Đại dịch COVID-19 trong hai năm gần đây: một trận đại dịch có ảnh hưởng đến lịch sử y học và nền văn minh nhân loại (Phần 1) [Bài viết nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net]
Nguy hiểm tuyệt cảnh cần phản tư, liễu ám hoa minh kiến hy vọng
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Mỹ quốc
[ChanhKien.org]
[Ghi chú của Ban biên tập] Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng tu, sau khi đăng tải bài “Thông tri kêu gọi gửi bài nhân dịp 20 năm Chánh Kiến Net”, chúng tôi liên tục nhận được bài viết của các đồng tu gửi đến. Thời hạn cuối cùng nhận bài là ngày 31 tháng 12 năm 2021, do vậy chúng tôi đã lựa chọn ngày 13 tháng 5, ngày sinh của Sư phụ và cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, để bắt đầu đăng các bài viết. Cũng hy vọng rằng các đồng tu chưa đóng góp có thể nỗ lực viết ra những chánh kiến của mình trong tu luyện Đại Pháp, về nhân thể, sinh mệnh, vũ trụ và vạn sự vạn vật.
Vào cuối năm 2019, bệnh viêm phổi do chủng virus Corona mới (còn được gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi do virus Trung Cộng hoặc COVID-19) được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc đại lục; nhưng Trung Cộng cố tình che giấu nên đã làm chậm tiến độ phòng chống dịch của gần 200 quốc gia trên thế giới, dẫn đến đại dịch hoành hành khắp thế giới trong hơn 2 năm qua.
Từ góc độ sức khỏe cộng đồng của con người và góc độ giám sát dịch bệnh có tính lây nhiễm đang bùng phát, lý do tại sao lần này virus Corona chủng mới lại gây ra sự lây lan rộng lớn như vậy, dựa trên một phân tích gần đây của Martin Kulldorff, giáo sư tại Trường Y Harvard, ông cũng là nhà dịch tễ học nổi tiếng thế giới, nghiên cứu kết luận rằng đại dịch này là “thất bại lớn nhất trong lịch sử y tế công cộng” của thế giới. Tác giả lý giải phân tích của mình như sau: “Là một nhà giám sát dịch tễ chuyên nghiệp, tôi thấy rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không thể bố trí một nhóm các nhà khoa học hàng đầu đến Trung Quốc đại lục để lấy các mẫu bệnh phẩm trực tiếp và dữ liệu gốc [về virus] trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát; ngoài ra có thể thấy, mặc dù các quốc gia bắt đầu áp dụng các biện pháp phong tỏa toàn xã hội suốt 3 tháng sau khi đại dịch bùng phát, khiến nền kinh tế toàn cầu đình trệ trên diện rộng, học sinh đã không được đào tạo giáo dục thể chất trong 18 tháng còn người dân chỉ có thể trông chờ vào cách phòng chống dịch bị động như đeo khẩu trang, tránh tập trung đông người. Mặc dù Hoa Kỳ đã gấp rút phát triển một số loại vaccine với tốc độ nhanh chưa từng có và áp dụng cho toàn xã hội, nhưng thực tiễn đã chứng minh rằng các loại vaccine này vẫn chưa có tác dụng mạnh mẽ trong việc ngăn ngừa và diệt trừ tận gốc dịch bệnh, nhiều loại biến thể virus đang lần lượt xuất hiện, đáp ứng miễn dịch (sự sản xuất các tế bào miễn dịch và kháng thể trung hòa) có được sau hai mũi tiêm nhanh chóng giảm dần theo thời gian, nghĩa là, nồng độ kháng thể hữu hiệu giảm đáng kể trong vòng vài tháng, hiệu quả bảo vệ ức chế dịch không mạnh bằng khả năng miễn dịch được kích hoạt bởi nhiễm trùng tự nhiên, hơn nữa những chủng virus đột biến mới xuất hiện đã cho thấy khả năng né tránh miễn dịch của chúng. Không cần nghĩ cũng biết các nhà khoa học chuyên nghiệp trong tâm lo lắng đến nhường nào. Chính phủ nhiều nước phải đối mặt với phán quyết về việc có nên thực hiện tiêm chủng phòng dịch bắt buộc dựa trên sự thiếu ‘tin tưởng’ của đa số công chúng hay không, làm như vậy thì độ chắc chắn thành công là bao nhiêu, rất ít người dám bảo đảm về tác dụng của vaccine trên các phương tiện truyền thông và trước công chúng”.
Vào ngày 17 tháng 9 năm nay, một tiểu ban cố vấn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tiến hành bỏ phiếu, rằng không nên để FDA chấp thuận việc tiêm nhắc lại liều vaccine Pfizer cho hầu hết người Mỹ (từ 16 đến 65 tuổi).
