Cái gì cũng không sợ, chỉ sợ ‘lậu’
Tác giả: Vi Trần – Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[ChanhKien.org] Tôi năm này 70 tuổi, còn nhớ hồi nhỏ nghe mẹ tôi kể câu chuyện cổ “Cái gì cũng không sợ, chỉ sợ ‘lậu’”. Cho đến giờ kí ức về câu chuyện đó vẫn còn vẹn nguyên trong tôi.
Ngày xưa có một cặp vợ chồng già tuy rất yêu thương nhau nhưng lại chẳng có được mụn con nào. Họ sống trong một căn nhà tranh ba gian phòng ở bên cạnh núi, gian giữa là phòng khách, vợ chồng ông bà ngủ gian phía đông, còn gian phía tây nuôi một con bò già, dựa vào việc khai khẩn vài mẫu đất hoang mà cố gắng duy trì cuộc sống hằng ngày.
Vào một buổi đêm đông, gió bấc rít gào, mây đen phủ kín, trời tối đến mức giơ tay ra không nhìn thấy năm ngón, vợ chồng ông vẫn chưa đi ngủ, đang nói chuyện thì bỗng nghe thấy tiếng cạy chốt cửa, liền biết ngay là trộm. Vì tuổi tác đã cao nên không dám đứng lên đuổi tên trộm, không biết chừng còn gặp nguy hiểm hơn, xung quanh cũng chả có nhà nào để hô hoán, trong lòng nghĩ thầm căn nhà này cũng chả có thứ đồ gì đáng giá, vậy cứ để hắn trộm đi. Hai người lại tiếp tục tán gẫu chuyện hằng ngày.
Tên trộm vừa định đánh cắp gia súc khỏi căn nhà thì chợt nghe thấy tiếng nói chuyện, hắn liền trốn lên trên mái nhà của gian phòng phía tây, đợi người trong nhà ngủ say mới tiếp tục động thủ. Bỗng có một con hổ đến tìm đồ ăn, nó đã mấy ngày chưa ăn gì rồi, vừa đến nhà ông bà lão thì thấy cửa đang mở, nó liền mở to đôi mắt sáng quắc, nghênh ngang đi vào. Ông bà lão lúc này nhìn thấy phòng khách có ánh sáng, biết rằng có thể là con hổ cũng tiến vào rồi. Con hổ đảo mắt tới căn phòng phía tây thì thấy có một con bò già, đang toan tính sẽ làm thịt con bò này, chợt nghe thấy ông lão nói: “Bà à, chúng ta cái gì cũng không sợ, chỉ sợ ‘lậu’!”. Bà lão đáp rằng: “Vậy làm thế nào đây?”. Ông lão trả lời: “Ôi! Chẳng có cách nào cả!”.
Con hổ trong lòng nghĩ rằng: “Cặp vợ chồng này ngay cả hổ còn không sợ mà lại sợ ‘lậu’, ‘lậu’ là gì nhỉ, ‘lậu’ nằm ở đâu đây?”. Nó liền ngó nghiêng xung quanh khắp nơi để tìm, vừa ngẩng đầu lên thì nhìn thấy một bóng đen đen trên mái nhà, chỉ có hai con mắt nhỏ có ánh quang, nó nghĩ: “Chẳng lẽ đây chính là ‘lậu’?”. Lúc này tên trộm lại cho rằng: “Ông bà lão kia đến cả trộm còn không sợ mà lại sợ ‘lậu’, chẳng lẽ cặp mắt to dưới nền nhà kia chính là ‘lậu’, ‘lậu’ này thật là quá đáng sợ đi”. Hắn vừa run sợ thì tay bèn nới lỏng buông ra. “Pa” một tiếng! Tên trộm rớt xuống từ mái nhà, vừa vặn lại cưỡi lên lưng con hổ. Con hổ lo lắng: “Hóa ra ‘lậu’ này lợi hại như thế, dám cưỡi lên lưng của ta”. Nó vừa sợ hãi vừa vội chạy đi, tên trộm hai tay bám chặt không buông con hổ. Chạy chưa được hai dặm, cả con hổ và tên trộm đều bị đâm vào tảng đá lớn ở sườn núi mà chết.
Có thể là trong ngày đông giá rét đó, nỗi sợ của ông bà lão chính là mái nhà lọt gió, mưa tuyết rơi xuống. Cũng vì tuổi tác đã cao, tay chân không còn linh hoạt, bản thân chẳng có cách nào sửa sang lại căn nhà nữa. Nhưng khi vào những lúc đặc biệt, tình huống đặc biệt, lời nói ra một cách trí huệ, họ liền dọa cho con hổ và tên trộm kia chạy mất, bảo vệ được gia súc của mình.
Liên hệ với tu luyện của bản thân, sợ nhất là tu luyện có ‘lậu’ nhưng lại không biết ‘lậu’ ở đâu! Tháng 05 năm 2017, tầng bảy trong tòa nhà của tôi bị rò nước, rò xuống tầng sáu, sau đó rò xuống nhà của tôi. Sư Phụ đã từ bi điểm hóa rằng tu luyện của tôi vẫn còn ‘lậu’, vậy mà tôi lại không hướng nội tìm. Trong các ‘lậu’ lớn như tâm làm việc, tâm hiển thị, tâm sắc dục, tâm tranh đấu, tâm chấp trước đối với tình cảm với con cái v.v., còn mù quáng mà có cả tâm hoan hỷ, bị nhân tố cựu thế lực dùi vào lỗ hổng này, mượn cớ mà bức hại, cuối cùng bị cảnh sát bắt bắt cóc đến trại tạm giam một năm, kết án oan một năm rưỡi. Đây là bài học đau thương vì tu luyện có ‘lậu’. Hy vọng nó có thể giúp ích cho các đồng tu.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/257998
Ngày đăng: 31-03-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.