Thiển đàm về một trăm phần trăm tín Sư tín Pháp
Tác giả: Huệ Tâm
[ChanhKien.org] Là một đệ tử Đại Pháp của thời kỳ Chính Pháp, mọi người đều biết về tầm quan trọng của việc tín Sư tín Pháp, nhưng muốn làm được tín Sư tín Pháp một trăm phần trăm thì thật sự là một quá trình tu luyện và đề cao không ngừng. Rất nhiều người tu luyện dễ dàng tu luyện vững chắc về những phương diện lớn, nhưng một số chi tiết cụ thể lại dễ trở nên mơ hồ, bởi vì một sinh mệnh qua đời đời kiếp kiếp đã sản sinh ra quá nhiều quan niệm con người.
Tu luyện cá nhân trong quá khứ, tín tâm đối với sư phụ có thể coi là yếu tố quan trọng nhất, trong lịch sử còn lưu lại rất nhiều câu chuyện và bài học về tu luyện, đều liên quan đến khảo nghiệm người tu luyện có thể tín sư 100% hay không. Ví dụ, các đệ tử Đại Pháp đều biết câu chuyện về Phật Milarepa, dù sư phụ của ông đối xử với ông như thế nào, trong lòng ông vẫn không nảy sinh một chút tà niệm nào, hoàn toàn nghe theo lời sư phụ, cuối cùng ông đắc chính quả, trở thành Tôn giả Thượng sư. Trương Đạo Lăng thời Đông Hán là người sáng lập Đạo giáo Trung Quốc, một lần ông yêu cầu tất cả các đệ tử của ông hái những quả đào trên một cái cây mọc trên vách đá, các đồ đệ sợ hãi chân tay run lẩy bẩy, mồ hôi đầm đìa, chỉ có đệ tử Triệu Thăng nói to: “Có Thần linh bảo hộ thì có gì nguy hiểm chứ? Huống hồ còn có sư phụ ta ở đây, ông ấy có thể nhìn ta ngã chết không? Sư phụ đã bảo chúng ta hái đào thì nhất định ta có thể hái được”. Nói xong Triệu Thăng vươn người nhảy phắt lên, đứng vững trên cây đào, ném từng quả từng quả xuống. Cuối cùng Triệu Thăng đắc được chân truyền, theo sư phụ bạch nhật phi thăng.
Trong Phong Thần diễn nghĩa có rất nhiều ví dụ về việc không tín sư. Khi Khương Tử Nha xuống núi, sư phụ của ông nói rõ với ông rằng: “Lần này đi hễ có người gọi con thì nhất thiết không được trả lời. Nếu con trả lời anh ta, sẽ có 36 đường chinh phạt con. Đông Hải còn có một người đợi con, hãy cẩn thận, con đi đi”. Những tình tiết về sau có thể mọi người đều biết, sư đệ của ông là Thân Công Báo, đã gọi ông nhiều lần nhưng ông đều không trả lời, nhưng khi Thân Công Báo dùng cách khích tướng, Khương Tử Nha không nhẫn được đã quay đầu lại trả lời, kết quả về sau đúng như lời sư phụ ông nói, ông phải trải qua rất nhiều kiếp nạn sinh tử. Sư thúc của Khương Tử Nha đã cảnh báo các môn đệ của mình không được tự ý xuống núi, nếu không sẽ gặp kiếp nạn. Các đệ tử gật đầu đồng ý, nhưng sau đó tất cả các đệ tử đều tự ý xuống núi, kết quả toàn bộ họ đều gặp kiếp nạn phải tháo chạy, tự mình chuốc họa diệt thân, còn đánh mất công phu tu luyện ngàn năm.
Nếu chúng ta thật sự có thể 100% tin tưởng vào từng câu Sư phụ giảng, và kiên định làm theo yêu cầu của Sư phụ, thì sẽ không xuất hiện bất cứ vấn đề gì. Đương nhiên, người bắt đầu tu luyện từ người thường chắc chắn sẽ bị nghiệp tư tưởng và tà ma bên ngoài can nhiễu, cho nên chỉ có không ngừng học Pháp, kiên định tín niệm của bản thân, bài trừ can nhiễu của nghiệp tư tưởng, quan niệm và tà ma, mới có thể đạt được 100% tín Sư, đây cũng chính là quá trình tu luyện của chúng ta.
