Những suy nghĩ về công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại (Phần 2) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net]
Tác giả: Thiền Tâm
[ChanhKien.org]
Trong văn hóa của các quốc gia cổ đại có một đặc điểm chung là: Rất nhiều luân lý đạo đức và phong tục tập quán cơ bản của họ đều có nguồn gốc từ thần thoại hoặc tôn giáo cổ đại. Những nội dung căn bản của “văn hóa Thần truyền”, còn được gọi là “văn hóa bán Thần”, như Bàn Cổ khai thiên tịch địa trong thần thoại phương Đông, Thần định ra mối quan hệ nhân luân trong tôn giáo phương Tây đều do Thần đặt định ở thời kỳ đầu của nền văn minh, rồi truyền cấp cho thế nhân, sau đó con người coi đó là văn hoá chính thống mà truyền thừa cho thế hệ sau. Ở Trung Quốc, thuyết “Bàn Cổ khai thiên địa”, “Nữ Oa tạo ra con người”, “Thần Nông nếm trăm loài thảo mộc”, “Thương Hiệt tạo chữ” đã đặt định nền móng ban đầu cho văn hóa Thần truyền Trung Hoa.
“Con người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, tư tưởng Thiên nhân hợp nhất của Đạo gia đã hòa vào dòng máu văn hóa của con người; “Đại học chi đạo, tại minh minh đức” (Đạo của sự học rộng cốt ở chỗ hiểu rõ cái sáng của đạo đức). Hơn hai nghìn năm trước, Đức Khổng Tử lập trường học để dạy học trò, truyền bá cho xã hội tư tưởng tiêu biểu “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho giáo. Vào thế kỷ thứ I, Phật pháp giảng về sự “từ bi phổ độ” của Phật giáo được truyền sang phương Đông, làm cho văn hóa Trung Hoa càng trở nên bác đại tinh thâm. Sự hòa hợp bổ sung trong tư tưởng của ba phái Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, làm cho thời kỳ thịnh trị của nhà Đường trở nên rực rỡ, nổi tiếng thế giới. “Thiên nhân hợp nhất” là thể hiện quan điểm của tổ tiên chúng ta về vũ trụ; “Thiện ác hữu báo” là lẽ thường tình của xã hội; “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác) là mỹ đức tối thiểu của đạo làm người; “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” là chuẩn mực của cuộc sống; “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” đã trở thành nền tảng đạo đức để quy chuẩn con người và xã hội.
Với tiền đề như vậy, văn hóa Trung Hoa thể hiện những ưu điểm như thành (thực), thiện (lương), hòa (vi quý) và (bao) dung. Tư tưởng lớn “Thiên địa quân thân sư” phản ánh nội hàm văn hóa thâm sâu về sự tôn kính của người dân đối với các vị Thần (Thiên Địa), lòng trung thành với xã tắc (quân), tôn trọng gia đình (thân) và tôn sư trọng đạo (sư). Nói cách khác, văn hóa truyền thống chân chính lấy tín ngưỡng làm gốc, coi trọng đạo đức, chủ thể là dựa trên nền tảng thuyết hữu Thần. Kỳ thực thuyết Chúa sáng thế của xã hội phương Tây cổ đại cũng lấy tín ngưỡng làm gốc. Nói cách khác, vì vạn vật trong trời đất bao gồm cả con người đều do Thần tạo ra, nên đương nhiên văn hóa của xã hội nhân loại đương nhiên cũng được Thần truyền cấp cho con người. Văn hóa Thần truyền mang tính hữu Thần đó tự nhiên cũng mang trong nó đặc tính của Thần, nên còn được gọi là văn hóa bán Thần.
