Chân chính coi bản thân là người luyện công



Tác giả: Một học viên Đại Pháp

[Chanhkien.org] Mới đây, tôi đã cố gắng học thuộc các sách Đại Pháp. Tôi rất cảm động bởi một trong những nguyên lý trong sách. Sư phụ luôn nói với chúng ta trong «Chuyển Pháp Luân» rằng chúng ta phải tự coi mình là người tu luyện chân chính. Lời giảng này xuyên suốt cuốn sách, từ Bài giảng thứ nhất cho đến Bài giảng thứ chín. Khi chúng ta mới bắt đầu tập luyện, chúng ta có thể trở thành đệ tử Đại Pháp chỉ khi chúng ta chuyển biến tâm và tự coi mình là người luyện công. Sau đó, Sư phụ sẽ cho chúng ta tất cả mọi thứ cần thiết cho tu luyện. Tiếp theo, Sư phụ kỳ vọng chúng ta tự coi mình là người tu luyện chân chính vào mọi thời khắc, và tu luyện bản thân cho tới viên mãn.

Theo kinh nghiệm của tôi trong những năm qua, tôi liên tục không thể tự nhắc nhở rằng mình là người luyện công mỗi khi đối diện với mâu thuẫn và khổ nạn, hoặc khi lợi ích thiết thân của tôi bị tổn hại. Thay vì hành xử theo Pháp, tôi lại hành xử giống người thường hơn. Tôi đã bị dẫn dắt bởi những chấp trước của người thường và không thể giữ tâm thái của người luyện công. Tôi đối xử với các vấn đề theo các chấp trước và thói quen được hình thành trong xã hội người thường. Kết quả là, tôi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đề cao tâm tính. Sau đó, tôi rất hối tiếc và tự đối chiếu bản thân với tiêu chuẩn Đại Pháp để xem tôi đã sai ở đâu.

Đầu tiên, quan trọng nhất là tôi tự nhắc nhở chính mình rằng tôi là người luyện công ngay khi đối mặt với mâu thuẫn. Khi nhận ra điều này, tôi sẽ tự nhiên suy nghĩ chiểu theo Pháp. Khi đối mặt với bất kỳ mâu thuẫn nào, tôi sẽ làm được “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”. Tôi nhớ rằng một người luyện công không truy cầu điều gì từ thế giới trần tục này, và không tranh giành lợi ích với người khác. Tôi hiểu rằng học Pháp tốt là nền móng cơ bản để một học viên Đại Pháp tu luyện tốt. Đây không phải chỉ là lời nói suông mà là hành động thật sự. Nếu quên mất Pháp Lý khi đối diện với mâu thuẫn, làm sao chúng ta có thể đối đãi với mâu thuẫn dựa trên Pháp đây? Bạn có thể nói rằng một học viên không học Pháp tốt nếu người ấy không thể nhận ra mình là một người tu luyện mỗi khi mâu thuẫn nảy sinh. Sư phụ luôn nhấn mạnh rằng chúng ta phải học Pháp tốt. Nhưng tôi đã không nhận ra điều này cho tới hôm nay. Tôi cảm thấy rất hối tiếc vì điều đó. Nhưng có một câu nói “thà muộn còn hơn không”, cho nên tôi sẽ cố gắng học Pháp tốt kể từ bây giờ.

Khi tôi bị giam giữ phi pháp trong một trại lao động chỉ vì tu luyện Đại Pháp, tôi được đặt cho biệt danh là “Pháp Luân Công”. Biệt danh này luôn nhắc nhở tôi hành xử như một người luyện công vào mọi thời khắc. Tuy nhiên, tôi đã không học Pháp tốt trước khi bị giam giữ, và giờ tôi không còn cơ hội học Pháp ở trại lao động. Tôi chỉ nhớ một số bài thơ trong «Hồng Ngâm». Kết quả là, tôi không thể hành xử theo Pháp và cuối cùng không thể hoàn toàn phủ nhận sự an bài và bức hại của cựu thế lực. Dù tôi không phạm phải lỗi lầm lớn nào, tôi đã để lại vết nhơ trên con đường tu luyện.

Chúng ta phải luôn coi bản thân mình là người tu luyện chân chính. Chúng ta phải học Pháp tốt để quy chính lại mỗi tư tưởng, ngôn ngữ và hành vi của bản thân. Chính điều này sẽ giúp chúng ta quy chính mỗi chúng sinh liên đới đến chúng ta. Chúng ta phải làm tốt ba việc cho tới khi viên mãn để trở về cùng Sư phụ.

Tôi chỉ muốn nhắc nhở và khuyến khích bản thân, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình với các bạn đồng tu.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/12/14/70274.html
http://pureinsight.org/node/6082



Ngày đăng: 01-02-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.