Khải thị Thần Vận (Phần 3): Ý nghĩa của “Điệu múa tiểu hòa thượng”



Tiếp theo Phần 2

[ChanhKien.org] Trong các chương trình biểu diễn của Thần Vận từ năm 2011 đến 2015, năm nào cũng có tiết mục múa có chủ đề xoay quanh cuộc sống và tu luyện của tiểu hòa thượng. Người tu luyện Đại Pháp chúng ta đều biết rằng tu luyện Phật giáo không thể nào so sánh được với tu luyện Đại Pháp, nhưng Phật giáo đã khai sáng ra văn hóa tu luyện cho con người, giúp con người có nhận thức nhất định về tu luyện, đặt cơ sở cho tu luyện Đại Pháp sau này. Từ trong Pháp, chúng ta biết rằng mục đích chân chính của đời người là phản bổn quy chân. Văn hóa tu luyện là phần quan trọng nhất của văn hóa truyền thống, do vậy nó nên được triển hiện cho mọi người.

Chúng ta biết rằng tu luyện là gian khổ, tu luyện trong chùa hoặc trên núi cao vô cùng đơn điệu, nhàm chán và cô quạnh, quả thực rất cực khổ. Nhưng qua tiết mục múa này, chúng ta lại thấy rằng người tu luyện cũng có niềm vui của mình. Chúng ta thấy các tiểu hòa thượng luyện võ, nô đùa, quét dọn, v.v. cũng là trong khổ có vui. Kỳ thực người tu luyện Đại Pháp chúng ta cũng có niềm vui trong khổ, do thời gian tu luyện cấp bách, đa phần thời gian rảnh của chúng ta đều dùng làm ba việc, hầu như không có những sở thích của những người thường, thậm chí không còn thời gian để xem TV. Người thường dành rất nhiều thời gian ăn uống và vui chơi, trong khi đó, chúng ta khó khăn vất vả cứu người. Tuy chúng ta không có lạc thú của người thường nhưng nhìn thấy nhiều chúng sinh được cứu, lòng chúng ta vui sướng biết bao! Kỳ thực chúng ta cũng có rất nhiều niềm vui. Ví dụ, khi học Pháp, minh bạch được một Pháp lý thì niềm vui đó không lời nào diễn tả nổi. Khi luyện công, cảm giác thân và tâm thoải mái cũng khó mà hình dung nổi. Khi giảng chân tướng giúp một sinh mệnh được đắc cứu, cảm giác vui mừng và xúc động đó càng không gì sánh nổi, v.v. Cùng với những lạc thú của người thường ngày càng ít đi, niềm vui trong tu luyện cũng ngày càng nhiều hơn, chúng ta ngày càng cảm thấy được hạnh phúc trong tu luyện. Mặc dù còn những thứ của người thường nhưng chúng ta đều xem nhẹ, dần dần mất đi mọi hứng thú. Trong lợi ích vật chất mà buông bỏ nhân tâm thật rất khó, nhưng lại có thể tu được chắc chắn nhất.

Còn có tiểu hòa thượng sử dụng công năng để trừng phạt kẻ ác và cứu giúp người thiện. Hòa thượng có công năng thường không thể hiện ra nên bị người khác coi thường, nhờ chịu khổ nhiều mà tâm tính đề cao và xuất hiện công năng, họ lại dùng công năng để trừng phạt kẻ ác, cứu giúp người thiện, muốn sao được vậy, muốn bảo người khác làm gì phải làm nấy. Tôi thiết nghĩ, tại sao chúng ta không có những tiểu hòa thượng tài giỏi như vậy, nếu họ dùng công năng trừng phạt tà ác thì tốt biết mấy. Kỳ thực, trong tu luyện Đại Pháp, một chút công năng đó chẳng đáng là gì, có điều tu luyện trong người thường không được phép can nhiễu đến xã hội người thường, nhưng vào lúc quan trọng thì có thể sử dụng. Nhưng chúng ta luôn cho rằng bản thân mình không có công năng nên đã cản trở bản thân vận dụng công năng. Thực ra bình thường chúng ta đều đang vận dụng công năng, ví dụ như phát chính niệm chẳng phải là vận dụng thần thông sao? Chẳng qua là thể hiện ở không gian khác. Ví dụ chúng ta xuất một niệm muốn cải biến thứ gì đó của người khác hoặc ngăn chặn người khác làm việc xấu v.v. Chính quan niệm đã cản trở bản thân chúng ta, một niệm của chúng ta có sức mạnh có thể phá núi, nhưng không phải bảo chúng ta phải đi phá núi mà chủ yếu là thể hiện ở không gian khác. Chính niệm có khởi tác dụng hay không, mấu chốt là ở chữ “chính”, suy nghĩ mà không chính, không phù hợp với Pháp thì đương nhiên không khởi tác dụng. Tâm tính cao thì công năng mạnh, thực ra hàng ngày chúng ta thường xuyên vận dụng công năng nhưng lại hoàn toàn không cảm giác được. Không chỉ khi phát chính niệm, mà lúc nào chúng ta cũng có phần Thần.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/144982



Ngày đăng: 24-10-2018

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.