Giải thể Văn hóa đảng, bắt đầu từ những chuyện nhỏ (1): Chiếm chỗ ngồi
Tác giả: Thiện Ngôn
[ChanhKien.org]
Lần nọ, người thân đến nhà chơi, sáng sớm chúng tôi đi ăn sáng, quán này bán những món ăn nhẹ mang đặc sắc của địa phương, người vào rất đông nên phải tìm chỗ ngồi trước, thông thường thì phải đợi mới có chỗ. Tôi đi xếp hàng trả tiền, người thân cũng muốn đến trả tiền, tôi vội vàng nói: “Tôi xếp hàng, anh vào chiếm chỗ đi”.
Lời vừa ra khỏi miệng, tôi đã cảm thấy câu này quá tệ, “chiếm chỗ” có ý là tranh giành, quá tự tư và tâm tranh đấu cũng rất mạnh, không hề có chút hoà nhã và lịch thiệp nào. Nếu như tôi nói: “Anh tìm chỗ ngồi đi” thì sẽ rất bình hoà, chính thường, mang đến khác biệt rất lớn. “Chiếm” không giống với “tìm”. Điều này cho thấy trong tư tưởng của tôi vẫn còn những thói quen tranh giành, tranh đấu không tốt của văn hoá đảng.
Điều này làm tôi nhớ đến mỗi lần đi họp tại đơn vị, những người trẻ sẽ đến phòng họp thật sớm để chiếm chỗ ngồi, chiếm một vị trí ngồi phía sau mà họ thích, không để lãnh đạo nhìn thấy, như vậy họ có thể làm việc riêng như xem điện thoại, chơi game, đọc sách, v.v.
Cho nên mỗi lần họp họ lấy một cuốn sổ đặt trước trên bàn, hoặc lấy một chiếc đệm ngồi đặt dưới ghế, như vậy được tính là họ đã chiếm chỗ. Do văn phòng của chúng tôi tương đối đoàn kết, nên sau này từ chỗ người trẻ tự chiếm chỗ cho mình phát triển thành chiếm chỗ cho cả văn phòng, lấy cả đệm ghế, sổ ghi chép,… của mọi người để mang đi chiếm chỗ hộ. Tôi mặc dù cảm thấy không đúng, nhưng cũng không ngăn cản, cho đấy là chuyện nhỏ, cũng làm theo mọi người mà đến ngồi. Giờ nghĩ lại, tôi đã hùa theo quan niệm và hành vi tồi tệ này của mọi người mà thêm dầu vào lửa.
Loại hành vi và thói quen xấu này đã hình thành và bám rễ sâu vào bản thân từ khi còn nhỏ, ví dụ: Thời bấy giờ hay có hoạt động chiếu phim lưu động, xem phim ở quảng trường ngoài trời, màn hình chiếu phim được treo lên từ sớm, mọi người cũng đến sớm để chiếm chỗ, chiếm chỗ ở vị trí giữa phía trước gần màn hình để xem cho rõ. Thời đó, một năm khó khăn lắm mới được xem hai bộ phim, khi trời còn chưa tối mọi người đã mang ghế lớn, ghế nhỏ, ghế gấp xếp thành hai, ba hàng để chiếm chỗ. Chiếm chỗ cho người nhà, họ hàng, làng xóm, có người đặt miếng gỗ, viên gạch để chiếm chỗ. Người nào không chiếm được vị trí đẹp, thông thường đều phải xem ở góc khuất, hình ảnh nhìn không được rõ hoặc phải xem hình ảnh phản chiếu ở phía sau màn hình chiếu. Tôi thường thấy người ta tranh cãi, đánh đập và mắng mỏ nhau chỉ vì chiếm vị trí và giành giật.
Vào thời điểm đó, dù tôi không chiếm chỗ nhưng đối với loại hiện tượng này đã quá quen thuộc rồi, nên không cảm thấy đây là thói quen và hành vi không tốt.
