Tu khứ tâm tật đố chính là đang giải thể tà linh
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Những người sinh sống ở Trung Quốc đại lục thường không quen với lối tư duy chính là “cảm thấy vui mừng thay cho người khác”. Loại tâm thái này đối với họ rất xa lạ, dường như không thể biểu đạt ra từ nội tâm. Gần đây, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện trạng thái này biểu hiện cũng rất rõ trong những người tu luyện chúng ta. Đây chính là cái gọi là “tật đố Đông phương” vẫn đang tác quái. Kỳ thực, tâm tật đố còn xuất phát từ sự can nhiễu của các sinh mệnh cao tầng đối với người tu luyện, cũng có can nhiễu xuất phát từ các sinh mệnh tầng thấp đối với người tu luyện. Đặc biệt là ngày nay, tâm tật đố đã không đơn giản chỉ là vấn đề của một tâm chấp trước nữa, mà nó đã đứng cùng hàng ngũ với tà linh, chúng bổ sung cho nhau để can nhiễu Chính Pháp, do đó chúng ta cần phải nghiêm túc đối đãi, chính niệm thanh trừ nó.
Dưới đây, tôi xin nêu ra một số biểu hiện của chủng tư duy này trong những người tu luyện:
Khi bạn nói rằng, con gái của một đồng tu nào đó đã được nhận vào trường Phi Thiên, đồng tu nghe được điều ấy liền nói: “Ồ”, lộ rõ vẻ mặt mỉm cười rất khiên cưỡng, không nhìn thấy sự vui mừng xuất phát từ nội tâm. Trong tư duy nhanh chóng phản ứng rằng: “Bà ấy cố chấp như thế mà con gái lại được trúng tuyển ư?” Khi bạn nói rằng, con của một đồng tu nào đó đã ra nước ngoài, đồng tu nghe xong liền hỏi lại: “Bà ấy ư?” Trong tư duy nhanh chóng phản ứng rằng: “Bà ấy tự ngã lớn như vậy, con bà ấy có thể ra nước ngoài sao?”
Khi bạn nói rằng, con của một vị nào đó thi đại học đạt 50 điểm, vượt mức điểm sàn và đứng đầu cả trường, nhưng không đủ để được nhận vào một trường đại học trọng điểm nào đó, vị đồng tu nghe được việc này liền nói với vẻ mặt trầm tư: “Trường cấp ba này thật là dở tệ”. Có đồng tu khi nghe thấy những việc này thì không có bất cứ phản ứng gì, giống như không nghe thấy, qua mấy ngày sau mới tươi cười rạng rỡ chúc mừng bạn. Có lẽ cô ấy đã trải qua quá trình đấu tranh tư tưởng, cuối cùng cũng nghĩ thông rồi, trong tâm bình ổn lại rồi mới có thể nói lời “chúc mừng” bạn. Có đồng tu “rất quan tâm” hỏi rằng: “Con của bạn học hành như thế nào? Rất tốt chứ, ôi chao, đứa trẻ này thật chăm chỉ,…” Khi bạn lấy ra một tá bằng khen của con, nói rằng nó thường xuyên đứng top 5 trong các kỳ thi của trường, vị đồng tu này chợt lộ ra vẻ mặt vô cảm và im bặt không nói lời nào nữa.
Có đồng tu nói: “Hôm nọ tôi giao lưu cùng với ai đó, thu được nhiều lợi ích, trạng thái cơ thể chuyển biến tốt”, đồng tu nghe được liền lập tức nói: “Tốt chỗ nào chứ, bạn đừng có học người mà không học Pháp, hai ngày qua trông bạn chẳng ra sao cả”. Khi đồng tu nào đó dùng chính niệm vượt quan nghiệp bệnh trong mấy tháng ròng, từ cõi chết trở về, có đồng tu nói rằng: “Tôi nói cho bạn biết, bạn có thể vượt qua, tôi cũng có thể”. Khi đồng tu nào đó chia sẻ với mọi người một bài viết hay từ tuần san Minh Huệ, có đồng tu liền nói: “Có gì hay ho chứ, tôi đã sớm ngộ được Pháp lý này từ mấy năm về trước rồi”.
