Sai lầm của việc phân loại thông tin khoa học



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Khoa học hiện đại tạo ra rất nhiều sự phân loại đối với ánh sáng, điện, từ, và âm thanh. Thông tin nhận được từ những đối tượng khác nhau được phân loại thành nhiều bộ môn và được nghiên cứu theo hướng đó. Nhiều khoa học gia cũng đặt những thông tin tương tự nhưng nhận được từ những phương tiện khác nhau vào cùng một nhóm. Ví dụ, âm thanh tạo ra từ những nhạc cụ khác nhau được nghiên cứu ở trong cùng một nhóm phân loại âm thanh. Nhiều khoa học gia xem âm thanh được tạo ra từ nhiều thứ khác là một loại, họ chỉ phân ra sự khác nhau giữa những âm thanh này qua các đặc điểm riêng. Rất nhiều loại thiết bị khoa học có khả năng xác định rất nhiều loại thông tin khác nhau.

Chẳng hạn như mắt người dùng để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi, và da bề mặt để cảm thụ va chạm, rất nhiều dụng cụ khoa học dường như là sự nối dài của những bộ phận giác quan của cơ thể người.

Phương pháp phát hiện như thế cũng tương đồng với câu chuyện về người mù sờ voi. Một người chụp lấy hình ảnh của con voi (tức là ghi lại thông điệp về ánh sáng). Một người khác thu nhận âm thanh do con voi phát ra (thu nhận thông điệp âm thanh). Một người khác cứ mỗi phút ghi lại sự di chuyển của con voi (thông điệp vật lý và quy trình sinh hóa). Nhiều người nghiên cứu rất nhiều đối tượng khác nhau thực ra chỉ đang quan sát một phần của tổng thể. Mặc dù mỗi phần được nghiên cứu chi tiết, nhưng toàn cảnh rộng lớn hơn thì không được nhìn thấy.

Hiện giờ, có nhiều nhân vật hoạt họa bắt chước y hệt những hành vi và phản ứng của động vật, mặc dù nhìn rất giống, nhưng không thực. Bất kể là nhân vật hoạt họa giống thực thế nào đi chăng nữa, một đứa trẻ vẫn có thể phân biệt được đâu là thực. Cảnh voi đang chơi đùa dưới nước thực sự không thể nào dễ dàng có thể thu được nếu sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại.

Sư phụ giảng: “Tôi đã [làm] qua thí nghiệm, rất nhiều khí công sư cũng đều đã [làm] qua trắc nghiệm như thế, [để] kiểm định năng lượng của họ. Bởi vì các thành phần vật chất trong công này [thì] rất nhiều các thiết bị mà chúng ta đang có hiện nay đều có thể kiểm định ra được, cũng [có nghĩa] là [với] thành phần mà khí công sư phát ra chỉ cần có một loại thiết bị [đó] tồn tại thì có thể kiểm định được sự tồn tại của công. Hiện nay các thiết bị có thể đo thấy hồng ngoại, tử ngoại, siêu âm, hạ âm, điện, từ, tia phóng xạ gamma, nguyên tử, neutron. Các khí công sư đều có những vật chất ấy; còn có những vật chất mà khí công sư phát ra vẫn chưa đo thấy được, [vì] chưa có thiết bị. Miễn là có thiết bị [thì] tất cả chúng đều có thể được đo thấy; [người ta] phát hiện rằng vật chất các khí công sư phát ra cực kỳ phong phú.” (Chuyển Pháp Luân).

Các nhà khoa học hiện đại có rất nhiều thiết bị nhưng vẫn còn rất nhiều thứ không thể đo đạc được. Nếu những khoa học gia này muốn mô tả đối tượng căn cứ trên những hiện tượng phát ra, nó cũng tương tự như người mù sờ voi. Mặc dù khoa học gia có thể thu thập và ghi lại những thông tin khác nhau nhưng họ vẫn không thể nói rõ rằng con voi thực sự như thế nào.

Những tín tức khác nhau được truyền tải bởi những vật liệu khác nhau. Chúng trông như nhau, nhưng bởi vì bản chất của vật liệu là khác nhau, những thông điệp này về cơ bản cũng khác nhau. Những âm thanh từ đàn vĩ cầm hay dương cầm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, khoa học gia đương thời dùng cùng một lý luận để mô tả chúng. Họ cho rằng dao động âm thanh rạo ra sóng âm thanh. Họ cũng dành nhiều thời giờ nghiên cứu và so sánh các sóng âm khác nhau, như tần số, pha, vận tốc và bước sóng, v.v. Tuy nhiên họ không nghiên cứu chính các vật liệu phát ra âm thanh đó. Do đó, mặc dù họ tốn rất nhiều công sức, những âm thanh được tái tạo lại vẫn vô hồn và không thể chạm vào tâm người nghe. Dù rằng âm nhạc có thể được tạo ra bằng máy tính tốt thế nào đi chăng nữa, nó vẫn không đem lại cảm giác thực.

Những phân tử cấu tạo nên cơ thể người được cấu thành từ lớp lớp lạp tử cực kỳ vi quan. Khi một người đi nghe hòa nhạc, không chỉ có những lớp ngoài cùng đang lắng nghe, mà còn rất nhiều lạp tử vi quan đang lắng nghe theo. Từ góc độ khác, khi xem xét một nhạc cụ phát ra âm thanh, không phải chỉ có lớp ngoài cùng “phát ra âm thanh”, mà từ lạp tử vi quan nhất cũng đang phát ra âm thanh (các không gian vi quan không nhất thiết hiển hiện ra âm thanh, nên tôi đặt ngoặc kép để diễn đạt). Phát ra âm thanh chỉ là một hiện tượng ở không gian này; cái đẹp của giai điệu do người chơi nhạc tạo ra và âm thanh phát ra từ còi xe hơi đều là những dao động không khí tạo ra âm thanh. Khoa học hiện thời chỉ nghiên cứu những hiện tượng bề mặt cấp phân tử và những thông điệp phát ra từ những loại vật liệu khác nhau. Đó không phải quá hời hợt hay sao?

Sự phát triển của khoa học tương đối nhanh, nhưng vì sự phân loại sai lầm này, nhiều loại chất liệu khác nhau được xếp cùng một loại (nhiều thông tin bên ngoài khác nhau), trong khi cùng một loại chất liệu lại thực chất được phân thành nhiều loại khác nhau (những loại vật liệu cùng một bản chất). Sự phất triển trong tương lai do đó chỉ hạn cuộc trong những hiểu biết bề mặt.

Trên đây chỉ là những hiểu biết cá nhân của tôi, xin đừng ngần ngại chỉ ra thiếu sót.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/999



Ngày đăng: 27-12-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.