Trong các xã hội truyền thống thời cổ đại, người ta hoàn toàn tin rằng vạn vật đều do Thần tạo ra, vạn vật đều có linh. Vì Thần tạo ra vạn vật, nên tất nhiên Thần cũng ban linh hồn cho vạn vật, đồng thời định ra các phép tắc về mối quan hệ giữa vạn vật. Tất cả vạn vật trên Trái Đất đều có sự đối ứng nhau vạn vật trong thế giới của Thần trên Thiên thượng, ví dụ như con người trên Trái Đất có chủng tộc và màu da khác nhau thì sẽ đối ứng các Thần trên Thiên thượng với hình tượng tương tự như vậy, các dân tộc khác nhau trên thế giới đều lưu truyền những truyền thuyết về các vị Thần đã tạo ra dân tộc mình.
Còn các loài lai tạo nhân tạo, đặc biệt là các loài biến đổi gen, tất nhiên không phải do Thần tạo ra, vì vậy cũng không có đối ứng của các loài trên Thiên thượng, Thần đương nhiên cũng sẽ không ban cho chúng linh tính bình thường, cũng không cho phép chúng tham gia vào hệ thống tuần hoàn vật chất của sinh mệnh bình thường. Thế thì loài nhân tạo không có gốc rễ đối ứng trên Thiên thượng, chẳng khác nào con thuyền lẻ loi lạc hướng giữa biển khơi, chỉ có thể trôi theo gió. Những thứ bất hảo âm tính trong vũ trụ sẽ thừa lúc sơ hở chui vào điều khiển những loài nhân tạo này, từ đó gây họa loạn cho nhân gian. Và bởi vì tất cả những điều này đều do con người lựa chọn, tự con người chủ động từ bỏ Thần, cho nên Thần cũng không quản nữa. Do đó hậu quả (môi trường sinh thái và đạo đức xã hội suy giảm nhanh chóng) đem đến khiến người ta kinh ngạc.
Với những người thực sự có tín ngưỡng thì có thể dễ dàng lý giải những vấn đề trên. Nhưng với đại đa số con người ngày nay thì đó chỉ là câu chuyện cổ tích. Điều này liên quan đến các vấn đề triết học cơ bản như tinh thần và vật chất, hữu Thần và vô Thần, thực chứng và thiên phú, duy tâm và duy vật v.v. Những chủ đề như vậy không phải là trọng tâm của bài viết này, chúng tôi chỉ đứng từ góc độ tư tưởng hữu Thần trong văn hóa truyền thống để thảo luận một số vấn đề gây tranh cãi trong công nghệ sinh học hiện đại mà thôi.
Giới tu luyện có quan điểm rằng:
“tinh thần và vật chất là nhất tính” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])
Quan điểm đó khác với nhận thức vật chất và tinh thần (ý thức) là tách biệt theo nhiều nhà duy vật chủ nghĩa, vì vậy họ cứ mãi tranh luận xem vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính (vật chất quyết định tinh thần hay tinh thần quyết định vật chất). Văn hóa Thần truyền tin rằng vạn vật đều có linh, “linh” này không chỉ đề cập đến đặc tính của sinh mệnh như tân trần đại tạ, mà còn được dùng để chỉ việc có “linh hồn” hay nói chính xác hơn là “nguyên thần”, theo cách nói của người hiện đại là có “tinh thần hay tư tưởng”. Nếu nói con người hay động vật có suy nghĩ, cảm xúc và trí tuệ thì mọi người còn dễ chấp nhận. Nhưng nếu nói thực vật và vi sinh vật cũng có tư tưởng và tình cảm thì người ta sẽ cảm thấy thật khó tiếp nhận.
