Bản thân việc hướng ngoại tìm chính là một chấp trước



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org]

Một ngày nọ, hai cẳng chân và bàn chân của tôi bỗng dưng bị sưng tấy, đặc biệt là chỗ quanh cổ và mắt cá chân sưng phồng lên rất khó chịu, cảm giác cứ như thể da sắp nứt ra. Buổi trưa sau giờ làm việc, tôi vừa đi bộ trên đường vừa nghe băng ghi âm các bài giảng Pháp của Sư phụ tại Quảng Châu, trong lúc nghe giảng Pháp, trong đầu tôi nhảy ra những suy nghĩ loạn bát nháo, tôi cố gắng hết sức bài xích chúng và tập trung tinh lực nghe Pháp, quá trình này thực sự rất khó chịu đựng, khi đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư đường, tôi đã kiễng gót và lớn tiếng đọc câu Pháp Sư phụ:

“Ta là đệ tử của Lý Hồng Chí, các an bài khác thì đều không cần, đều không thừa nhận” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003).

Sau đó tôi tiếp tục đi về phía trước và băng qua ngã tư đường, đột nhiên tôi cảm thấy chân mình trở nên vô cùng nhẹ nhàng, tôi lập tức minh bạch được rằng niệm đầu kiên định vừa rồi của mình là phù hợp với Pháp.

Ngày hôm sau, chân tôi vẫn còn hơi sưng, tôi tiếp tục hướng nội tìm và phát hiện gần đây ở cơ quan tôi có một nhân viên mới chưa xin thôi việc mà đột nhiên không đến làm việc nữa, lại còn xóa hết các bản thảo về công việc trong máy tính, sếp tôi sau khi biết chuyện đã rất tức giận, trong cuộc họp buổi sáng đã nói vài câu bất bình. Tuy không hiểu rõ đầu đuôi sự việc nhưng thấy sếp đang tức giận thì trong lòng tôi lại đột nhiên có vẻ vui vui, tôi thầm nghĩ: Ai bảo ông bình thường đối xử với nhân viên trước mặt thế này, nhưng sau lưng lại thế khác! Tôi chợt nhận ra: đây chẳng phải là đang cười trên nỗi đau của người khác hay sao? Với một người tu luyện Đại Pháp mà nói, như vậy là quá sai, khi thấy người khác được tốt thì thất vọng buồn bực, khi thấy người khác không tốt thì lại vui vẻ, nguyên nhân sâu xa của việc cười trên nỗi đau của người khác chẳng phải là tâm tật đố hay sao! Thế là tôi tự hỏi chính mình: Mình ghen tị với ông ấy vì điều gì? Vì ông ấy có nhà và xe hơi? Có một gia đình hạnh phúc? Ông ấy biết ăn nói. v.v.. Rồi tôi tự trả lời: Không phải, đều không phải! Là vì ông ấy không phù hợp với những tiêu chuẩn về người tốt do chính tôi đặt ra.

Câu trả lời này khiến tôi phải giật mình, tôi nhẩm câu Pháp của Sư phụ trong tâm:

“‘Tu’, chính là tu chính mình; thực ra, chính là chuyện như vậy” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên [2009]).

Làm sao tôi lại có thể tu người khác chứ? Hơn nữa, tất cả những gì đệ tử Đại Pháp làm là để chứng thực Pháp, vậy mà những suy nghĩ và hành động của tôi khi này rõ ràng là đang chứng thực bản thân tôi.

Một mặt, tôi cảm thấy mình đang làm tốt hơn, nhanh hơn những người khác, vả lại tôi đã làm trong ngành này nhiều năm, nên tôi có nhiều kinh nghiệm hơn những nhân viên mới. Khi không nhận được sự khen ngợi và đãi ngộ xứng đáng từ sếp và mọi người, tôi cảm thấy tâm lý bị mất cân bằng, mặt khác, khi người khác đối xử tốt và thân thiết với tôi, tôi cảm thấy rằng họ cứ như đang muốn lợi dụng tôi, tôi không những không thích thú mà còn thấy chán ghét họ. Ôi gió chiều nào cũng là tôi! Nhưng khi tĩnh tâm xuống và để chính tôi lựa chọn giữa chứng thực Pháp và chứng thực bản thân, tôi cảm thấy việc lựa chọn Đại Pháp và buông bỏ bản thân là một việc rất hạnh phúc, nhưng vì sao khi trong tình huống hiện thực, tôi lại bị dẫn động một cách không tự chủ mà chứng thực bản thân? Rốt cuộc thì đã có thứ gì mạnh mẽ đến thế, đã dẫn động tôi mù mờ bước đi một cách hồ đồ như vậy?

Tôi suy nghĩ, hướng nội tìm, rồi lại suy nghĩ, hướng nội tìm! Cuối cùng, tôi phát hiện ra đó là những thứ thuộc về văn hoá đảng, nhưng những thứ văn hoá đảng thì có rất nhiều, như giả ác đấu, sắc tình-cờ bạc-ma tuý đều là văn hoá đảng. Mỗi loại văn hóa đảng đều có chứa những thứ này, rối rắm phức tạp, nói cụ thể vấn đề nào đó là do nhân tố giả tạo thành, vấn đề nào đó là do nhân tố ác tạo thành thì rất khó xác định. Hơn nữa loại bỏ từng nhân tố một thì đến bao giờ mới có thể tẩy tịnh được, chưa kể môi trường làm việc của tôi luôn bị bao phủ trong bầu không khí văn hóa đảng, tôi thấy mình bất giác đã bị ô nhiễm, cứ như vậy thì đến khi nào tôi mới có thể đạt được tiêu chuẩn thuần tịnh của Đại Pháp đây? Tôi cảm thấy vô vọng và bất lực, bản thân tôi cảm thấy khổ não vì không thể chính ngộ Pháp lý cũng như không dốc sức thực hành Pháp lý.

Đột nhiên một đoạn giảng Pháp của Sư phụ trong sách Chuyển Pháp Luân hiện lên trong tâm trí tôi:

“Không ai biết được tôi, họ cũng không biết được tôi nghĩ gì; họ muốn liễu giải hoạt động tư tưởng của tôi, do vậy họ đã được tôi đồng ý, nên có một giai đoạn tư tưởng của tôi và họ liên [kết] với nhau”.

Tôi chợt giật mình tỉnh ngộ, sở dĩ trong tu luyện xuất hiện trạng thái như vậy là do tôi đã đồng ý, những thứ này mới có thể can nhiễu đến tôi, hơn nữa sự đồng ý của tôi không phải là tuyên bố rõ ràng kiểu như “Ừ, được, đúng vậy..,” nhưng tôi chấp trước vào việc muốn người khác trở nên tốt hơn, tôi đã hướng ngoại tìm rồi. Đúng vậy! Chấp trước này chính là “hướng ngoại tìm”. Tôi lập tức quy chính thành “hướng nội tìm”, trong phút chốc tôi cảm thấy hoàn cảnh xung quanh trở nên bình hoà hơn rất nhiều, không còn tràn ngập không khí bạo lực nữa.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/276087



Ngày đăng: 28-05-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.