Có đồng tu nói: “Hôm qua tôi và một người nữa cùng nhau đi phát chính niệm cho đồng tu. Kết quả là, đến nơi cô ấy lại tán gẫu với người khác, khiến tôi vô cùng tức giận. Tôi không phát chính niệm được tốt, nên chỉ thanh lý bản thể, tối hôm qua tôi cũng ngủ không ngon, tôi đã suy nghĩ minh bạch rồi, kỳ thực là cô ấy sai…” Trong tiềm ý thức đang nghĩ rằng: “Chẳng phải mọi người nói cô ấy chính niệm rất mạnh ư, bình thường cũng rất biết cách nói chuyện, có một loạt những đạo lý, nhưng lại có rất nhiều tâm, rất nhiều việc làm chẳng ra sao cả”.
Có đồng tu nói: “Đừng thấy bạn một ngày có thể giảng và thoái cho mười người, hai mươi người. Tôi nói cho bạn hay, một lượng lớn chân tướng ở khắp nơi đều là do tôi phát”.
Có người tu luyện luôn coi thường người khác, luôn tỏ thái độ xem thường, không có gì có thể khiến họ vừa mắt, thường xuyên cằn nhằn, trên biểu hiện nói rằng bản thân tu không tốt, kỳ thực là đối với ai họ cũng không phục. Đồng tu XX chưa bao giờ mở miệng khen ai đó tu được rất tốt, mỗi khi anh ấy nhắc đến ai đó thì đều là dè bỉu coi thường, sau đó sẽ nói ra những chỗ thiếu sót mà anh ta nhận thấy, cho rằng điều bản thân ngộ được mới là cao, là đúng, cho rằng những điều viết trên “Tuần san Minh Huệ” đều không có Pháp, những bài viết về những điều nhìn thấy qua thiên mục đăng trên tuần san Minh Huệ đều là bịa đặt, không nên đọc. Sự bành trướng của tâm tật đố của anh ta khiến người khác không thể dung nạp nổi, lòng dạ càng ngày càng hẹp hòi, cuối cùng dẫn đến việc anh ta bị bức hại. Kính mong các đồng tu đừng dùng nhân tâm để suy bụng ta ra bụng người mà xuất hiện những hiện tượng này. Tôi không có ý chỉ trích đồng tu rằng tu không tốt, mà là nói ra để vạch trần những sinh mệnh bất hảo đằng sau, từ đó tiêu trừ chúng.
Những lời nói trên, bất kể người tu luyện nói ra ở tình huống nào, bất kể có tiền đề hoặc lý do gì, thì đều là biểu hiện của tâm tật đố. Chúng ta không thể nhìn thấy được sự hào sảng, lòng khoan dung, sự độ lượng, tấm lòng thản đãng không có tâm tật đố kia, cùng trạng thái chân thành khi mỗi tế bào của cơ thể từ trong ra ngoài đều cảm thấy vui cho người khác:
“‘Này Tom, giỏi đấy, thằng bé giỏi đấy!’ Người kia sẽ mở cửa sổ nói: ‘Này Jack, cháu khá lắm!’” (Chuyển Pháp Luân).
Ngược lại, điều biểu hiện ra đều là tâm thái bất bình:
“‘Có gì là ghê gớm thế, được 100 điểm? Sĩ diện! Ai chưa từng được 100 điểm kia chứ!’” (Chuyển Pháp Luân).
Giống như điều Sư phụ giảng:
“Người khác nếu [có điều gì] tốt, thì thay vì cảm thấy mừng cho họ, người ta lại thấy bất bình trong tâm.” (Chuyển Pháp Luân).
Nếu bạn làm không tốt, anh ta có thể chỉ ra khuyết điểm của bạn, nếu bạn làm tốt, anh ta nhất định sẽ tự đặt ra một tiêu chuẩn cao hơn mà bản thân anh ta nhận định để đánh giá bạn. Do vậy, bạn vẫn chưa làm tốt, vì anh ta luôn cảm thấy bạn chẳng ra làm sao cả. Dù bạn có làm thế nào đi nữa cũng không khiến anh ta cảm thấy cân bằng trong tâm, anh ta đều sẽ không cảm thấy vừa ý, thứ này được gọi là bất bình, gọi là đố kỵ, anh ta đã bị thứ này khống chế rồi.