Hơn nữa, nếu nói một hạt cát, một giọt nước, một dòng sông, một ngọn núi cũng có sinh mệnh và tư tưởng thì sẽ khiến người ta cảm thấy khó mà tưởng tượng được, thậm chí có người sẽ chế nhạo rằng “đầu óc có vấn đề”. Chúng ta biết rằng cơ thể con người được tạo thành từ vô số tế bào. Dùng kính phóng đại siêu cấp mà nhìn thì khoảng cách giữa các tế bào vô cùng lớn. Toàn bộ cơ thể con người giống như những hạt cát đang di động. Các tế bào trôi trong chất lỏng của cơ thể giống như những chiếc thuyền đang trôi trên biển. Vì vậy, xét từ vi quan, thì ai là tôi và tôi là ai? Vô số tế bào khi kết hợp lại thì là bạn, vô số tế bào phân tách ra, nhìn riêng lẻ từng cá thể, thì bạn là ai? Ai là bạn đây?
Tế bào nào cũng là bạn, sao có chuyện một tế bào lại không phải là bạn được? Cơ thể của bạn rốt cuộc ở đâu? Tư tưởng của bạn rốt cuộc ở đâu? Đạo gia nói rằng cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, trong tiểu vũ trụ này, đâu đâu cũng đều là tế bào, nhiều như số vì sao trên bầu trời; chủ ý thức thật của bạn giống như đang du hành qua lại giữa các vì sao trong không gian; có hành tinh nhìn như tế bào não của bạn, có cái lại như tế bào cơ bắp của bạn, có cái lại dày đặc hơn trông giống như dải Ngân Hà thì hóa ra là các tế bào xương. Ai là tôi? Tôi là ai? Đột nhiên hiểu ra được rằng bản thân mình thực sự thì ra chính là một chút chủ ý thức mà nếu so ra còn vi quan hơn so với tế bào. Tức là nguyên thần mà giới tu luyện nói đến hoặc linh hồn mà thế nhân nói đến. Hóa ra thân thể gồm các tế bào mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường chẳng qua chỉ là vật tải thể tạm thời của nguyên thần, trong Phật giáo gọi là “túi da”.
Nhiều người cảm thấy khó lý giải việc sinh mệnh có linh hồn, kỳ thực khoa học hiện đại đã có thể chạm đến một số manh mối nào đó rồi, nhưng vì chịu ảnh hưởng của quan niệm cứng nhắc rằng nhìn thấy mới tin nên họ không dám đối mặt hoặc động chạm đến. Người Trung Quốc xưa từ lâu đã nhận ra rằng, cơ thể con người là có tồn tại kinh mạch, kinh mạch giống như huyết quản chạy khắp toàn bộ cơ thể, lưu chuyển những vật chất vi tế, tinh hoa hơn của sinh mệnh. Nhưng vì khi giải phẫu cơ thể người thì người ta cũng không nhìn thấy kinh lạc nên một số người không tin. Tuy nhiên, bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu trong Trung Y đều dựa trên cơ sở này và không có ai có thể phủ nhận được hiệu quả chữa bệnh thực tế của các phương pháp này.
Công nghệ hình ảnh và điện từ hiện nay từ lâu đã phát hiện ra sự tồn tại của các đường kinh mạch. Dưới tác dụng của một trường điện từ đặc biệt, có thể thấy rằng cơ thể con người phát ra một loại ánh sáng, đặc biệt là những người tu luyện có tố chất thì ánh sáng đó rất sáng. Hơn nữa, trong các huyệt vị của kinh mạch chứa đầy năng lượng, cơ cấu phân bố của chúng hoàn toàn trùng khớp với sơ đồ các huyệt vị của kinh mạch trên cơ thể con người do người xưa vẽ ra. Điều này thật thần kỳ phải không? Làm thế nào mà người xưa phát hiện ra những huyệt vị của kinh mạch phức tạp mà mắt thường không nhìn thấy được? Hiện tượng cơ thể của con người có những chức năng đặc biệt cũng đã không còn là câu chuyện truyền thuyết trong Liêu Trai Chí Dị và Sơn Hải Kinh nữa. Có vô số người và vô số thực nghiệm khoa học đã chứng minh đầy đủ sự tồn tại khách quan của nó, chẳng hạn như công năng dao thị, công năng thấu thị, tai nhận biết chữ, công năng ban vận, trải nghiệm cận tử, luân hồi ký sự, ký ức thôi miên v.v., tất cả đều đã thực sự tiết lộ những bí ẩn về nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ và thời không, vĩnh viễn không phải là thứ mà tầm nhìn hạn hẹp của khoa học kỹ thuật hiện đại có thể bao hàm và lũng đoạn hết thảy. Người thực sự có trí huệ, tư tưởng cởi mở, tâm hồn quảng đại sẽ không câu nệ vào ý kiến thiên vị mà giậm chân tại chỗ.