Trong cuốn sách Cửu bình – Chín bài bình luận về ĐCS có viết: “Lịch sử dựng nghiệp của ĐCSTQ – từ khi chào đời cho đến lúc thâu đoạt và kiến lập chính quyền – là một quá trình liên tục tích tụ tà ác. Trong quá trình ấy, ĐCSTQ hấp thu và dung dưỡng đủ cả chín nhân tố của một con quỷ cộng sản tà ác: tà ác, lừa dối, xúi bẩy, lưu manh, gián điệp, trấn lột, đấu tranh, diệt chủng, khống chế”. Những đặc điểm này không ngừng được truyền lại, phương tiện và mức độ ác tính càng được củng cố và phát triển trong cuộc khủng hoảng.
Chín loại bản chất tà ác này đã thâm nhập vào xã hội, cuộc sống và văn hóa… “tạo nên một bộ chuẩn mực đạo đức, các cách tư duy, và hệ thống lý luận của riêng nó” (tức là văn hóa đảng), “…đã mang những hậu quả tai hại đến cho Trung Quốc. Không chỉ nhân dân đã mất đi các chuẩn mực đạo đức của mình, mà họ còn bị bắt buộc phải nhồi nhét vào đầu các tà thuyết của ĐCSTQ” (Cửu bình – Chín bài bình luận về ĐCS). Mục đích cuối cùng của ĐCSTQ là biến người dân Trung Quốc trở nên xấu xa, cuối cùng bị lịch sử đào thải.
Văn hóa truyền thống của Trung Quốc bác đại tinh thâm, ba trường phái Nho, Thích, Đạo bổ sung cho nhau, cùng khởi xướng tinh thần “kính Thiên, kính Thần”, “Thiên nhân hợp nhất”, “nhân, nghĩa, lễ, nghĩa, trí, tín”, v.v., như thế có thể duy trì cơ sở đạo đức con người thế gian, giúp cho con người có chính tín, xã hội an định, hài hoà.
ĐCSTQ không để cho người dân Trung Quốc được tìm hiểu về văn hóa truyền thống Trung Quốc chân chính, không dám sử dụng Nho giáo để giáo hóa người dân. Bởi vì văn hóa đảng của ĐCSTQ hoàn toàn đối lập với văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Vì vậy nó đã làm nhiều điều hoang đường vô lý, như chỉ trích, phê phán thậm tệ Khổng Tử – một bậc Thánh nhân của 2000 năm trước, người mà được nhân dân cả thế giới tôn kính và biết đến.
Trong lịch sử, ĐCSTQ đấu địa chủ, cướp ruộng đất; đấu các nhà tư bản và cướp tài sản của họ; đấu phần tử trí thức và cướp đi giá trị tinh thần, sỉ nhục nhân cách của họ, hủy hoại tâm linh của người ta. Trong lịch sử Trung Quốc, có những tiêu chuẩn giá trị như “văn tử gián – quan văn không tiếc mình, có thể chết vì can gián”, “xả sinh thủ nghĩa – hy sinh vì nghĩa” và “quân khinh dân quý – dân làm trọng, vua còn nhẹ hơn”,… ĐCSTQ đã hủy hoại những giá trị ấy, để có thể tùy ý mà làm.
Kết quả là, ở Trung Quốc đại lục, bất kể trong công việc hay trong cuộc sống, những suy nghĩ xấu xa như “giả tạo, ác độc, bạo lực, tranh, đấu, cướp giật…” đã tràn ngập trong tâm trí, đầu não con người ta, cùng lúc bộc phát ra các loạn tượng xã hội. Trong cuộc sống, người ta lên xe buýt là cướp chỗ ngồi, tranh giành mua vé, tranh mua hàng…, thậm chí ra nước ngoài tranh giành mua sữa bột trẻ em, tranh giành nhà vệ sinh… Làm việc gì cũng phải đi cửa sau, dựa vào các mối quan hệ để thu được nhiều lợi ích. Mọi người tranh đấu, tự tư tự lợi, vì đạt được lợi ích của bản thân mà không từ thủ đoạn, đây là hậu quả nghiêm trọng do văn hóa đảng tạo thành.
Chỉ có triệt để thanh lý văn hoá đảng, quay về truyền thống, mới có thể trở về bản tính thiện lương của nhân loại; mới có thể cải biến những quan niệm hành vi và thói quen không tốt.
Chỉ có tránh xa ĐCSTQ, nhân loại mới có hy vọng!
Ngày đăng: 17-07-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.