Nhanh chóng quy chính bản thân theo kịp tiến trình Chính Pháp



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

 

[ChanhKien.org] Một chút thiển ngộ khi học bài kinh văn mới Lý Tính của Sư phụ

Khi học Pháp nhóm, mọi người đã thảo luận về bài kinh văn mới Lý Tính của Sư phụ, trong đó chủ đề được bàn luận nhiều nhất là làm thế nào nhanh chóng quy chính bản thân để theo kịp tiến trình Chính Pháp. Mọi người đều đặc biệt chấn động về đoạn Pháp mà Sư phụ giảng trong kinh văn mới:

Trong các đệ tử Đại Pháp [ai] mà không tinh tấn, [ai] đi sang cực đoan, [thì hãy] lập tức quy chính bản thân, chân tâm học Pháp và tu luyện, vì các vị đang ở trong nguy hiểm nhất.

Nhiều đồng tu nói về tình trạng tu luyện không tinh tấn hiện nay của mình và cảm thấy rất lo lắng. Vào thời khắc khi nhân loại đối mặt với dịch bệnh trên toàn thế giới, việc công bố kinh văn mới Lý Tính của Sư phụ có thể nói là thêm một lời cảnh báo từ bi nữa đối với các đệ tử Đại Pháp. Điều mà cá nhân tôi ngộ được là: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc không tinh tấn là chưa đủ kiên định và kiên tín đối với Sư phụ và Pháp, một đệ tử Đại Pháp đạt đến được mức độ tín Sư tín Pháp vững như bàn thạch, thì làm sao lại có thể xuất hiện trạng thái tu luyện không tinh tấn được? Trong nhóm học Pháp của tôi có một nữ đồng tu là một học viên mới đắc Pháp được vài năm, đã gần 60 tuổi, bà thường ngày kiên trì học Pháp, luyện công, phát chính niệm, lại còn phải trông cháu ngoại, có thể nói là thời gian rất eo hẹp. Vậy mà bà vẫn dành nửa ngày ra phố trực tiếp giảng chân tướng và khuyên tam thoái, nghe nói hiện nay bà đã khuyên tam thoái được 3800 người. Bản thân tôi đắc Pháp sớm hơn đồng tu đó 20 năm, so với đồng tu thì thật xấu hổ với lương tâm! Tại sao mình lại xuất hiện tình trạng tu luyện không tinh tấn như vậy? Sau khi học Kinh văn mới “Lý tính” của Sư phụ, tôi đã tìm ra nguyên nhân, đó chính là chưa đủ sự kiên định và kiên tín với Sư phụ và Pháp, tâm bất chính, chưa thể từng thời từng khắc tự coi mình là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp, trong tâm không có ý thức về sứ mệnh và trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], một đệ tử đã hỏi Sư phụ:

Hỏi: Điều kinh nghiệm thâm sâu nhất của các học viên tu lâu đối với Pháp đều là kiên định và tin vào Sư phụ. Con muốn hỏi, kiên định và tín tâm ấy có nguyên lai rốt ráo từ đâu? Vấn đề này làm chồng của con thắc mắc từ rất lâu nay. Làm thế nào mới có thể tu thành kiên định và tín tâm không gì sánh được đối với Pháp.

Sư phụ: Tín hay bất tín là niệm lý trí của con người, không phải là điều gì đó do tôi cấp cho chư vị, cũng không phải là chư vị thông qua thủ pháp nào đó mà đạt được đến một trạng thái nào đó. Các đệ tử Đại Pháp đều có tín niệm kiên định đối với Đại Pháp; đối với đệ tử Đại Pháp thì [đó] là [cách nói] hình dung [vậy thôi]; tín tâm kiên định của họ đối với Đại Pháp là từ nhận thức một cách có lý tính mà [thành] tín tâm kiên định, chứ không phải do một nhân tố nào đó có tác dụng nên người ta thành như vậy.