Dù trong xã hội cổ đại hay trong xã hội hiện đại thì những trường hợp thực tế về linh hồn thoát ra khỏi cơ thể có ở khắp mọi nơi. Sau trận động đất ở Đường Sơn, có người đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội đặc biệt để hỏi về cảm giác của những người sống sót khi họ ở trong trạng thái tử vong. Điều gây bất ngờ và kinh ngạc là những người sống sót đều có trải nghiệm giống nhau, tức là trong trạng thái tử vong họ không có cảm giác sợ hãi, thân thể nhẹ nhàng bay bổng, có một loại cảm giác hưng phấn giải thoát tiềm tại, có người đã đi đến một địa phương nào đó, còn có người đã thấy người thân đã qua đời, cũng có người đã nhìn thấy thân thể của mình bị thương trong trận động đất v.v.
Các bệnh án ở bệnh viện cũng có nhiều ghi chép về các trường hợp bệnh nhân nói rằng tự mình đã bay lên trần nhà, nhìn thấy các bác sĩ và y tá đang bận rộn cấp cứu xung quanh cơ thể của mình, họ cũng không cảm thấy đau đớn chút nào, dường như họ không có chút liên hệ gì với cơ thể của mình, khi bản thân đột nhiên từ trên không trung rơi xuống trở về cơ thể thì mới phục hồi tri giác. Càng kinh ngạc hơn nữa là có người thậm chí khi hồn rời khỏi xác đã nhìn thấy dấu vết của vật được bí mật cất giấu tại chiếc đèn chùm trên trần nhà bệnh viện mà ít người biết đến. Ngoài ra còn có một số hiện tượng như báo mộng, hiện tượng phụ thể v.v., đều tồn tại một cách khách quan mà khoa học hiện đại chưa có cách giải thích rõ ràng. Đại sư Lý Hồng Chí trong Chuyển Pháp Luân đã giảng:
Những gì mà giới khoa học kỹ thuật phát hiện hôm nay đã đủ để thay đổi sách giáo khoa hiện nay của chúng ta. [Khi] quan niệm cũ cố hữu đã hình thành hệ thống và phương pháp tư duy, [thì] rất khó tiếp thu nhận thức mới. Khi chân lý xuất hiện [người ta] không dám tiếp thụ, mà lại bài xích nó theo bản năng. (“Bài giảng thứ nhất”, Chuyển Pháp Luân)
Kỳ thực khoa học kỹ thuật hiện đại đã phát hiện ra rằng tư duy tinh thần của con người không phải là huyền ảo mơ hồ, mà là một loại vật chất thực sự như sóng điện não. Với kỹ thuật điều khiển não bộ người máy hiện nay, công nghệ của con người gần như đã đạt đến trình độ liên lạc trực tiếp giữa não người và máy tính, tức là con người có thể trực tiếp điều khiển máy tính bằng cách gửi các chỉ lệnh đến máy tính thông qua ý niệm của họ, ngược lại, con người có thể trực tiếp nhận các tín hiệu do máy tính gửi đến và hiểu được ý định của nó. Vậy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa vật thể hữu hình và ý thức vô hình là gì? Chúng ta có thể hình dung nó giống như các chương trình phần mềm máy tính và mạng internet.