Người phương Tây không có tâm tật đố, họ không bao giờ tiếc rẻ những lời khen ngợi và tán dương người khác. Đối với những việc tốt của bạn, họ cũng có thể cảm thấy vui mừng từ trong tâm, họ cảm thấy thân tâm vui vẻ, họ sẽ hạnh phúc vì sự hạnh phúc của bạn. Người Trung Quốc vì sao nói những lời tán dương lại khó khăn đến như vậy, vì sao không thể mở miệng nói, bởi vì những việc tốt của bạn sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, nếu khen bạn thêm hai câu nữa, thì sẽ nhấn mạnh thêm việc tốt của bạn, bạn càng tốt thì họ lại càng khó chịu, vậy chẳng phải sẽ gia tăng thêm sự khó chịu của họ sao. Do vậy, miệng họ giống như bị dính chặt lại vậy, nói không nên lời.
“Bởi vì tâm tật đố biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ ở Trung Quốc, mạnh mẽ đến mức đã trở thành tự nhiên, bản thân không cảm giác thấy.” (Chuyển Pháp Luân).
Đồng tu hoàn toàn không nhận thức được lời nói của bản thân có vấn đề gì hay không, lại còn tưởng rằng bản thân mình nói rất có lý.
“Toàn là coi thường người khác. Nào có ai cho họ cái quyền lực như thế. Chư vị không được như thế, người tu luyện Đại Pháp đều không được như thế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2004).
Đồng tu bước đi được chính, làm được tốt, trong chính niệm đạt được kết quả tốt, đây đều là đang chứng thực Đại Pháp, là uy lực của Đại Pháp thông qua chính niệm của người tu luyện mà triển hiện ra, tuyệt đối vĩ đại và thần thánh. Sư phụ sẽ cảm thấy an tâm, nhưng bạn lại cảm thấy bất bình, không vui lòng, vậy thì bạn đang đối lập với ai đây? Đó chẳng phải đứng cùng một phe với cựu thế lực sao? Bạn xem, sinh mệnh của thời kỳ “Diệt” kia, vị Thần tối cao của cựu thế lực kia suy nghĩ thế nào? Bạn xem, tâm tật đố kia của họ mạnh mẽ đến nhường nào.
Đệ tử Đại Pháp tu luyện đến ngày hôm nay vẫn chưa đạt đến tiêu chuẩn viên mãn, do đó vẫn còn có nhân tâm, đây là hình thức đặc thù của tu luyện Đại Pháp, cựu thế lực không lý giải được. Khi chúng nhìn thấy người tu luyện có nhân tâm và chấp trước, thì liền vô cùng bất bình, trong tâm không vượt qua được, vì thế chúng hôm nay tu chỉnh cái này, ngày mai tu chỉnh cái kia. Chúng cho rằng chúng “mạnh” hơn chúng ta, do vậy nhất định phải tu chỉnh chúng ta, để triển hiện cái “mạnh” của chúng, nhưng chúng lại phạm trọng tội là can nhiễu Chính Pháp, cuối cùng khiến bản thân chúng bị đào thải. Bạn làm tốt việc nào đó, vượt quan rất tốt, nhưng chúng vẫn thấy bất bình, lần sau chúng vẫn muốn tạo cơ hội, nghĩ mọi cách để khiến bạn động tâm, khiến bạn phạm sai lầm, kéo bạn xuống, nhằm hủy diệt bạn. Còn nói là đang giúp đỡ bạn! Điều đáng buồn là chúng đã kề cận cái chết rồi nhưng vẫn không tỉnh ngộ, không chịu nhận lỗi, đã hủy hoại nhiều chúng sinh như thế, chúng vẫn muốn nhấn mạnh bản thân chúng là tốt nhất, cao nhất, quả thật là ‘thà thay đổi người khác chứ không thay đổi bản thân’. Chủng nhân tố này của cựu thế lực chẳng phải cũng tồn tại trong tư duy của đệ tử Đại Pháp sao? Người tu luyện ôm giữ chấp trước mà không buông, vô lượng chúng sinh của đại khung thiên thể đối ứng với họ đã bị tiêu hủy rồi, khi vẫn đắc chí nhấn mạnh bản thân là đúng, đó chẳng phải là biểu hiện của sinh mệnh kia hay sao? Bạn không thanh lý nó, nó sẽ khống chế bạn. Bạn cứ luôn không nhìn thấy điểm tốt của đồng tu, bạn cứ luôn thể hiện “điểm mạnh” của mình trước mặt vị đồng tu thần thánh, đó chẳng phải là đang cùng một cảnh giới với cựu thế lực kia sao? Nếu đem điểm mạnh đó phô bày trước cựu thế lực và đám lạn quỷ kia thì tốt biết mấy, đó mới là “điểm mạnh” thật sự.
