Cần phải lĩnh ngộ chính xác những điều Sư phụ dạy



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org] Tôi là đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục, sau khi đắc Pháp, nhận thức của tôi đối với vấn đề tu tâm đoạn dục cũng đã trải qua một phen trắc trở, nay xin viết ra để giao lưu cùng các đồng tu.

Khi vừa mới đắc Pháp, về vấn đề dục vọng vợ chồng, tôi cho rằng chỉ cần không phóng túng nó và giữ cuộc sống hài hòa là tốt rồi. Một lần trong mộng tôi thấy mình đang tắm, ma sắc biến thành một người con gái phóng đãng trong xã hội đến dẫn dụ tôi, tôi lớn tiếng dạy dỗ và mắng nó, và kéo nó ra ngoài cổng rồi đuổi đi. Sau đó do môi trường làm việc có sự thay đổi, tôi và vợ mỗi cuối tuần mới có thể về nhà ở bên cạnh nhau. Lúc này tôi mới cảm thấy dục vọng của người thường rất mạnh mẽ, khi không đạt được thỏa mãn thì rất đau khổ. Từ Pháp tôi ngộ ra đây là Sư phụ đang bảo tôi phải vứt bỏ tình và dục vọng của người thường, cho nên tôi đọc các kinh văn như bài “Chân tu” trong “Tinh tấn yếu chỉ”:

“Tu luyện tự nó không hề khổ, điểm chốt là không buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ.”

Tôi ngộ được rằng khi cần phải vứt bỏ thì mới cảm thấy khổ, nếu thật sự vứt bỏ được rồi thì sẽ không cảm thấy khổ nữa. Tôi động viên bản thân mình như thế, dần dần dục vọng cũng nhẹ đi một chút.

Khi bức hại xảy ra, cả năm tôi lưu lạc bên ngoài. Lúc đó tôi vẫn chưa chuẩn bị tâm lý đoạn tuyệt dục vọng, lại càng không có tâm tính như vậy, trong sự đau khổ của dục vọng, tôi không ngừng đọc nhẩm đoạn Pháp trong Chuyển Pháp Luân:

“Do đó [đối với] rất nhiều tâm chấp trước xuất phát từ ‘tình’, chúng ta cần xem nhẹ, cuối cùng hoàn toàn vứt bỏ. ‘Dục’ và ‘sắc’ những thứ ấy đều thuộc về tâm chấp trước của con người; những thứ ấy đều nên tống khứ.” (Bài giảng thứ 6 –Luyện công chiêu ma)

Tôi nhận thức được đối với dục vọng của với người thường, người tu luyện nhất thời chưa vứt bỏ được, nhưng cần cố gắng coi nhẹ nó, cho đến khi nó hoàn toàn không còn nữa. Tôi lưu lạc một mình như thế này, về hình thức không có cuộc sống vợ chồng, nhưng thỉnh thoảng trong tư tưởng vẫn còn lưu luyến những sự việc kia, khi cảm thấy đau khổ tôi liền đọc Pháp. Điều làm tôi cảm thấy đề cao chính là trong khoảng thời gian nửa năm không có sinh hoạt vợ chồng nhưng tôi vẫn kiên trì vượt qua. Điều này trước đây tôi chưa làm được, chỉ là thỉnh thoảng trong lúc thống khổ liền nghĩ: vứt bỏ nó khổ như thế này, đến lúc nào mới hết đây?

Cùng với tiến trình chính Pháp đang tiến tới, đối với tình cảm và dục vọng tôi lại có một nhận thức mới. Tôi cảm thấy đoạn dục hoàn toàn không giống như một người thường, tôi cho rằng câu chuyện của Tôn giả Ca Diếp là việc trong Phật giáo, chúng ta tu trong người thường không nhất định phải như vậy, cho nên cách một khoảng thời gian lại có sinh hoạt vợ chồng. Sau này khi ma sắc đến can nhiễu tôi, nhiều lần nó đã đạt được mục đích, tôi bắt đầu nghĩ lại tại sao nó lại đạt được ý đồ chứ? Hướng nội tìm, tôi phát hiện thấy vẫn là bản thân trong khảo nghiệm chưa giữ được vững chắc. Ngoài ra, mỗi lần tôi cảm thấy dục vọng của mình quá mạnh, mặc dù cũng đang cố hết sức khống chế, nhưng chỉ ở mức suy nghĩ cố gắng kéo dài thời gian khống chế nó một chút, biểu hiện bản thân đang tu, nhưng không hẳn là có thể hoàn toàn vứt bỏ những điều trong tâm của bản thân, cho nên cuối cùng thường thường vẫn có sinh hoạt vợ chồng.

