Hướng dẫn tốt tiểu đệ tử là trách nhiệm của cha mẹ
Tác giả: Lam Hinh
[ChanhKien.org] Hôm qua tôi có nghe một học viên nhắc đến con của một học viên khác. Anh nhận thấy đứa trẻ không ngoan chút nào. Khi tôi thảo luận điều này với một đồng tu khác thì anh ấy cũng có biết con của một cặp vợ chồng đồng tu khác được dạy dỗ không tốt. Cha của đứa trẻ còn nói: “Nó đến từ tầng thứ rất cao, chúng ta không cần phải bận tâm về nó!”. Tôi rất buồn khi nghe điều này.
Một đồng tu khác nói, “Vì các học viên đã kết hôn và có con, họ nên nhìn nhận việc này một cách nghiêm túc và bước đi thật chính trên con đường này. Chẳng phải việc chúng ta bước trên con đường này thể hiện trách nhiệm của chúng ta đối với bản thân và với con cái chúng ta, chưa kể đến còn để lại tham chiếu cho tương lai hay sao?”
Sư phụ đã trả lời trong “Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998]”
Đệ tử: Dạy bảo con cái chúng không nghe, nếu lại không nghe thì cứ kệ chúng thôi, vậy có đúng không?
Sư phụ: Không hoàn toàn như vậy; mặc kệ trẻ nhỏ thì là cha mẹ phạm tội. Xã hội nhân loại hôm nay đã biến thành mức độ như thế này rồi, không thể nói là không quan hệ gì với những người từng thế hệ từng thế hệ chư vị. Tôi bảo mọi người, trẻ nhỏ nhất định cần phải quản. Tôi phát hiện rằng xã hội Mỹ quốc ấy, đã bị pháp luật làm thành không thể quản con trẻ nữa, quản con trẻ thì bằng giống như phạm pháp, nên bèn mặc kệ như thế. Những đứa trẻ ấy đừng nói tới lễ phép gì hết, ngay cả những điều làm người tối thiểu thì chúng cũng không biết, tương lai tạo thành nhân loại như thế nào nữa?! Nhưng tôi bảo chư vị, Trung Quốc chúng ta là có truyền thống như vầy, rằng chư vị cần phải quản con của chư vị, giáo dưỡng con của chư vị, không thể buông mặc. Đánh cũng được, mắng cũng được, điều chúng ta giảng ở đây giảng là người tu luyện không thể tức giận. [Vậy] có thể quản trẻ nhỏ, chư vị khi cao hứng mà đánh chúng, cảm thấy rất vui vẻ mà đánh chúng thì chúng cũng thấy đau, mục đích là để cho đứa trẻ bài học giáo huấn, để chúng không làm việc xấu nữa. Giáo dục trẻ nhỏ là không có sai, chư vị hãy nghĩ, ‘đây không phải chấp trước vào cái tôi, [mà là] làm điều tốt cho xã hội, vì nhân loại tương lai cũng là làm việc tốt’. Tuy nhiên chư vị nếu chấp trước quá vào đó, thì lại là sang một cực đoan khác. [Tôi] chỉ nói rằng quản trẻ nhỏ là không có vấn đề, nhưng hãy quản một cách có lý trí.
Điều đầu tiên tôi muốn nói là nhiều trẻ em ở đây trong giai đoạn Chính pháp thực sự rất đặc biệt. Chẳng phải chúng đến xã hội nhân loại để có được môi trường tu luyện trong một gia đình đệ tử Đại Pháp sao? Nếu đúng vậy, thì việc dạy con cái phải lễ phép và hướng dẫn chúng tu luyện là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ. Nếu chúng ta để chúng buông lơi, đó chẳng phải làm trái với dự định nguyên sơ của đứa trẻ là gì? Thứ hai, nếu con cái còn quá bé và chưa trưởng thành, thì tình trạng của những đứa trẻ là sự phản ánh trực tiếp tình trạng của cha mẹ chúng. Nói cách khác, như hai bậc phụ huynh kể trên, vì bản thân họ không coi tu luyện là nghiêm túc và đã chấp nhận ma tính nên họ đã để cho con cái buông thả. Nói thẳng ra, trường không gian bất tịnh của chúng ta đã dẫn tới những vấn đề này. Bởi vì chúng ta chưa tâm niệm được câu “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh” (Chuyển Pháp Luân) trong chuẩn mực sống của mình.
Dù là kết hôn, kỷ luật con cái, hay là sống độc thân, bất kể con đường mà chúng ta chọn là gì đi nữa thì chúng ta đều phải đi cho chính và nghiêm túc. Đừng để lại vết nhơ và hối tiếc cho chính mình và cho các sinh mệnh mà chúng ta đại diện.
Những chia sẻ trên chỉ là hiểu biết tại tầng thứ tu luyện của bản thân. Xin chỉ ra những gì chưa thích hợp.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/6694
http://www.zhengjian.org/node/134432
Ngày đăng: 01-11-2014
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.