Sư phụ đã giảng trong Pháp:
Chư vị đã từng nghĩ chưa, tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất. Loại nghỉ ngơi mà có thể đạt đến [trạng thái] mà chư vị ngủ cũng không đạt được, không có ai nói rằng tôi luyện công mệt quá, hôm nay không làm được gì cả. Chỉ có thể nói tôi luyện công đến mức khắp người nhẹ nhõm, một đêm không ngủ tôi cũng không cảm thấy buồn ngủ, khắp người có [sức] lực. Cả ngày làm việc dường như không có chuyện gì cả, có phải vậy không? (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998])
Về vấn đề này, có lúc tôi có thể yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, nhưng đối với con mình tôi chưa từng muốn yêu cầu con ngủ ít đi để luyện công, vì tôi luôn cảm thấy con đang tuổi trưởng thành, ngủ ít có thể ảnh hưởng đến sự phát triển. Một hôm con gái tự dậy sớm một chút để luyện công, tôi còn định ngăn lại, khi cháu nói: “Mẹ không nhận thấy con luyện công sẽ tốt cho cơ thể hơn là ngủ sao?” tôi không nói được gì, lúc này mới ý thức được nguyên do là vì quan niệm và tình đã khiến bản thân lệch khỏi Pháp.
Tôi nhớ một lần bạn học của con gái đến nhà ăn cơm, tôi gắp vào bát cho mỗi đứa một miếng sườn, thấy trong hai miếng có một miếng lớn hơn, tôi liền đặt bát có miếng lớn hơn vào chỗ con gái tôi hay ngồi vì cháu thích ăn sườn. Khi chúng đến bàn ăn, chúng đột nhiên quyết định thay đổi chỗ ngồi, và miếng sườn lớn lại thuộc về đứa bạn cùng lớp! Lúc đó tôi liền ý thức được, nhất định là Sư phụ đang điểm hóa cho tôi rằng không thể có loại tư tâm này, phải buông bỏ cái tình, tín Sư tín Pháp: Thứ mà chúng ta muốn dành cho con thì liệu nó có nhận được không? Kỳ thực tất cả đều có Sư phụ quản, những thứ không buông bỏ được đều là nhân tâm.
Còn một ví dụ khác, năm đó học đến:
Bàn về đại chu thiên, tuy rằng không cho phép chư vị phiêu [đãng bay] lên, nhưng chư vị sẽ cảm thấy thân nhẹ nhàng, như đi trên gió vậy. Trước đây đi mấy bước là mệt, hiện nay đi [bộ] xa mấy cũng cảm thấy rất nhẹ nhàng, đạp xe đạp cảm thấy như có người đẩy, leo bậc thang cao mấy cũng không mệt; đảm bảo sẽ như vậy (Chuyển Pháp Luân)
Tôi liền nghĩ: Tại sao tôi cảm thấy mệt mỏi khi đi lên cầu thang? Có phải điều này không có tác dụng đối với tôi? Kỳ thực đây là một niệm bất chính, cũng là sự hoài nghi đối với Pháp của Sư phụ, kết quả là cho đến nay tôi vẫn cảm thấy mệt mỏi khi đi lên cầu thang, cơ thể tôi cũng có lúc xuất hiện hiện tượng mệt mỏi. Kỳ thực cảm giác mệt mỏi khi lên cầu thang lúc đó đều là giả tướng, đều là mưu mô của cựu thế lực tại không gian khác, mục đích chính là khiến tôi nảy sinh nghi ngờ đối với lời Sư phụ giảng, nghi ngờ bản thân không làm được cũng là nghi ngờ, nếu như lúc đó tôi có thể làm được một trăm phần trăm tín Sư tín Pháp thì giả tướng này sẽ mau chóng bị phá trừ.
Sư phụ giảng:
Chư vị trong toàn bộ quá trình tu luyện đều đang tồn tại một vấn đề nhận thức căn bản về Pháp, vấn đề chư vị có kiên định hay không, một mạch cho đến khi chư vị tu luyện tới bước cuối cùng, vẫn đang khảo nghiệm chư vị có kiên định vào Pháp hay không. (Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải – Kiến nghị tại Hội nghị Phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh [1994]).
Kỳ thực, tất cả sự hoài nghi đều không phải là chính mình, chỉ cần tăng cường chủ ý thức thì có thể phân biệt rõ loại can nhiễu này. Nếu như chúng ta tín Sư tín Pháp kiên định như bàn thạch thì tất cả tà ác cũng sẽ tự diệt.
Trên đây là một chút thể ngộ của cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/255359
Ngày đăng: 14-03-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.