Dục tốc bất đạt



Tác giả: Hành Triết

[ChanhKien.org]

Chu Dung, người thời nhà Thanh đã từng viết một câu chuyện ngắn “Tiểu cảng độ dã” (Bến đò nhỏ) để giải thích cái gì gọi là “dục tốc bất đạt” thật sự.

Đại ý là: Mùa đông năm Thuận Trị thứ bảy, tôi từ bến đò nhỏ cạnh bờ sông lên bờ, dặn dò tiểu thư đồng dùng dây buộc chằng kỹ chồng sách sau lưng để đi thành Giao Châu. Lúc này mặt trời phía Tây đã lặn, khói chiều muộn như sương mù mỏng nằm rải rác trên cành cây. Đằng xa là huyện thành, ước chừng khoảng hai dặm đường. Vì thế, tôi tiện thể hỏi người chèo đò: “Đến cổng thành phía Nam, bây giờ nếu đi gấp thì có kịp vào thành không?” Người chèo đò quan sát kỹ tiểu thư đồng rồi trả lời: “Nếu các vị đi thong thả thì vẫn có thể vào thành, nếu các vị vội vàng đi gấp thì cửa thành đã đóng”. Tôi nghe xong không khỏi bực mình, nghĩ rằng lời của người chèo đò là giỡn cợt người ta. Hai người chúng tôi bước chân vội vàng, ra sức bôn tẩu. Đi được nửa đường, tiểu thư đồng bị ngã, dây buộc chồng sách bị đứt, sách bị rơi ra mỗi cái một nơi. Tiểu thư đồng ngồi trên mặt đất khóc. Đợi đến khi có thể buộc sách xong, thì cổng thành phía trước đã khóa rồi. Lúc này tôi mới hiểu được ý nghĩa trong hàm ý lời nói của người chèo đò. Hóa ra bất cứ điều gì thật sự làm một cách vội vàng thì sẽ có kết quả ngược lại. Tất cả mọi việc đại để đều như vậy.

Tác giả nghĩ rằng, thực ra cũng chẳng cần phải coi người chèo đò là một triết gia. Chính là anh ta đã nhìn thấy rất nhiều và cũng có thể tổng kết ra kinh nghiệm. Tình cảnh giống như trên có lẽ người chèo đò đã gặp nhiều lần rồi.

Khi chúng ta đi ra ngoài thường cũng sẽ như vậy, càng vội vã càng có thể quên điều gì đó, cuối cùng phải làm điều đó nhiều lần, ngược lại, thậm chí còn tốn nhiều thời gian hơn, xuất hiện tình cảnh hoàn toàn ngược lại.

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore, Sư phụ đã giảng:

“Làm một người tu luyện thì không chấp trước vào nó. Không chấp trước vào bất kể thứ gì không đồng nghĩa với chư vị không có bất cứ thứ gì. Trừ bỏ đi cái tâm cầu tài, phát tài, tâm chấp trước đối với tiền tài của chư vị, không đồng nghĩa với việc chư vị không có [tiền] tài”.

Đứng tại góc độ tu luyện mà nhìn vấn đề, cái gọi là “dục tốc bất đạt” chính là vấn đề chấp trước, kết quả của việc quá chấp trước là sẽ nhận được hiệu quả hoàn toàn ngược lại.

Người đàn ông ở đầu bài viết đang đi gấp, rất cố chấp vào việc vào thành, nhưng cuối cùng không đạt được mục đích của mình. Đó là chấp trước của bản thân đã dẫn đến kết quả cuối cùng. Theo cách nhìn này, dường như không chỉ người tu luyện, mà người đời quá chấp trước một việc cũng sẽ không được việc.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/295390



Ngày đăng: 10-05-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.