Trở về con đường Chính Pháp
Tác giả: Một học viên Ireland
[Chanhkien.org] Vừa đúng hơn một năm tôi trở về con đường Chính Pháp sau hai năm vắng mặt. Tôi muốn kể lại kinh nghiệm của tôi khi trở về với Đại Pháp và tu luyện Chính Pháp từ hồi đó. Tôi hy vọng với kinh nghiệm của tôi có thể khuyến khích học viên nào đã bỏ và trở lại Đại Pháp càng sớm càng tốt để giúp các học viên khác tinh tấn hơn.
Trước tiên tôi bắt đầu tu luyện vào mùa thu năm 1999 và tiếp tục như vậy trong bốn năm trước khi vấp ngã. Nhìn lại, lúc bấy giờ tôi không có đặt ưu tiên trong việc học Pháp. Tôi cũng tự tách rời khỏi nhóm học viên ở Ái Nhỉ Lan. Bề ngoài vì tôi bận rộn với nhiều việc – công việc – giảng thanh chân tượng – học đại học, và thời giờ không được cân bằng, do đó tôi viện cớ để bào chữa sự giảm sút. Thật ra tôi không có ưu tiên học Pháp và cho Đại Pháp. Thời gian qua, chính niệm của tôi suy yếu và tâm tôi trở nên mù mịtvà bị giới hạn. Tôi cảm thấy bị bất lực bởi mọi thứ chung quanh. Cũng có những lúc tâm trong sáng nhưng tôi chỉ hứa hẹn sẽ học trong ngày hoặc là ngày hôm sau.
Hai năm trước đây, khi tâm tôi bị dầy xéo giữa con người và hành động mà tôi thật sự muốn – trở lai với Đaị Pháp. Đôi khi tôi cảm như bị xé ra hai ngả, nhưng tâm tôi luôn luôn nghĩ về Đại Pháp và nhận thức rằng Sư Phụ lo cho tôi mặc dù tôi đã rớt. Tôi hiểu rằng những lúc tâm sáng tỏlàSư Phụ đã tạm thời dọn sạch can nhiễuđể khuyến khích tôi tăng mạnh chính niệm và trở về với Đại Pháp.
Suốt hai năm này, Sự sợ hãi trở về với Đại Pháp rất là khó khăn. Tôi lo sợ người ta sẽ nói ra sao, họ có thể nghĩ về tôi đã rớt một lần và có thể rớt thêm lần nữa.
Sư Phụ có giảng trong bài “Vượt qua cửa tử:” Từ đầu tâm chấp trước và sợ hãi làm cho chư vị đi sai con đường, và bây giờ, khi chư vị muốn quay về, lại bị tâm sợ hãi kiềm chế và ngăn trở sự quay về của quí vị. ”
Đúnglà trường hợp khi tôi rơi xuống và tôi muốn quay trở về và không dám cầm lên cuốn Chuyển Pháp Luân vì tôi không tin rằng tôi xứng đáng đọc cuốn sách Pháp nầy. Trong thời gian này, những tư tưởng đó luôn luôn ở trong trí tôi. Phải chăng là thuận theo an bài của cựu thế lực, lực lượng mà không thể cứu độ ̣ tư tưởng chính yếu của chúng ta?
Sư Phụ đã dạy “Ai luyện công thì đắc công” (Bài giảng thứ tám trong chuyển Pháp Luân)
“Cho nên người ta nghĩ rằnghà tất ta phải cứu độ chủ nguyên thần của ngươi? phó nguyên thần cũng là ngươi. Nếu ta cứu độ nó cũng vậy thôi. Nó cũng là ngươi. Không cần biết ai sẽ đắc, cũng như là ngươi đắc phải không? Cách nào thì nhà ngươi là người được đắc. ”
Sự trở lại của tôi làm tăng niềm tin của tôi đối với Sư Phụ, với Pháp và chánh niệm. Có một đêm khi tôi đang nằm trên giường, tôi nghĩ thật lâu để tâm nhất trí vào Đại Pháp một lần nữa. Trong lúc đó tôi có tư tưởng là sự cố ý trở về của tôi căn cứ theo nguyên nhân ích kỷ để tu luyện và vì thếtôi cần nhìn lại trong chính tôi một cách sâu xa. Tôi nhận thấy là không phải trường hợp đó. Đó là một hình thức cản trở khác đang cố giữ tôi trở lại con đường này. Tôi định tâm và quyết lòngđể tu luyện một lần nữa.