Phần cứng của máy tính hay điện thoại là vật chất hữu hình mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt, nó tương tự như các tế bào cơ thể mà chúng ta có thể nhìn thấy. Còn chương trình phần mềm máy tính và mạng internet là những vật chất vi quan vô hình, cũng giống như tư tưởng và tinh thần của con người. Hai thứ vật chất hữu hình và vật chất vô hình này có thể tương hỗ cho nhau, cũng có thể tách rời nhau mà tồn tại độc lập, nhưng chúng đều là vật chất tồn tại thực tại, chỉ là mức độ vi quan khác nhau mà thôi. Các chương trình phần mềm và mạng internet vi quan có thể được lưu trữ và chạy trên các thiết bị máy tính và điện thoại di động khác nhau. Nói cách khác, phần cứng chỉ là công cụ phiên dịch các tín tức vi quan, phần cứng mà không có chương trình phần mềm và mạng thì cũng giống như người thực vật đã mất đi ý thức tinh thần của mình, chỉ là một đống linh kiện điện tử và hợp chất hữu cơ mà thôi. Tương tự như các chương trình máy tính, linh hồn con người cũng có thể thao túng các cơ thể người khác nhau, bộ não con người thực chất cũng chỉ là chiếc máy phiên dịch, các tín tức mà chủ nguyên thần phát xuất ra sẽ được đại não xử lý và phiên dịch thành ngôn ngữ, điệu bộ, động tác… mà con người có thể hiểu được.
Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng:
Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập. Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra. Người ta thường vẫn tưởng rằng đây là tác dụng độc lập trực tiếp của đại não; thực ra có những lúc nguyên thần ngụ tại tim, có người thực sự cảm thấy rằng tâm đang suy nghĩ. (“Bài giảng thứ chín”, Chuyển Pháp Luân)
Vạn vật đều có linh, các trường hợp thực vật có cảm ứng tâm linh, nước biết trả lời v.v. đã không còn là chuyện hiếm, nhưng điều khiến người ta khó lý giải là nguồn gốc “linh” của vạn vật rốt cuộc đến từ đâu? Sau khi vật tải thể là vật chất hữu hình trên bề mặt bị hư hỏng, chết đi, giải thể và phong hóa thì cái “linh” này sẽ đi về đâu? Chúng sẽ luân hồi chuyển sinh như thế nào? Việc lý giải những bí ẩn này có ý nghĩa thực tế gì đối với nhân loại chúng ta? Với trình độ khoa học hiện đại hiện nay quả thực quá khó để làm rõ những vấn đề này.
Chúng ta đã biết rằng cơ thể con người được cấu thành từ vô số tế bào, hình thành nên một con người hoàn chỉnh có cá tính tự ngã, có tư tưởng tình cảm, vậy thì mỗi tế bào sẽ có mối quan hệ thế nào với chỉnh thể con người? Mọi người đều biết rằng tế bào có tính toàn năng, một tế bào có chứa tất cả các thông tin di truyền của một người, nghĩa là mỗi tế bào có thể được nhân bản thành một con người hoàn chỉnh. Các nhà khoa học hiện nay khi dùng các sợi quang học để truyền dẫn thông tin từ một tế bào của chuột bạch đến màn hình hiển thị thì có thể nhìn thấy hình ảnh hoàn chỉnh của một con chuột bạch. Điều này nói rõ rằng, điều mà sợi quang học truyền dẫn không phải là tế bào, mà là thông tin về sinh mệnh của tế bào – linh hồn.