Mỗi lần ma đến can nhiễu, đều là trong mộng tôi không kiềm chế được dục vọng, nó biến thành hình tượng vợ tôi ngủ cùng tôi, giống như người thường trải qua sinh hoạt vợ chồng, cuối cùng là tiết ra. Sự việc như vậy nhiều lần phát sinh làm tôi cảnh giác: giữa vợ chồng với nhau cần phải đoạn dục. Từ trong Pháp mà xét cũng đúng như vậy, khi chưa tu luyện thì là mối quan hệ vợ chồng người thường, tu luyện rồi thì chính là mối quan hệ Thần và người, nếu như đều là người tu luyện, thì đó chính là mối quan hệ giữa Thần với Thần, làm sao mà có thể làm những việc thấp kém và dơ bẩn như vậy chứ ?

Con đường tu luyện của đệ tử chúng ta là do Sư phụ dày công an bài. Sư phụ giảng:

“Mọi người đã có thể nhìn thấy trong phương pháp tu luyện Mật tông Tây Tạng, ở các hình tượng Phật điêu khắc hoặc hình hoạ, thấy một [thân] thể nam ôm một [thân] thể nữ đang tu luyện.” (Bài giảng thứ Năm – Chuyển Pháp Luân)

“Tại tầng rất cao [trong] Mật tông nếu muốn dùng đến nam nữ song tu, thì hoà thượng [hoặc] lạt-ma ấy cần phải tu luyện lên đến tầng rất cao rồi. Tới lúc đó sư phụ của họ sẽ [hướng] dẫn họ tiến hành loại tu luyện này; vì tâm tính của họ rất cao, họ có thể giữ [mình] được vững, [nên] không lạc sang những điều tà”(Bài giảng thứ Năm – Chuyển Pháp Luân)

Đúng vậy, sau khi đến tầng thứ cao, thân thể nam ôm thân thể nữ đều sẽ không lạc sang những thứ tà, vậy mà chúng ta cùng sống dưới một mái nhà, cùng ngủ trên một chiếc giường mà còn có nhiều tà niệm đến như vậy, đó chẳng phải là do tầng thứ tu luyện quá thấp tạo thành hay sao? Người thường còn có câu “Tọa hoài bất loạn” (Ngồi mà trong tâm không loạn). Người tu luyện khi đối diện với mọi thứ của người thường, căn bản không động tâm, người thường cho là tốt, người tu luyện căn bản không cho là như thế, mà cảm thấy bẩn thỉu và loại trừ nó. Tu luyện là hướng nội tìm, nếu như khi vợ lại cùng ngủ với tôi, tôi có thể làm tốt được như thế hay không, không lạc sang những điều tà chứ?

Cho nên chúng ta cần phải lĩnh ngộ chính xác những điều Sư phụ dạy, khi ma lại đến can nhiễu thì có thể dùng Pháp của Sư phụ giảng về nam nữ song tu để ức chế tà niệm và để giải trừ những dục vọng của bản thân.

Giống như lời Sư phụ giảng:

“Tình là thứ căn bản sản sinh ra chấp trước.”(tạm dịch) (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải – Giảng Pháp tại Quảng Châu, phần trả lời câu hỏi)

[Con người] vì hỉ nộ ai lạc mà sinh ra các loại tâm chấp trước. Tôi đã nhận ra chỗ thiếu sót của mình về phương diện này, do đó cần phải không ngừng nhắc nhở bản thân cần dũng mãnh tinh tấn, tin tưởng bản thân mình nhất định có thể tu luyện viên mãn!

Trên đây là thể ngộ trong tu luyện của tôi, có chỗ nào thiếu sót mong đồng tu từ bi chỉ ra.

 

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/137435



Ngày đăng: 08-11-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.