Trong những ngày trước đó, tâm tôi đau đớn và trí tôi bị mù mịtgiữa tình cảm yếu đuối. Nhưng ngay lúc tôi quyết định tu luyện lại, tâm trí tôi trở nên yên tĩnh.
Bước đầu tiên là liên lạc với các học viên khác. Tâm trí tôi không được thoải mái vì tôi vẫn còn sợ những người khác sẽ nghĩ gì. Tôi gửimộtđiện thư cho một học viên mà tôi còn giữ. Anh ấy điện thoại cho tôi và chúng tôi nói chuyện vài lần. Tôi rất cảm động bởi sự cởi mở của anh ấy và anh rất vui vì tôi đi trên đường Đại Pháp một lần nữa. Mọi việc được mở ra giữa chúng tôi, việc mà đã lâu rồi tôi không có. Tôi nhớ Sư Phụ đã nói trong những bài giảng ở Guangzhou là Pháp Luân Cônglà nơi thanh tịnh – lúc nầy tôi mới cảm thấy.
Các học viên khác cũng hết lòng nhận tôi trở lại. Quan niệm sợ hãi mà tôi có trước khi trở về với Đại Phápđược giải quyết một cách đơn giản.
Từ khi trở lại tôi kiên quyết đặt việc học Pháp là ưu tiên như Sư Phụ đã nói. Đôi khi những tư tưởng không đúng đắn cản trở tôi và cố gắng làm tôi rớt nhưng tôi đã vứt bỏ được chúng. Tôi cũng quyết tâm đối diện với sự sợ hãi một cách chính niệm hơn.
Nghĩ về những năm tu luyện trước và hai năm tôi bị rớt, tôi thấy nguyên nhân căn bản của việc này là sự đeo đuổi một cuộc sống thoải mái. Vì nó có sự cản trở và tôi không có học Pháp tốt, tôi không có thể thấy vấn đề thực sự là gì. Tôi nghĩ rằng tôi đã đi trên đường củacựu thế lực đã an bài và tôi cũng không tẩy sạch nhân tố tà ác bằng phát chính niệm và giảng rõ sự thật.
Sự hiểu biết về tu luyệnđã thay đổi nhờ kinh nghiệm này. Lúc đầu tôi nghĩ rằng tu luyện là việc gì đặc biệt, nhưng người tu luyện cần phải đi theo đường của họ khi còn xa ở ngoài thế giới, ví dụ không tham dự việc gì với xã hội người thường. Từ khi trở lại, tôi hiểu sâu hơn mục đích của nhân loại là tu luyện, và mục đích của đệ tử Đại Pháp là giúp Sư Phụ trong Chính Pháp. Với nhận thức này thì sự đeo đuổi thoải mái đã giảm và sự ưu tiên học Pháp của tôi trở thành tự nhiên.
Sư Phụ nói trong “Vượt Qua Cửa Tư:”
“Kỳ thực, mấtđi cơ duyên từ vạn cổ này vàkhông làm tròn mục đích chân chính khi đến thế gian này thì đáng sợ hơn sự chấp trước vì sợ xấu hổ khi gặp người khác. Tu luyện là tu luyện và tu luyện là vứt bỏ những chấp trước của mình, vứt bỏ những hành vi xấu của loài người và mọi thứ sợ hãi, gồm có chấp trước của con ngườisợ việc này sợ việc nọ. Từ đầu tâm chấp trước và sợ hãi làm cho chư vị đi sai con đường, và bây giờ, khi chư vị muốn quay về, lại bị tâm sợ hãi kiềm chế và ngăn trở sự quay về của quí vị. ”
Từ khi tôi trở lại, tư tưởng tôi thay đổi rất nhiều và tôi nhận thấy rằng tôi không lo ngại gì về người khác nghĩ. Tôi chỉ cần đi theo con đường mà Sư Phụ đã an bài và nâng cao tâm tính trong mọi việc tôi làm. Cách này thì tôi không bao giờ rớt.
Trong vài năm sau nầy, tôi đã gặp vài học viên cũng đã tạm thời rời Đại Pháp. Tôi quyết định viết bài nầy để khuyến khích những học viên này trở về với Đại Pháp. Tôi cũng hy vọng các học viên khác cũng học kinh nghiệm của tôi và làm ba việcmà Sư Phụ bảo chúng ta làm.
Đừng bỏ dịp may quí báu và siêng năng tinh tấn.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4169
Ngày đăng: 05-10-2006
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.