Nói về thệ ước
Tác giả: Đồng Chân
[ChanhKien.org] Từ bao nhiêu ngàn năm trước trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, lời thề đã đóng một vai trò quan trọng. Người cổ đại rất cung kính và khiêm nhường trước lời thề của họ. Khi những người cổ đại phát thệ nguyện, họ cầm một cành cây. Một khi họ phát xong thệ nguyện, họ sẽ bẻ gãy cành cây đó để biểu thị rằng nếu họ không thực hiện lời hứa của mình, họ sẽ có kết cục gãy nát giống như cành cây đó. Họ cũng quỳ xuống và thề với Trời: “Nếu tôi không thực hiện lời hứa, tôi sẵn sàng chịu bất kỳ hình phạt của thiên thượng bao gồm sét đánh và hình phạt nặng khác”.
Sư phụ đã giảng với chúng ta nhiều lần về những hậu quả của các đệ tử Đại Pháp không thực hiện thệ ước của họ. Thệ ước của đệ tử Đại Pháp là rất khác với lời thề của người thường. Người thường nói chung đề cập đến một nhiệm vụ duy nhất khi họ thực hiện một lời thề. Tuy nhiên, lời thệ ước của đệ tử Đại Pháp là xuyên suốt toàn bộ quá trình tu luyện từ đầu đến cuối.
Đệ tử Đại Pháp đều biết rằng “trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh” là lời thề của họ. Trong quá khứ, tôi hiểu điều này đơn giản là: nếu tôi đi ra ngoài ngày hôm nay và phân phát tài liệu giảng chân tướng, chứng thực Pháp, kiện Giang, v.v. thế là tôi đã hoàn thành lời thề của mình. Tất nhiên, bất kỳ công việc nào liên quan đến việc chứng thực Pháp là đang thực hiện lời thề. Sau đó, khi tôi đọc kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc năm 2013, tôi đột nhiên có một sự hiểu biết mới về lời thề.
Sư phụ giảng:
Chúng ta ngồi đây có những học viên, tôi biết, là không tinh tấn, có những [vị] thậm chí rất không tinh tấn, mà Sư phụ đang nghĩ, rằng chư vị làm sao bây giờ? Tại sao chư vị không có chính niệm? Sư phụ chẳng phải là tới cứu chư vị, bộ Pháp này chẳng phải là tới cứu chư vị? Hơn nữa trên thân chư vị còn kiêm cả chức trách cứu người khác, bản thân thực thi chưa tốt, thì làm sao bây giờ? Không thực hiện thệ ước của mình với Thần, thì hậu quả là mình đã định ra trong thệ ước.
Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó trước đây, không tinh tấn chính là không thực hiện thệ nguyện. Đoạn Pháp này của Sư Phụ đã đánh thức tôi. Tôi đã từng nghĩ rằng tôi theo sát với tiến trình Chính Pháp, đã làm ba việc, và không phải là một phần của nhóm người “chưa thực hiện thệ ước”. Tôi không bao giờ liên tưởng bản thân mình với nhóm đó.
Trong Hồng Ngâm IV, cụm từ xuất hiện với tần số nhiều nhất là “thệ ước”. Tôi hiểu rằng tại phương diện
mỗi thì mỗi khắc đô năng đoái hiện tự kỉ đích thệ ước.
Tạm dịch:
mỗi thời mỗi khắc đều dốc sức thực hiện thệ ước của mình.
Nhiều đệ tử Đại Pháp vẫn không làm tốt, đó là lý do tại sao Sư phụ nhiều lần nhấn mạnh nó. Kể từ khi việc tu luyện đệ tử Đại Pháp chuyển hoàn toàn sang tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, mỗi ngày và mỗi thời khắc đều là một khảo nghiệm xem chúng ta có đang thực hiện thệ ước của mình. Kể từ thời điểm mà chúng ta ký thệ ước với Sư phụ để “trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh” trước khi xuống Trái Đất, từ “thệ ước” đã quán xuyến toàn bộ quá trình tu luyện của chúng ta từ đầu đến cuối. Chỉ vì chúng ta đã từng bước ra, đã từng theo kịp tiến trình Chính Pháp và làm ba việc, nó không có nghĩa rằng chúng ta đang thực hiện thệ ước. Trong sự hiểu biết của tôi, mỗi ngày và mỗi thời khắc của chúng ta đều liên quan đến việc liệu chúng ta có đang thực hiện lời thề của mình hay không.
