Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org]
Trung Quốc là một đất nước lễ nghi chi bang, biết ơn cũng là tư tưởng cốt lõi của Nho gia và từ “cảm ơn” cũng là một từ ngữ được dùng phổ biến.
Trong cuộc sống thường ngày, khi người nhà chuẩn bị bữa ăn cho mình, chúng ta sẽ nói “cảm ơn”; khi được bạn bè tặng quà chúng ta sẽ nói “cảm ơn”; khi đồng nghiệp giúp đỡ giải quyết những vấn đề khó, chúng ta cũng sẽ nói “cảm ơn”. Tại sao lại phải cảm ơn chứ? Bởi vì chúng ta đã được hưởng sự phục vụ, hoặc là có được vật chất, hoặc nhận được sự giúp đỡ. Nói tóm lại, khi chúng ta có được thứ tốt, nhận được lợi ích thì cần bày tỏ sự biết ơn đối với người đã giúp mình. Đây là một lẽ thường tình.
Trong tu luyện, lúc người khác đánh chửi, bắt nạt và làm hại chúng ta, chúng ta cũng cần cảm ơn. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta đắc được những chỗ tốt siêu thường. Điều này cần chuyển biến quan niệm của con người mới có thể làm được.
Có một lần chuẩn bị đi xa, chồng giúp tôi đặt vé máy bay. Tôi đã chọn chuyến bay phù hợp và giá vé hơi đắt một chút nên đã khiến chồng phát bực, mặt xị xuống và nói những lời dơ bẩn, oán trách tôi tiêu tiền hoang phí. Lúc đó tâm thái của tôi cũng được xem là khá lý trí thanh tỉnh, tôi đọc thuộc câu:
“Nhất cử tứ đắc. Chẳng phải chư vị nên cảm tạ người ta? Trong tâm chư vị phải hết mực cảm ơn người ta, thật sự là như vậy”. (Bài giảng thứ tư - Chuyển Pháp Luân)
Có thể lúc đó tâm thái của tôi tương đối ổn định, tâm tư tương đối tịnh. “Trong tâm phải hết mực cảm ơn người ta” (Bài giảng thứ tư - Chuyển Pháp Luân), những từ này lặp đi lặp lại đánh vào trong đầu não của tôi, như thể từ trước đến nay chưa từng đọc qua đoạn Pháp này, như thể tôi chưa từng đối chiếu với đoạn Pháp này mà hành xử, như thể chưa từng thể ngộ ra.
Tôi hỏi bản thân mình: Tôi đã bao giờ phát từ nội tâm, chân thành để cảm ơn người khác chưa? Đáp án là: Chưa. Tôi lại hỏi bản thân: Tôi đã từng thật lòng thật dạ cảm ơn ai chưa? Vừa hỏi như thế, tôi giật mình, dường như bản thân chưa bao giờ thật tâm cảm ơn ai cả. Thông qua học thuộc Pháp và đối chiếu với bản thân, tôi có một vài thể ngộ như sau:
Thứ nhất, do tôi có tâm oán hận nên không có lòng biết ơn. Thông qua việc tự hỏi bản thân và hướng nội tìm, tôi thấy rằng bản thân đã ôm giữ tâm oán hận đối với cha mẹ, xem thường con cái, bất mãn với đồng nghiệp và yêu cầu cao đối với đồng tu. Dung lượng của nhân tâm có hạn, nếu có quá nhiều tâm oán hận thì sẽ không thể chứa đựng được lòng bao dung, càng không thể có được sự cảm ơn. Chỉ có chuyển biến quan niệm, không oán hận, cảm ơn nhiều hơn mới là chính niệm.
Thứ hai, thông thường ngoại cảnh tác động đến lòng người, khơi dậy những phản ứng trong tâm (cảm vu vật, động vu tâm). Từ “cảm” (感), bên trên là chữ “hàm” 咸 (ý chỉ toàn bộ), phía dưới là chữ tâm 心, biểu thị là toàn bộ cái tâm đều bị chấn động. Tiếp nhận sự phó xuất của người khác, nội tâm cảm thấy xúc động sâu sắc, trong lòng cảm thấy thấu hiểu và mắt ngấn lệ. Trong cuộc sống, thời gian, thể lực và kim tiền của mỗi người đều có hạn, cho nên khi người khác vì chúng ta làm một chút gì đó cũng đáng được ghi nhận, quý trọng và nên hồi báo. “Nhận ơn một giọt, trả ơn một dòng” chính là cần biết đền ân trả nghĩa. Con người ngày nay chỉ nhớ đến thù hận đối với cha mẹ thay vì ân nghĩa, nếu cha mẹ cho họ thứ gì ít một chút họ đều cho rằng chính là cha mẹ đang nợ họ. Kỳ thực việc chăm sóc con cái của cha mẹ chính là việc nuôi dưỡng con cái lúc nhỏ, là mấy chục năm khổ cực chăm lo cho con cái thành người. Nếu bạn dùng tâm để nhìn nhận sự chịu đựng và vất vả của cha mẹ, thì đó thực sự chính là tấm ân tình to lớn nhất.
