Trang chủ Right arrow Tu luyện Đại Pháp Right arrow Chia sẻ tu luyện

Một chút thể ngộ khi học “Đạo Trung” trong “Hồng Ngâm”

24-07-2025

Tác giả: Trùng Sinh - Đệ tử Đại Pháp tỉnh Sơn Đông

[ChanhKien.org]

Hôm nay tôi đọc bài thơ Đạo Trung trong Hồng Ngâm, bài thơ như sau:

Đạo trung

Tâm bất tại yên
Dữ thế vô tranh
Thị nhi bất kiến
Bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn
Nan loạn kỳ tâm
Thực nhi bất vị
Khẩu đoạn chấp trước
Tố nhi bất cầu
Thường cư đạo trung
Tĩnh nhi bất tư
Huyền diệu khả kiến.

Tạm dịch:

Ở trong Đạo

Tâm chẳng để đây
Không tranh với đời
Nhìn mà chẳng thấy
Không mê không hoặc
Nghe mà chẳng theo
Tâm đâu rối loạn
Ăn chẳng theo vị
Miệng dứt chấp trước
Làm mà chẳng cầu
Luôn ở trong Đạo
Tĩnh mà chẳng nghĩ
Thấy được huyền diệu.

Sau khi đọc xong, lòng tôi không sao bình tĩnh lại được. Tôi tự hỏi: tôi đã ở trong Đạo chưa? Đã làm được “Tâm chẳng để đây”, “Nhìn mà chẳng thấy”, “Nghe mà chẳng theo”, “Ăn chẳng theo vị”, “Làm mà chẳng cầu”, “Luôn ở trong Đạo”, và “Tĩnh mà chẳng nghĩ” chưa? (“Đạo trung” – Hồng Ngâm). Tôi khẳng định sẽ trả lời: vẫn chưa hoàn toàn làm được.

Tôi là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đã tu luyện được 26 năm, nhưng đến bây giờ tôi vẫn chưa hoàn toàn nhập Đạo đắc Pháp. Đây không phải thật đáng buồn sao? Sư phụ đã dạy chúng ta trong Chuyển Pháp Luân:

“Tu luyện chân chính là tu thẳng cái tâm của chư vị, gọi là ‘tu tâm tính’” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân).

Nhìn lại bản thân, từng cái nhân tâm này đều chưa tu bỏ đi. Làm sao chúng ta có thể xứng đáng với Sư phụ chứ? Đặc biệt là đối với vấn đề tu khẩu, tôi đã tu luyện hơn 20 năm nhưng vẫn chưa làm được: “Nhìn mà chẳng thấy, Không mê không hoặc, Nghe mà chẳng theo, Tâm đâu rối loạn” (“Đạo Trung” – Hồng Ngâm). Khi nghe những lời nói khó nghe, tôi vẫn không tu khẩu được, vẫn sẽ đưa ra những lời giải thích được coi là có thiện chí. Khi tôi nhìn thấy những điều của người thường không phù hợp với quan điểm của mình, tôi vẫn sẽ bình luận về họ một cách vô ý thức. Khi bị vẻ ngoài giả tạo của người thường mê hoặc thì cũng không làm được bất mê bất hoặc, và cũng không biết dùng Pháp và Lý của Đại Pháp để xem xét nguyên nhân thực sự của sự việc. Sau này tôi nhất định sẽ hạ quyết tâm chiểu theo lời dạy của Sư phụ mà làm, nhất định phải để bản thân mình thực hiện được: không nói những điều không nên nói, phải làm tốt việc tu khẩu, thực sự làm được có thể nghe những lời khó nghe kia.

Và cho đến bây giờ tôi vẫn không thể làm được: “Ăn chẳng theo vị, Miệng dứt chấp trước” (“Đạo trung” – Hồng Ngâm). Khi nhìn thấy đồ ăn ngon, tôi vẫn bất giác muốn ăn, thậm chí còn tệ hơn cả lúc mới bắt đầu luyện công. Khi đó, về cơ bản tôi không thèm ăn đồ ăn vặt. Nhưng bây giờ, vì tôi đang ở trong một môi trường mới, trong nhà đâu đâu cũng có rất nhiều đồ ăn vặt ngon nên tôi thường ăn chúng một cách vô thức. Tôi không biết rằng đây là Sư phụ đang lợi dụng môi trường mới này để bỏ đi tâm chấp trước vào việc ăn uống của tôi. Hôm nay tôi đã thấy được cái nhân tâm tham ăn này, và tôi quyết tâm tu bỏ nó đi. Chiểu theo lời Sư phụ dạy mà làm, tu bỏ đi cái tâm tham ăn này.