Trước đó, giám đốc CDC Hoa Kỳ Rochelle Walensky đã thẳng thắn tuyên bố trong một cuộc họp báo vào cuối tháng 7 rằng mối quan tâm lớn nhất của giới khoa học và y tế Hoa Kỳ là sau biến thể Delta, “các biến thể mới sẽ xuất hiện trong tương lai, và các biến thể virus mới sẽ không chỉ làm tăng khả năng lây nhiễm của chúng, mà còn né tránh sự bảo vệ của vaccine”.
Nhóm Cố vấn Khoa học về Các trường hợp Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh cũng thừa nhận trong một báo cáo vào ngày 30 tháng 7 rằng “gần như chắc chắn” rằng một biến thể mới của virus Corona chủng mới sẽ xuất hiện trong tương lai, mà những biến thể này “sẽ khiến tất cả các loại vaccine hiện tại thất bại”.
Mới đây, sau khi theo dõi và tổng hợp thông tin về đợt bùng phát dịch COVID-19 trên toàn cầu, các chuyên gia y tế Nga đã đưa ra một dự đoán không mấy lạc quan: khả năng miễn dịch của những bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm COVID-19 biến thể Delta có thể không đủ để chống lại sự lây lan của các chủng đột biến mới của virus.
Các nghiên cứu lâm sàng mới về các trường hợp nhiễm virus Corona chủng mới được công bố gần đây ở nhiều quốc gia cho thấy khi ngày càng có nhiều biến thể virus Delta đang tiếp tục lây lan khắp thế giới, với những người đã được tiêm chủng đầy đủ, thì khả năng miễn dịch đối với COVID-19 (virus Trung Cộng) vẫn chắc chắn đang suy yếu theo thời gian. Theo báo cáo từ trang web “Chính trị gia” (Politico) và trung tâm y tế Mayo Clinic của Hoa Kỳ, hai nghiên cứu trên các nhân viên y tế tuyến đầu và bệnh nhân cho thấy rằng kể từ khi biến thể virus Delta trở thành chủng virus chính của bệnh dịch ở Hoa Kỳ, hiệu quả của vaccine đã giảm gần 30 đến 60 điểm phần trăm.
Sự lây lan và phát triển của dịch bệnh dường như nhắc nhở mọi người rằng sự hiểu biết của khoa học hiện đại về virus và vai trò của vaccine hãy còn xa mới theo kịp nhu cầu thực sự trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, cũng như không đủ để đối phó với sự tàn phá của đại dịch đối với thế giới.
Ngày càng nhiều chuyên gia y tế nhận ra rằng con đường phòng chống dịch bệnh chỉ dựa vào vaccine có hiệu quả rất hạn chế; trên con đường tìm kiếm một phương pháp chống dịch thực sự hiệu quả, giới y học và lĩnh vực nghiên cứu y sinh vẫn còn rất nhiều lĩnh vực cần được phát triển.
Vào thời điểm phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, tác giả cho rằng giới y học và các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật cần dành nhiều thời gian hơn nữa để trầm tĩnh lại, để mở ra một tầm tư duy cao hơn, khác hơn so với trước đây và vượt ra khỏi tình trạng khó khăn trước mắt. Các nền văn hóa và nền văn minh khác nhau trong lịch sử đã có rất nhiều cách làm cũng như trường hợp thành công như thế.
Người Trung Quốc khi nói đến hai chữ “nguy – cơ”, về tính triết lý và bề mặt chữ nghĩa thì ‘nguy hiểm’ và ‘cơ hội’ thường song hành cùng nhau, người xưa có câu: “Ống trời có đức hiếu sinh”. Lời dạy của cổ nhân là để nói với chúng ta rằng, khi đối diện với nguy cơ, mọi người cần tĩnh tâm lại, mở rộng lòng mình để tìm ra những tham ngộ về thiên cơ và thiên đạo.
Có lẽ trận ôn dịch này là một bước ngoặt lớn trong lịch sử văn minh và y học của nhân loại, để chúng ta vượt qua tự ngã và khó khăn mà suy xét về tất cả những con đường có thể dẫn đến thành công, điều chỉnh lại những chỗ chúng ta đã chệch hướng và có thể có một bước tiến dài trong lý niệm. Bởi vì thông qua khổ nạn và ôn dịch con người đang không ngừng tìm lại chính mình, bước trên con đường ngay chính và tìm ra con đường dẫn đến chân lý vĩ đại.
Một số lĩnh vực được đề cập trong bài viết tiếp theo, những ý tưởng và sự gợi mở mà các thí nghiệm và lý thuyết khoa học hiện có đã mang lại cho chúng ta, cũng như sự giao thoa của khoa học hiện đại với các nền văn minh cổ đại, hy vọng sẽ mang lại những ý tưởng mới và suy nghĩ mới cho độc giả trong công tác phòng chống dịch ngày nay.
(còn tiếp)
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/270583
Ngày đăng: 02-12-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.