Tác giả: Tân Sinh
[ChanhKien.org]
Sư phụ giảng:
“Nếu như đến tận bây giờ chư vị vẫn chưa rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, thì không thể từ trong ma nạn trước mắt này mà bước ra được, thì sẽ bị tâm [mong] cầu yên ổn của con người thế gian dẫn đến tà ngộ. Sư phụ vẫn luôn đau lòng trước những vị bị rớt xuống; đa số là bị cái tâm này làm huỷ hại mà rớt xuống”
“Giai đoạn này sẽ không lâu; nhưng nó có thể tôi luyện được những Giác Giả, Phật, Đạo, Thần vĩ đại tại các tầng khác nhau thậm chí cho đến uy đức của Chủ các tầng khác nhau; [nó] cũng có thể làm cho một người tu luyện buông lung bản thân sẽ bị huỷ hại từ một tầng cao phi thường dẫu chỉ trong một buổi sớm” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh tấn yếu chỉ II).
Đúng vậy, là Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta: đừng an dật, hãy tinh tấn tu luyện, nếu buông lung bản thân khiến sinh tâm an dật thì sẽ tự hủy hoại chính mình chỉ trong một chốc.
Tâm an dật biểu hiện ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như việc dậy luyện công lúc 3:00 giờ sáng, đây là một trong ba việc mà đệ tử Đại Pháp chúng ta cần làm tốt. Thế nhưng an dật lại khiến một bộ phận đồng tu không thể dậy nổi. An dật sẽ tạo ra một hoàn cảnh với chiếc chăn ấm áp khiến bạn lười biếng mà không chịu rời khỏi giường; nó khiến bạn tắt chuông báo thức rồi tiếp tục ngủ một giấc ngủ ngon lành vào buổi sáng sớm; nó lén điều chỉnh đồng hồ báo thức để đồng hồ không reo; nó còn dốc toàn lực ngăn cản đệ tử Đại Pháp chúng ta dậy sớm luyện công.
Tâm an dật còn khiến bạn vào mùa đông chỉ muốn quấn mình trong chăn học Pháp, nằm trong chăn nghe Pháp; nó khiến bạn thỉnh thoảng nghe thấy tiếng gió bấc gào rít ngoài cửa sổ, khiến bạn không muốn ra ngoài làm việc cứu người; nó cũng khiến bạn không muốn dậy phát chính niệm lúc 12:00 giờ đêm. Nó còn khiến một bộ phận đệ tử Đại Pháp trong những ngày lễ tết trở nên lẫn lộn với người thường; thỉnh thoảng khiến chúng ta sinh ra tâm sợ hãi và các nhân tâm khác. Đối với mỗi từng đệ tử Đại Pháp mà nói hàng loạt những hành vi an dật kể trên đều luôn bám theo chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Nó thật sự giống như ly rượu độc, đang đầu độc từng đệ tử Đại Pháp.
Đương nhiên, đối với những đồng tu tinh tấn thì trong tình huống thông thường sẽ không bị tâm an dật can nhiễu. Họ sẽ biết tận dụng hoàn cảnh gian khổ này một cách trọn vẹn để tu tốt bản thân hơn nữa. Các đồng tu tinh tấn đều hiểu rằng người tu luyện luyện công chính là phải: “Đông luyện tam cửu, hạ luyện tam phục” (ý chỉ việc siêng năm tập luyện vào các thời điểm lạnh nhất và nóng nhất trong năm) (1). Thời tiết khắc nghiệt chính là cơ hội tốt để khảo nghiệm và đề cao tâm tính của người tu luyện. Chúng ta phải làm theo yêu cầu của Sư phụ, tuyệt đối không để tâm an dật thừa cơ dùi vào sơ hở. Tâm an dật là hòn đá cản đường trên hành trình tinh tấn của mỗi đệ tử Đại Pháp, muốn tinh tấn thì nhất định phải tu bỏ tâm an dật.
Sư phụ đã răn dạy chúng ta:
“tu luyện cũng là nghiêm túc, một người thành Thần, không phải ngồi đó uống trà, đọc sách là có thể thành Thần đâu, trên con đường ấy thật sự có thể tu lên được, thì mới được” (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013).
Chúng ta cần phải nghiêm túc nghe lời Sư phụ, trên con đường tu luyện này cần tu lên trên một cách chân chính, dụng tâm học Pháp, khắc khổ luyện công, phát chính niệm cho tốt, làm tốt việc cứu người. Chỉ khi mọi lúc mọi nơi đều lấy tiêu chuẩn của người tu luyện để yêu cầu bản thân thì mới có thể tu lên được.
Làm thế nào để khống chế bản thân và tu bỏ tâm an dật được tốt hơn, dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong hơn 20 năm tu luyện, tôi xin chia sẻ một vài cách làm như sau:
Thứ nhất cần đề phòng tâm an dật, không để nó có điều kiện sinh sôi nảy nở. Về phương diện luyện công, chỉ cần làm được “hạ luyện tam phục, đông luyện tam cửu” thì vào những thời điểm khác của bốn mùa trong năm sẽ không gặp vấn đề lớn. Ngoài ra, tuyệt đối không thể để bản thân rơi vào trạng thái “ba ngày đánh cá, hai ngày phơi lưới”; cho dù thỉnh thoảng có bỏ sót thì nhất định phải tranh thủ thời gian bù lại. Yêu cầu của tôi đối với bản thân là: ngay cả vào đêm giao thừa mỗi năm cũng không được bỏ luyện công, lúc người nhà đang xem chương trình lễ hội thì tôi cũng phải tranh thủ luyện công cho xong trước đã. Đặc biệt là đối với những đồng tu đến giờ vẫn chưa kiên trì luyện bài công pháp thứ hai đủ một tiếng đồng hồ, thì càng nên chú ý điều này, chẳng phải đây cũng chính là do tâm an dật, tâm sợ chịu khổ ngăn cản không cho bản thân luyện sao? Với người tu luyện công pháp tính mệnh song tu thì luyện công là một bộ phận không thể thiếu trong tu luyện, là việc nhất định phải làm tốt.