Thứ ba, cảm ơn trong tâm, báo đáp lại bằng hành động (ân tại tâm tạ tại hành). Từ tạ (谢) được cấu thành từ chữ “ngôn” (言) và chữ xạ (射), để chỉ sự bày tỏ lòng biết ơn bằng lời nói một cách trang nghiêm và chân thành. Trong tu luyện chúng ta nên cảm ơn những người khinh thường và làm tổn thương chúng ta vì họ đã cấp đức cho chúng ta. Mà đức là căn bản của công, nguồn gốc của phúc, không có đức sẽ không có công, không đức sẽ không đắc được gì cả. Khi phát từ nội tâm cảm nhận được rằng người khác vì chúng ta mà tiêu nghiệp và cấp đức cho ta thì chúng ta sẽ hiểu rằng: Đó là những thứ quý hơn việc cho chúng ta cả nghìn lượng vàng, hay cả ngàn khoảnh ruộng.
“Nhất cử tứ đắc. Chẳng phải chư vị nên cảm tạ người ta? Trong tâm chư vị phải hết mực cảm ơn người ta, thật sự là như vậy”. (Chuyển Pháp Luân)
Thứ tư, tránh lời cảm ơn vô tâm. Bình thường tôi hay nói “cảm ơn”, lúc đó cảm thấy bản thân rất lịch sự. Nhưng khi suy nghĩ sâu hơn thì thấy mở miệng nói bao nhiêu lời cảm ơn như thế rốt cuộc là vì phép lịch sự hay chỉ là hình thức để giữ thể diện đây? “Cảm ơn” mà trong lòng không có cảm giác, không mang lòng biết ơn, mà chỉ là cảm ơn cho có như câu nói cửa miệng, vậy thì có ý nghĩa gì cơ chứ? Bản thân trong lòng không có cảm xúc, không có cảm nhận, không có tình cảm, cũng không có lòng biết ơn thực sự mà chỉ là mở miệng để nói lời cảm ơn thế thôi, điều này vừa không khiến người khác cảm động lại vừa không thể khiến bản thân tốt lên. Cảm ơn mà chỉ là hình thức chứ không có tâm ý, điều này đi ngược với tu luyện, thật sự là nên bỏ nó đi.
Thứ năm, thật lòng thật dạ cảm ơn. Nghĩ đến trước đây, tôi đã từng cảm ơn những người cấp đức cho tôi chưa? Thật sự là chưa có. Bởi vì tôi luôn đứng trên cái lý của người thường, cảm thấy bị tổn thương, cảm thấy chịu thiệt thòi, vì vậy mà canh cánh trong lòng và ôm hận đối với người khác. Tôi không hề đứng trên lý của tu luyện mà nhìn nhận xem bản thân đã đắc được công và đức quý báu như thế nào, cũng bởi vậy nên trong tâm không có lòng biết ơn và hành động cảm ơn. Tôi thật sự rất hổ thẹn, tu luyện hơn 20 năm rồi vẫn còn giãy giụa trong trong oán giận và ấm ức của người thường, tôi căn bản là chưa từng đạt được sự thản nhiên và càng chưa có sự cảm ơn chân thành. Tôi tu luyện không chắc chắn, mặc dù ngày ngày học Pháp và luyện công nhưng quan niệm vẫn chưa chuyển biến, tâm vẫn còn trong người thường, thật sự rất hổ thẹn.
Người không hiểu cảm ơn, không có sự đồng cảm, không có niệm đầu báo ơn, nhắm mắt làm ngơ trước sự phó xuất của người khác v.v.. những người như vậy thì thiện nằm ở đâu đây? Chúng ta phải cảm ơn người ta một cách thực chất, không những phải có lòng biết ơn mà cần có hành động cụ thể.
Sư phụ giảng:
“Chư vị không những không tức giận hắn, mà trong tâm chư vị còn nên cảm ơn hắn, thật sự cảm ơn hắn. Tại người thường có thể nghĩ: ‘Chẳng đúng A-Q là gì?’ Chúng tôi nói với chư vị, rằng không phải vậy”. (Chuyển Pháp Luân)
“Vậy, cớ gì phải cảm ơn hắn? Chư vị thử nghĩ xem, hỏi chư vị được những gì? Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’. Nơi người thường hắn đã làm chư vị rất mất mặt; vậy hắn tính là bên được, hắn chiếm được tiện nghi. Hắn càng làm chư vị mất mặt, ảnh hưởng càng mạnh mẽ, [thì] bản thân chư vị chịu đựng càng lớn, [và] đức mà hắn tổn thất càng nhiều; chỗ đức ấy đều cấp cho chư vị”. (Chuyển Pháp Luân)
Trên đây là một chút nhận thức hạn hẹp ở tầng thứ hiện tại, mong đồng tu từ bi chỉ chính.