Đôi khi chúng ta làm tất cả ba việc trong một ngày, nhưng những suy nghĩ của chúng ta không dựa trên Pháp và thay vào đó là làm thuận theo các chấp trước của chúng ta. Điều này thực sự là đang không thực hiện thệ ước. Ít nhất, trong thời điểm đó, chúng ta đã không thực hiện tốt lời hứa của mình. Sau đó, chẳng phải là chúng ta đang không tinh tấn, chúng ta không tập trung trong khi học Pháp, tư tưởng lang thang vơ vẩn trong khi phát chính niệm, v.v. tất cả những biểu hiện đó chẳng phải đang không thực hiện tốt thệ ước của mình?
Hiện nay thời gian đang được kéo dài thông qua sự hy sinh vô hạn của Sư phụ. Nói cách khác, thời gian hiện nay thực sự không phải là của riêng chúng ta. Theo an bài của cựu thế lực, sự kiện này lẽ ra đã kết thúc lâu rồi. Làm thế nào chúng ta có thể bù đắp cho thệ ước mà chưa hoàn thành của chúng ta?
Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009]
Mỗi từng sinh mệnh trong lịch sử từng làm những gì thì đều phải tự mình gánh trách nhiệm, đặc biệt là trong khi Chính Pháp vũ trụ, ai xuất từ mục đích gì, làm những việc gì, dẫu là việc nhỏ thế nào đi nữa, thì đều phải gánh trách nhiệm; ngay cả Thần, Quỷ và các sinh mệnh vi tiểu được [chỉ] định phụ trách khởi tác dụng chính-phụ trong Chính Pháp đều phải tiếp thụ thẩm phán. Chính là khởi tác dụng chính diện cũng phải thẩm phán như thế; trong việc mà chư vị làm có bao nhiêu chúng sinh vì chư vị làm không tốt mà không thể được cứu độ? Nếu là đệ tử Đại Pháp, thì thệ ước của chư vị có bao nhiêu là không được hoàn thành? Bản thân việc không hoàn thành chỉ là một phương diện, vì chư vị không làm, hoặc làm không tốt, thì hết thảy hậu quả lớn nhỏ đã tạo thành thì đều phải chịu trách nhiệm. Mỗi từng việc chư vị làm mà đem lại sỷ nhục cho Đại Pháp và lừa dối Chủ, mà không chịu gánh trách nhiệm có được không? Lời tôi nói này là chưa từng giảng trước đây; tôi cũng không muốn nói những việc này; nhưng chư vị thật sự nên thanh tỉnh thanh tỉnh, [giờ] đã đến lúc nào rồi?
Bây giờ vì chúng ta, vì chúng sinh trong vũ trụ, Sư phụ đã tiếp tục kéo dài thời gian kết thúc, vì thế chúng ta có thể có cơ hội để bù đắp cho những thệ ước mà chưa được hoàn thành của mình. Cớ gì chúng ta không nắm bắt thời gian?
Tôi hy vọng rằng tất cả các đệ tử Đại Pháp có thể suy nghĩ về lời thệ ước của mình mỗi ngày, mỗi thời khắc, và trong từng ý nghĩ, từng ý niệm, sử dụng chính niệm để đi cho tốt đoạn đường cuối cùng của đệ tử Đại Pháp và không bỏ lỡ cơ hội từ vạn cổ chỉ có một lần này.
Trên đây là một chút hiểu biết nông cạn của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những điều không phù hợp.
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7126
Ngày đăng: 04-08-2016
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.