Khải thị Thần Vận (8): Ý nghĩa của điệu múa trống



[ChanhKien.org] Trong các tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận, có khá nhiều tiết mục múa sử dụng trống làm đạo cụ, ví dụ như điệu múa “Trống trận uy phong”, “Lịch sử trống Đại Đường”, “Múa trống Long Tuyền”, “Trống lưng Tây Bắc”, “Múa trống trận nhà Đường”, v.v… Ngoài ra, nhiều tiết mục có mở màn và kết thúc bằng những loại trống to nhỏ khác nhau. Tóm lại, trống có vị trí rất quan trọng trong các tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận.

Tại sao có nhiều tiết mục trống như vậy? Chúng ta đều biết trống là một loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, nó đã có từ thời kỳ xa xưa (người viết hiểu biết nông cạn, không biết được ai vào thời gian nào đã phát minh ra trống, nhưng thiết nghĩ nhất định là Thần đã truyền cho con người loại nhạc cụ này). Tiếng trống cao vang, rung động, hào hùng, khiến người nghe tinh thần phấn chấn, sảng khoái, đầy sinh lực. Vì vậy trống có hai công dụng: một là làm nhạc cụ giúp con người phấn khởi, hân hoan, hai là làm “vũ khí”, đương nhiên không phải dùng trống để đánh người mà là dùng uy lực của tiếng trống để cổ vũ quân lính trong chiến đấu. Thời xưa khi đánh nhau đều đánh giáp lá cà, hai bên chém giết nhau, do vậy dũng cảm chính là yếu tố quan trọng để giành chiến thắng. Khi tiếng trống trận nổi lên thì khí thế bừng bừng, tinh thần binh sĩ phấn chấn, lòng dũng cảm tăng lên, dũng mãnh xông lên chiến đấu. Cho nên vào thời xưa khi đánh nhau không thể thiếu tiếng trống, một tiếng trống vang lên có thể làm dũng khí tăng thêm, tiếng trống thể hiện rõ vai trò cổ vũ của mình trong chiến đấu. Tiếng trống trận nổi tiếng của Đường Thái Tông Lý Thế Dân âm vang trăm dặm, tráng khí sơn hà, khiến quân địch nghe mà khiếp vía. Có thể thấy vào thời cổ đại, trống được sử dụng trong chiến đấu nhiều hơn làm nhạc cụ biểu diễn. Tất nhiên, trống còn có những công dụng khác như ở trong chùa người ta thường gõ chiêng vào buổi sáng và đánh trống vào buổi chiều, tiếng trống gọi ở nha môn quan phủ, tiếng trống khi thăng đường, khi chấn nhiếp v.v., người xưa còn dựng những lầu gác trống để thông báo thời gian, trống được dùng làm nhạc đệm, làm tăng khí thế trong các chương trình biểu diễn hiện đại.

Ngày nay, Đại Pháp lại trao cho trống một tác dụng quan trọng hơn, trống không những dùng để biểu diễn mà quan trọng hơn để chuyển tải uy lực của Đại Pháp. Sư phụ đã viết:

Trọng chùy chi hạ tri tinh tấn,

Pháp cổ xao tỉnh mê trung nhân”

Tạm dịch:

Dùi trống đập mạnh biết tinh tấn

Trống Pháp gõ tỉnh người trong mê

(Cổ Lâu, Hồng Ngâm 2)

 

 

Yêu cổ trận

Pháp trung Thần

Pháp cổ thanh thanh đô thị Chân Thiện Nhẫn

Tam giới trừ ác cứu thế nhân

Hùng tư chính niệm chấn

Thiên môn Lạn quỷ ná độn

 

Tạm dịch:

Trận trống lưng

Thần trong Pháp

Mỗi tiếng trống Pháp đều là Chân Thiện Nhẫn

Diệt trừ tà ác cứu người đời trong tam giới

Tư thế hùng mạnh với chính niệm chấn động cổng Trời

Quỷ hư nát lẩn trốn đâu được nữa

(Yêu Cổ Đội, Hồng Ngâm 2)

 

Qua thơ của Sư phụ, chúng ta thấy rõ tác dụng của trống ngày nay, vậy nên các chương trình của Đoàn nghệ thuật Thần Vận không thể thiếu tiếng trống. Ngoài ra, Thiên Quốc Nhạc Đoàn, đội trống lưng cũng khởi tác dụng rất lớn trong việc trừ ác và cứu độ chúng sinh.

Các tiết mục biểu diễn của Thần Vận không những mang lại cho tôi cảm thụ nghệ thuật sâu sắc mà quan trọng hơn là cổ vũ, động viên tôi. Các tiết mục sử dụng đạo cụ trống khiến tôi cảm thấy được khích lệ, hưng phấn, chấn động, tăng thêm tín tâm, tăng cường chính niệm, cổ vũ tôi càng tinh tấn hơn. Hôm nay, tôi mới lĩnh hội được hàm nghĩa chân chính của từ “cổ vũ”, điệu múa trống cổ vũ tôi, thúc giục tôi phải mau chóng tinh tấn trên con đường tu luyện.

Trên đây là một chút thể ngộ của cá nhân tôi.

Chú thích:Cổ vũ” trong tiếng Hán có hai nghĩa: chỉ điệu múa trống và chỉ sự khích lệ, cổ vũ.


Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/145363



Ngày đăng: 26-12-2018

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.