Còn “Làm mà chẳng cầu, Luôn ở trong Đạo” (“Đạo trung” – Hồng Ngâm), những gì tôi làm còn tệ hơn. Tôi làm bất cứ việc gì đều luôn có mục đích. Ví dụ, khi viết bài, chỉ mong bài của mình được đăng, được đăng thì rất vui, không được đăng thì buồn chán. Giảng chân tướng để cứu người, họ thoái thì vui mừng, họ không thoái thì trong lòng cảm thấy không vui, đôi khi còn sinh tâm oán giận. Chấp trước mạnh mẽ như vậy, chẳng phải là tôi vẫn chưa thực sự nhập Đạo và đắc Pháp sao? Chính Pháp đã tới ngày hôm nay, tình trạng của tôi như vậy chẳng phải quá đáng sợ sao? Điều này đúng như lời Sư phụ giảng: “Hạ sĩ nhân tâm khứ bất hoàn” (Hạ sĩ nhân tâm bỏ chẳng xong) (“Độ nhân độ kỷ nan” – Hồng Ngâm 6). Kỳ thực tôi có khác gì hạ sĩ đâu? Làm sao tôi có thể tu được viên mãn đây? Đối với câu Sư phụ giảng “Tĩnh mà chẳng nghĩ, Thấy được huyền diệu” (trong “Đạo Trung” – Hồng Ngâm) tôi càng không làm được. Đến bây giờ tôi vẫn không thể nhập tĩnh khi luyện công, đặc biệt là bài công Pháp thứ hai, mãi vẫn không thể tĩnh lại được, cứ phải dựa vào việc học thuộc Pháp của Sư phụ để khống chế.

Phân tích lời nói và hành động hiện tại của mình, tôi căn bản vẫn chưa thực sự nhập Đạo đắc Pháp. Tôi chỉ tu luyện trong Đại Pháp về hình thức, chứ chưa thực sự đạt đến tiêu chuẩn mà Đại Pháp yêu cầu; đối với Pháp của Sư phụ chỉ là đang đọc học, mà chưa thực sự làm được:

Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu

Tạm dịch:

Học Pháp đắc Pháp
So học so tu
Mỗi mỗi đối chiếu
Làm thế là tu

(Thực tu, Hồng Ngâm).

Sau khi nhận thức được điều này, toàn thân tôi toát mồ hôi lạnh. Một người tu luyện đã 26 năm, làm sao lại có thể tu kém đến vậy? Khi đào sâu vào bên trong mình, tôi nhận ra rằng những cái lý của con người đang chi phối chủ ý thức của tôi, không để bản ngã thực sự của tôi nhập Đạo đắc Pháp. Hôm nay tôi đã nhìn thấu chúng, những cái tôi giả này, mục đích thực sự của nó cũng giống như cựu thế lực, là vì cái gọi là để đề cao người tu luyện, nhưng việc này lại chính là đang hủy hoại người tu luyện. Cựu thế lực hoàn toàn là vị tư vị kỷ. Nếu chúng ta phù hợp cách thức này của cựu thế lực, chúng ta sẽ không thể tu xuất lai. Cần phải thoát khỏi cái bẫy của cựu thế lực và tu luyện bản thân thành một người vị tha thì mới có thể trở thành một bậc Giác Giả.

Tôi quyết tâm sau này, chủ ý thức nhất định phải mạnh, để bản ngã chân chính làm chủ chính mình và không bị bản ngã giả chi phối. Phải phủ định cựu thế lực, không làm hạ sĩ, phải dũng mãnh tinh tấn và làm một đệ tử Đại Pháp chân chính, trợ Sư chính Pháp, tu luyện bản thân thật tốt và thực sự ma luyện chính mình trong Đại Pháp. Phải trân quý cơ hội từng bước bước ra khỏi con người thường và hướng tới thế giới của Thần, làm vàng thật, chứ không làm hạt cát.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/294638

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài