Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta
Bài viết của Đặng Anh Sỹ
[ChanhKien.org]
Khổng Tử có câu nói vô cùng nổi tiếng: “Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta”.
Ý nghĩa bề mặt của câu nói trên là, trong ba người cùng đi nhất định sẽ có người mà tôi có thể học hỏi. Cũng có người cho rằng, nên là: trong ấy nhất định có thầy giáo của tôi. Khổng Tử là một nhà giáo dục nổi tiếng, ai có thể làm thầy giáo của ông đây? Mặc dù Khổng Tử khiêm tốn và ham học hỏi nhưng cũng không thể ai cũng nhận là thầy giáo của mình, phải không?
Trong câu nói trên, có một số điểm tương đối quan trọng:
Đầu tiên là: con số ba người. Vì sao lại là ba người mà không là bốn người, năm người; ba con thú có thể được không?
Thứ hai là: cùng đi (行: hành), hành là hành tẩu, hành động, vận động. Nếu như ba người bất động, thì không còn chỗ nào để học nữa?
Thứ ba là: tất. Tất là tất định, khẳng định, nhất định có. Vì sao khẳng định như thế vậy?
Thứ tư là: thầy ta. Thầy là người dạy ta, có thể hướng dẫn ta học tập, hoặc ta có thể học hỏi từ người đó.
Trong lịch sử hàng ngàn năm qua, Khổng Tử được vinh danh là bậc thánh hiền, nhà giáo dục vĩ đại, nhà tư tưởng học, các nhà nho của các triều đại đều tôn ông làm tôn sư, và là người đặt nền móng quan trọng nhất của văn hóa Trung Hoa. Ông là người uyên bác hiểu rộng, tri thức phong phú, ông có rất nhiều đệ tử. “Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta”, vì sao ông lại nói như vậy? Vì sao ông nói một cách khẳng định như thế và đầy đủ như thế? Có lý do là gì không?
Khổng Tử nói ba người cùng đi, nhưng không có chỉ định những người đó là người như thế nào. Là quân tử hay là tiểu nhân? Là trí giả hay là kẻ ngốc, ba người bệnh tâm thần đi cùng nhau có được không? Trẻ khỏe hay già yếu, cao thấp hay gầy béo, ăn mặc trang điểm, giọng nói nét mặt ra sao, ông đều không có chỉ ra. Những điều ông có thể học hỏi từ trong đó là gì? Rất nhiều người lý giải không được.
Hoạt động nghiên cứu hiện đại có thể từ những tình tiết nhỏ để tìm ra chân tướng, nhưng cũng vẫn là chọn dùng phương pháp khoa học, tiến hành phân tích tỉ mỉ. Những chuyện thần kỳ như Sư Khoáng chơi đàn mà biết chiến sự, lại là chỗ mà khoa học không thể phát hiện được. Hỉ Thước thầm thì gọi, Ô Nha (quạ) khổ khổ kêu. Phong tục truyền thống của Trung Quốc có rất nhiều, trên thế giới cũng có rất nhiều phong tục tập quán, nếu dùng khoa học hiện đại mà giải thích thì rất khó có thể giải thích nổi.
Khổng Tử là một vị thánh hiền vĩ đại, khẳng định như thế, khẳng định không phải là nói bừa, nếu như là vô căn cứ, thì những tư tưởng của ông sẽ không thể lưu truyền rộng rãi như vậy, sao có truyền đến mấy nghìn năm mà không thất truyền.
Đạo Gia giảng: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn sự vạn vật. Có người căn cứ vào đó mà nói, tam là hư từ, dùng để biểu thị cho rất nhiều, nó có vô số ý tứ. Nghìn vạn người, vô số người, trong đó nhất định sẽ có người có thể học hỏi, chỗ này có gì kỳ lạ đâu? Nhiều người như thế, hà tất cứ phải đi trên đường? Mặc dù là nói như vậy, nhưng từ trước đến nay, trong biết bao nhiêu kẻ sĩ văn nhân, có được mấy người có trí huệ vượt trên Khổng Tử đây?
Khi nghiên cứu về Khổng Tử, người ta thường sẽ quên rằng phần “Dịch truyện” trong Chu Dịch là tác phẩm của Khổng Tử. Con người hiện đại hễ nghe đến Chu Dịch là lập tức nghĩ đến bói toán, có thể suy đoán vận mệnh sinh tử của con người, và còn có thể suy đoán, đo lường vạn sự vạn vật. Nếu như không biết nguyên lý diễn hóa của vạn sự vạn vật, quy luật vận hành, thì làm sao có thể tiến hành dự đoán, trắc định đây? Kì thực Chu Dịch cũng là một quyển sách giới thiệu nguyên lý diễn hóa của vạn sự vạn vật, là sách giáo khoa cho các lớp kỹ thuật về quy luật vận hành. Tinh thông Chu Dịch, có thể tính toán được rất chuẩn xác, trong lịch sử có vô số ví dụ về phương diện này. Chỉ có điều là Chu Dịch khác với khoa học hiện đại, con đường đi là khác với khoa học hiện đại.
Trong Chu Dịch thì Bát quái chính là trọng yếu nhất, tam hào tạo thành một quái, tổng cộng lại có tám loại tổ hợp. Lúc toán quái, quái từ là cố định, hào là tùy thời điểm mà lấy. Tung đồng xu, quy ước mặt có chữ là dương, mặt không có chữ là âm, như vậy mỗi lần gieo đồng xu là được một hào; ba lần tung đồng xu là được ba hào. Trong đó có một đoạn quan trọng, chính là trước khi toán quái, bản thân phải rất minh xác, muốn bói cái gì? Bói hôn nhân, sự nghiệp, tiền đồ, tài vận, thi cử… cái gì cũng có thể suy đoán, nhưng mà trước khi toán quái phái minh xác bản thân muốn xem bói cái gì. Nếu như nhờ người khác suy đoán giúp, trước khi bói, thầy lý mệnh sẽ hỏi bạn, chính là cần hỏi trước bạn muốn bói cái gì? Đây là phi thường trọng yếu. Khi được ba hào thì lập được một quẻ, sau đó có thể căn cứ quái từ để giải quẻ.
Để được ba hào này, ta có thể dùng cách tung đồng xu, cũng có thể dùng cỏ, cũng có thể dùng quẻ phiến, thẻ gỗ, thậm chí là bất kỳ vật gì trên người, hoặc giả vật nhìn thấy trước mắt, đều có thể sử dụng.
Ba người cùng đi cũng có thể có được ba hào, ba người đi trước mặt có phải là ngẫu nhiên không? Trên đại lộ, mỗi ngày lượng người lưu thông, có người nào chủ động đi trước mặt bạn không? Có ai không vì lợi mà đến, vì danh mà bôn ba? Đối với một người đang làm việc, mấy giờ bắt đầu làm việc, mấy giờ bạn rời khỏi chỗ làm, đi đến đâu, làm gì, thời thời khắc khắc làm gì, đều đã sắp đặt trong đầu rồi. Đối với ba người xuất hiện trước mặt bạn vào thời điểm nhất định nào đó, có thể là ngẫu nhiên không? Nếu có thể dùng trí huệ của Thần và con mắt của Thần mà xét, thì hết thảy đều là sắp đặt có trật tự, sinh, lão, bệnh, tử, đều là có quy luật, ngay cả một số cái gọi là sự việc ngoài ý muốn, sự việc bất ngờ, đều là được sắp đặt hết cả rồi, đâu có nhân tố nào ngẫu nhiên.
Khi suy nghĩ của người ta vừa khởi lên, vào lúc muốn suy xét vấn đề gì, đột nhiên nhìn thấy có ba người ở trước mặt, họ đang di chuyển, phát sinh các chủng biến hóa, có phải là có cảm nhận gì sao? Đối với tác giả của Chu Dịch và bậc đại trí đại huệ như Khổng Tử mà nói, khẳng định là sẽ có một số hiểu biết.
Đối với những ai tinh thông Chu Dịch mà nói, với cùng một yêu cầu như nhau, cùng một hào như nhau, nhưng mỗi người lại dựa vào hoàn cảnh xung quanh để có diễn giải khác nhau, tính toán khác nhau, đó là điều rất thường thấy. Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện như vậy.
Newton có thể hiểu được một định lý khoa học từ một quả táo rơi từ trên cây, Thích Ca Mâu Ni có thể ngộ được Phật Pháp từ một chiếc lá rơi. Đối với một người có trí huệ siêu thường như Khổng Tử, đương nhiên Ông cũng có thể học hỏi từ ba người đi trên đường rồi, vì sao lại không thể đây?
“Ba người cùng đi, tất có người làm thầy ta” là thể hiện cho đức tính khiêm tốn ham học hỏi của Khổng Tử, đồng thời cũng là đại trí đại huệ của nhà giáo dục, nhà tư tưởng vĩ đại Khổng Tử.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278932
Ngày đăng: 19-11-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.