộ cá nhân, do tầng thứ còn hữu hạn, nếu như có điều chi không đúng xin các đồng tu từ bi chỉ giúp.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/277279



Ngày đăng: 13-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.