Sư phụ giảng:

Còn ‘chính tín’ của các đệ tử Đại Pháp là trạng thái của Thần, là do ngộ có lý trí đối với chân lý mà tạo thành, là trạng thái của Thần của bên đã tu luyện xong, chứ quyết không phải là [điều gì] mà nhân tố bên ngoài nào đó có thể khởi tác dụng. Không phải vì [muốn] vững tin nên vững tin, vì [muốn] kiên định mà kiên định thì không làm đến đó được.

Sư phụ chỉ rõ:

Học viên là đều từ Pháp lý mà nhận thức thăng hoa lên trên; [như thế] mới có thể trở thành tinh tấn hơn, mới có thể kiên định vào Pháp đến như vậy. Đó không phải là nhân tố bên ngoài, cũng không phải nghĩ rằng có cách nào đó có thể đạt đến đó được.

Đối chiếu với trạng thái tu luyện của bản thân, tôi đã hiểu rằng nguyên nhân chủ yếu khiến tôi không kiên định kiên tín là vì học Pháp ít, hơn nữa học không nhập tâm, lý giải về Pháp vẫn luôn dừng ở trên bề mặt, không thể từ lý tính mà nhận thức Pháp. Trước đây, tôi thường nói mình đã đắc Pháp bao lâu rồi, nhưng chỉ là dừng lại ở việc học Pháp trên bề mặt để nhận thức Pháp, mà không từ lý tính mà thăng hoa lên, như vậy có coi là thực sự đắc Pháp không?

Còn có rất nhiều trạng thái không tinh tấn, chẳng hạn như: do tâm sợ hãi nên không dám ra ngoài giảng chân tướng cứu người; vì vướng víu con cháu nên không thể an tâm làm ba việc; do tâm an dật mà chỉ chuyên chú vào cuộc sống của người thường; chỉ thỏa mãn với luyện công khỏe người mà quên đi trách nhiệm và sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp v.v., tất cả những điều này đều nên được nhanh chóng quy chính.

Tôi cũng ngộ được rằng sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, nếu như bản thân chúng ta đã ở trong trạng thái tu luyện không tinh tấn, làm sao có thể chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh? Hiện tại dịch bệnh cũng đang nói với các đệ tử Đại Pháp rằng thời gian rất cấp bách, còn được bao nhiêu thời gian để cho chúng ta đề cao một cách từ từ? Thời gian không chờ đợi ai, hãy nhanh chóng quy chính bản thân để theo kịp tiến trình Chính Pháp, đó mới là điều mà mỗi đệ tử Đại Pháp (đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp đang trong tình trạng tu luyện không tinh tấn) cần phải cực kỳ coi trọng!

Cuối cùng, tôi xin trích một đoạn Pháp của Sư phụ để chúng ta khích lệ lẫn nhau:

Tôi là Sư phụ của chư vị, đối với các đệ tử Đại Pháp, tôi không yêu cầu từ họ bất kỳ thứ gì. Tất cả những gì họ làm hôm nay — chứng thực Pháp cũng vậy, cứu độ chúng sinh cũng vậy, tự bản thân học Pháp tu luyện [cũng vậy] — tôi nói với chư vị, hết thảy đều không phải là làm gì cho tôi. Sau này các đệ tử Đại Pháp sẽ thấy, hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp đã làm đều là [cho] bản thân mình thôi; được cứu độ cũng là chúng sinh của mình, được viên mãn cũng là thế giới và chúng sinh của bản thân mình, dựng lập uy đức cho bản thân mình, hết thảy tất cả mọi thứ đều là cho bản thân đệ tử Đại Pháp; chư vị đều không hề làm gì cho Sư phụ, và cũng vậy không hề làm gì cho người khác đâu. (vỗ tay)

Sư tôn từ bi đã nói cho chúng ta tất cả mọi thứ, chúng ta thực sự nên suy nghĩ sâu sắc về trạng thái tu luyện của chúng ta, làm thế nào để có thể đền đáp được lòng từ bi khổ độ của Ân Sư!

Một chút nhận thức thiển cận, nếu có gì sai sót, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/257983



Ngày đăng: 28-07-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.