Đôi lời nhắc nhở các đồng tu



Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org] Tu luyện không phải là chuyện nhỏ. Thuận theo tiến trình Chính Pháp, yêu cầu của Pháp đối với chúng ta ngày càng cao. Hàng ngày chúng ta cần phải tu tốt cả trong những việc tưởng chừng nhỏ nhặt.

1. Các đồng tu ngoài Trung Quốc đại lục

Những bức ảnh chụp một số hoạt động chứng thực Pháp của các đồng tu ngoài Trung Quốc đại lục thật xúc động. Khi tham gia các hoạt động diễu hành, hội họp, giảng chân tướng, biểu diễn các bài công Pháp, các đồng tu cần chú ý không nên đeo kính râm (kính râm gây mọi người cảm giác không thiện chí, không hợp với hình ảnh hòa ái của Đại Pháp), có thể đeo kính trắng bình thường. Khi luyện các bài công pháp số hai và bài công pháp số năm không được cong lưng, gập lưng, cúi đầu, như vậy không những trông không đẹp mắt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của bài tập. Sư phụ yêu cầu trong bài công pháp số năm là “lưng ngay cổ thẳng” (Pháp Luân Công).

2. Các đồng tu viết bài đăng

Các đồng tu viết bài xong cần chú ý sửa lỗi chính tả để giảm bớt khối lượng công việc cho đồng tu biên tập. Đặc biệt khi trích dẫn Pháp mà Sư phụ giảng phải kiểm tra cẩn thận từng chữ, ngay cả những dấu chấm, dấu phẩy cũng không được sai, đó là thể hiện thái độ kính Sư kính Pháp. Có những đồng tu không chú ý việc này, đây là một thiếu sót lớn trong tu luyện, làm việc qua loa vì để hoàn thành nhiệm vụ, kỳ thực đây là biểu hiện của văn hóa đảng, không chỉ là thái độ không tôn kính đối với Sư phụ và Pháp mà còn dễ bị cựu thế lực nắm lấy sơ hở để bức hại. Tôi đã nhiều lần đọc được những bài viết này trên tạp chí Chánh Kiến hàng tuần. Ví dụ kỳ gần đây, “Tuần san Chánh Kiến” kỳ 841 có bài “Bất động tâm với lợi ích trước mắt”, ở trang 23 có trích dẫn một câu thơ trong bài thơ “Khổ kỳ tâm chí” trong tập thơ “Hồng Ngâm” của Sư phụ:

Ngật đắc thế thượng khổ

Xuất thế thị Phật Đà

Diễn nghĩa:

Nếm đủ khổ trên đời

Xuất thế là Phật Đà.

Tác giả đã viết nhầm chữ “Đà-陀” (trong từ Phật Đà) thành chữ “Đà-佗” (trong từ Hoa Đà). Tôi không có ý chỉ trích đồng tu, chỉ muốn nhắc nhở các đồng tu khi trích dẫn Pháp của Sư phụ nhất định phải mang một tấm lòng thành kính.

3. Đồng tu làm tài liệu chân tướng

Hiện tại các tài liệu chân tướng ngày càng chính quy và có chất lượng cao, nhưng vẫn có một số hình ảnh bị in lệch trang, nhất là trong “Họa báo Minh Huệ”. Khi in ấn tài liệu, chúng ta nhất định phải xếp giấy cẩn thận trước khi in mặt trước, mặt sau và đóng gáy. Khi đóng sách, chúng ta phải đặt ghim đúng vị trí, nếu không sẽ khiến hình ảnh bị xô lệch, làm mất mỹ quan.

Hiện tại, tôi sử dụng giấy ảnh A4 hoặc giấy tráng để làm bìa, quyển tài liệu in ra rất đẹp, giống như một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Cảm ơn sự nỗ lực của các đồng tu biên tập! Tuy nhiên làm vậy thì mỗi lần chỉ in được một bản, bởi vì trước khi in một bản phải đặt một tờ giấy ảnh A4 hoặc tờ giấy tráng. Nếu in riêng một mặt giấy tráng A4 thì cần chú ý lấy mặt trơn làm mặt bìa, không được đặt nhầm mặt sau.

4. Chú ý dùng từ kiểu văn hóa đảng

Ngày 1/10 vốn là ngày quốc nạn nhưng Trung cộng lại gọi là ngày quốc khánh. Nhiều đồng tu cũng nói đó là ngày quốc khánh, có đồng tu còn hồ hởi ăn mừng theo người bình thường, không biết rằng đã trúng phải quỷ kế của cựu thế lực rồi. Những ngày tết năm mới, tết thanh minh, tết đoan ngọ, tết trung thu mới là ngày tết truyền thống. Ngày quốc tế phụ nữ, ngày quốc tế trồng cây, ngày quốc tế, ngày quốc tế lao động, ngày tết thanh niên, ngày thành lập đảng, ngày thành lập quân đội, ngày nhà giáo, ngày quốc khánh… đều là ngày tết của Trung cộng, trên bề mặt là để thống nhất chiến tuyến, nhưng sâu bên trong là hủy hoại con người. Mà ngày tết năm mới truyền thống thì Trung cộng gọi là “tết xuân”, cách nói này đã cải biến nội hàm của ngày tết. Trong sách “Giải thể văn hóa đảng” đã phân tích rất rõ, các đồng tu xem “Giải thể văn hóa đảng” thì có thể nhận ra rất nhiều mánh khóe của Trung cộng.

Một chút thể hội cá nhân, mong các đồng tu chỉ ra những điều còn chưa phù hợp với Pháp! Hợp thập!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247148



Ngày đăng: 25-01-2019

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.