Nghĩa là một tế bào cũng giống như chỉnh thể của một sinh mệnh, giống như ba sợi lông tơ của Tôn Ngộ Không trong “Tây Du Ký”, thổi một hơi có thể biến thành vô số phân thân. Theo cách nhìn nhận này, mỗi tế bào của bạn chính là một phiên bản thu nhỏ của bạn, là một phân thân của bạn. Mỗi tế bào đều có một bộ não tương đối độc lập, đồng thời nó được kết nối với bộ não tổng thể, hợp tác ăn ý với nhau, cũng giống như phân thân của Tôn Ngộ Không, vừa có thể độc lập chiến đấu lại vừa được điều khiển bởi chủ thể. Có thể ví như mười ngón tay trong một bàn tay, một ngón bị thương tổn thì cả bàn tay bị thương tổn, một ngón mạnh mẽ thì cả bàn tay mạnh mẽ. Nói cách khác, vạn vật đều có linh và giữa các linh hồn cũng có mối liên hệ với nhau.
Vậy khi một cơ quan nội tạng được cấy ghép, thì những nội tạng được cấy ghép đó có phải cũng được kết nối với thông tin của sinh mệnh ban đầu (hay linh hồn) hay không? Các thông tin về giới tính, sở thích, tính cách, tính tình, màu da, bệnh di truyền… của chủ nhân cơ quan nội tạng đó có phải đều được chuyển qua hay không? Kỳ thực nhất định là như thế. Nhiều trường hợp cấy ghép đã chứng minh rõ điểm này. Một số người sau khi cấy ghép nội tạng đột nhiên trở nên thích uống một số loại rượu hoặc nghiện thuốc lá, hoặc có những thay đổi rõ ràng về sở thích và tính cách của họ, thậm chí còn có một số ký ức không thể giải thích được v.v. Sau đó người ta thực hiện nghiên cứu và phát hiện ra rằng những thay đổi mới này đều là những đặc điểm vốn có của chủ nhân ban đầu của cơ quan nội tạng.
Từ phân tích trên có thể thấy rằng các loài mới được tạo ra bằng cách lai tạo, biến đổi gen hay nhân giống bức xạ thì các gen phối hợp ngoại lai hoặc đột biến của nó chẳng phải cũng giống như việc cấy ghép nội tạng sao? Đó có phải là sự trói buộc gượng ép những sinh mệnh vốn dĩ không nên phối hợp với nhau không? Mỗi tế bào đều có linh hồn sinh mệnh tương ứng của nó, những tín tức sinh mệnh mà những linh hồn này phát xuất ra chính là tín tức của trường vật chất mà chúng ta đang tìm hiểu. Sinh mệnh khác nhau thì tính cách và sở thích cũng khác nhau, liệu loài lai nhân tạo mới có phá vỡ trật tự ban đầu của loài do Thần tạo ra không? Nó có gây ra sự bất thuần và biến dị của sinh mệnh không? Tại sao nói sự sinh sôi nảy nở của các loài trong tự nhiên không gây ra hỗn loạn và biến dị vật chất?
Bởi vì vạn vật do Thần tạo ra, nên Thần cũng quy định ra mối quan hệ giữa vạn vật, bao gồm cả sự tuần hoàn năng lượng giữa các chuỗi sinh thái và chuỗi thức ăn. Tuy có sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một loài, nhưng nguồn gốc của sinh mệnh là giống nhau, và nó cũng đối ứng với các loài sinh vật trên Thiên thượng. Giao phối và sinh sản trong cùng một loài đều là tuần hoàn trong hệ thống sinh mệnh của vũ trụ, vì vậy nó có thể duy trì tính thuần khiết của nó. Loại sinh mệnh như vậy sẽ được Thần công nhận, Thần sẽ ban cho loại sinh mệnh này linh tính bình thường, cũng sẽ bảo hộ cho loại sinh mệnh này sống đời sống bình thường theo đạo đức luân lý mà Thần định ra. Tuy nhiên, giống loài nhân tạo biến đổi gen hay lai tạo đã làm mất đi sự đối ứng với loài trên Thiên thượng, không thuộc về bất kỳ thể hệ nào của Thần, nên Thần tự nhiên cũng không quản nữa.
(Còn tiếp)
Ngày đăng: 07-11-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.