Về phương diện học Pháp, cần nỗ lực bài trừ hết thảy tạp niệm, dùng tâm thái trân quý nhất, cung kính nhất, khiêm tốn nhất để học Pháp. Mỗi câu Pháp được đọc ra thành tiếng đều là năng lượng, không chỉ các sinh mệnh xung quanh chúng ta và các sinh mệnh trong tầng không gian này có thể nghe Pháp và được thụ ích, mà tất cả sinh mệnh trong các không gian khác cũng đều đang học Đại Pháp, đồng hóa với Đại Pháp. Hãy học Pháp một cách nghiêm túc, ngồi song bàn, lưng thẳng, hai tay nâng sách, đọc từng câu từng chữ thành tiếng; chúng ta cũng có thể kiên trì học thuộc Pháp để bản thân có thể nhanh chóng đồng hóa với Đại Pháp. Sư phụ giảng:
“Khi đọc sách xếp bằng, một là có thể luyện tập xếp bằng nhiều hơn, hai là cũng là luyện công, điều này rất tốt” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston 1996).
Vì vậy chúng ta hãy chiểu theo lời Sư phụ mà làm. Cũng có thể chép Pháp, chép Pháp giúp tăng cường chính niệm cho bản thân và giúp tu bỏ tâm an dật.
Về phương diện phát chính niệm, nhất định phải kiên trì thực hiện đủ cả bốn khung giờ phát chính niệm toàn cầu trong ngày. Chỉ cần có thể kiên trì phát chính niệm lúc 12h đêm thật tốt thì những thời điểm khác tự nhiên cũng sẽ làm tốt; nếu có thời gian, còn có thể kiên trì phát chính niệm trong thời gian dài một đến hai lần mỗi ngày.
Về phương diện cứu người, chỉ cần chúng ta luôn luôn xem mình là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, trong tâm luôn ghi nhớ rằng bản thân là mang theo sứ mệnh mà đến thì tự nhiên sẽ làm tốt. Đặc biệt là trong những ngày đặc thù, như trong thời gian dịch bệnh cũng phải làm tốt việc cứu người. Chỉ cần làm tốt ba việc thì tâm an dật sẽ không thể có cơ hội dùi vào sơ hở, cũng sẽ không trở thành hòn đá ngáng đường trên con đường tu luyện của chúng ta.
Thứ hai nếu chỉ đề phòng tâm an dật thôi thì chưa đủ, còn phải nhìn nhận vấn đề ở mức nghiêm trọng. Bởi vì khi an dật xuất hiện, ban đầu tuyệt đối sẽ không khiến bạn cảm thấy nó có gì xấu, ngược lại còn khiến bạn cảm thấy thật dễ chịu. Lúc an dật mới xuất hiện cảm giác hẳn là như lớp đường bọc bên ngoài viên thuốc, không dễ phát giác ra. Nếu chúng ta không coi trọng nó, để từng tư, từng niệm đều đặt trên Pháp, lấy tiêu chuẩn của Đại Pháp để yêu cầu bản thân, kiểm tra bản thân, không cho nó có mảnh đất để sinh sôi, thì nó sẽ không thể sản sinh ra được.
Thứ ba, phải nhổ tận gốc an dật. Một khi phát hiện có chút manh nha của tâm an dật thì tuyệt đối không được nương tay, phải phát chính niệm trừ sạch. Đặc biệt là vào thời điểm Chính Pháp ngày hôm nay, đệ tử Đại Pháp không có bất kỳ lý do nào để buông lơi bản thân, nhất định phải nghiêm túc đối đãi với việc tu luyện của mình. Một khi khởi lên tâm an dật, phải nhanh chóng chộp lấy manh mối của nó và bài xích, quy chính lại trạng thái không đúng của bản thân. Nhất định phải coi mình là một người tu luyện, mọi lúc mọi nơi đều giữ vững chính niệm chính hành, làm được đến từng tư từng niệm. Làm được như vậy, chúng ta nhất định sẽ phá bỏ được sự can nhiễu của tâm an dật, không để bị hủy trong an dật.
Trên đây là một chút nhận thức ở tầng thứ cá nhân, nếu có điều chi không đúng mong các đồng tu chỉ chính.
Chú thích (1):
Tính từ đông chí, cứ chín ngày là một cửu. Trong một năm, những ngày lạnh lẽo nhất là ngày “tam cửu” trong mùa Đông. Các nhà quyền thuật rất coi trọng “đông luyện tam cửu”, lợi dụng giá lạnh để rèn luyện ý chí, tăng sức chống rét của cơ thể và thói quen thích ứng với giá lạnh. Tam phục hay mùa nóng chỉ thời kì nóng nhất trong năm. Sơ phục: 10 ngày, tính từ canh thứ ba sau hạ chí; trung phục: 20 ngày, tính từ canh thứ tư sau hạ chí; mạt phục: 10 ngày, tính từ canh thứ nhất sau lập thu.