Đây là can nhiễu của nhân tố đố kỵ của sinh mệnh cao tầng đối với người tu luyện.
Cho dù như vậy, tâm tật đố này thực sự không phải là bản thân chân chính của đồng tu.
Sư phụ giảng:
“Tất cả những tư tưởng bất hảo kỳ thực đều không phải là chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc).
“Chư vị không nên nghĩ rằng quan niệm của chư vị chính là chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia).
“Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp?” (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Nói về Pháp).
Vậy thì khi chủng tâm tật đố này nhảy xuất ra, niệm đầu tiên của chúng ta nên là tóm lấy nó: Ngươi không phải là của ta, ta không có loại niệm đầu này, sau đó diệt trừ chúng! Đây chính là có trách nhiệm đối với Đại Pháp, đồng thời cũng chính là có trách nhiệm đối với bản thân.
Tại tầng thứ thấp, tâm tật đố này cũng có nguồn gốc can nhiễu của nó:
“Loại ‘hận’ này là nguồn nguyên lai căn bản của chủ nghĩa cộng sản. ‘Hận’ và tâm tật đố có sự liên kết mật thiết, tâm tật đố sinh ra chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, chính là không cho phép bất cứ ai giỏi hơn, giàu có hơn bản thân, hận tất cả những người ưu tú và những việc xuất sắc. ‘Người người bình đẳng’, ‘thiên hạ đại đồng’ mà chủ nghĩa cộng sản cổ suý chính là một loại biểu hiện của cái ‘hận’ này. Rất nhiều người Trung Quốc khi giáo dục trẻ nhỏ và khuyến khích chúng ‘vươn lên’, đều là sử dụng biện pháp kích động tâm tật đố, lấy việc ‘đánh bại người khác’ để làm động lực tiến lên”. (Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản).
“Chỉ khi thừa nhận sinh mệnh trong vũ trụ tồn tại tại các tầng khác nhau, thừa nhận Thần là sinh mệnh cao cấp mới có thể kính Thần, nhưng Satan là xuất phát từ hận và tật đố, không muốn thừa nhận rằng Thần cao hơn nó, vì vậy muốn khiêu chiến với Thần, bị Thần đánh hạ xuống”. (Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản).
“Khi ta bị đẩy ra rìa khu vườn địa đàng kia, ta sẽ kiến lập một khu vườn Eden mới…. Ta sẽ dựng lập ‘tiến bộ’ ở ngay lối vào của nó… và ta sẽ trao vào tay ông ta trường kiếm rực lửa, và ông sẽ nói với Thượng Đế rằng: ‘Không cho Ngài vào đây’”. (Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta).
Bạn đuổi tôi ra, tôi cũng sẽ dựng lập một cái vườn, không cho phép bạn tiến vào. Biểu hiện thật rõ ràng về sự khởi nguồn của tâm tật đố và sự tranh đấu. Nhưng đây là tư duy của Satan, không phải của chúng ta.
“Tà linh cộng sản do hận cấu thành, nó còn dốc toàn lực để rót hận vào tâm lý con người, quán nhân tố vật chất hận vào một tầng vi quan của thân thể, làm nó trở thành một bộ phận cấu thành nên sinh mệnh con người, để nó kích phát những thứ xấu ác của nhân tính, như tật đố, tranh đấu, bạo lực, khát máu, v.v.. Bởi vậy, trong trường vật chất của Trung Quốc cộng sản, dường như mỗi người đều bị nhuốm trong hận, hầu như đều có một loại hận vô duyên vô cớ. Chỉ cần tà linh cộng sản kích động quấy nhiễu, thì loại vật chất này sẽ phun ra như chai champagne bị lắc mạnh, sẽ tạo thành trường năng lượng phụ diện khổng lồ, nhanh chóng bao phủ phạm vi sinh tồn của con người”. (Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản).
Gần đây, khi tôi đọc các bài viết trên mạng, thấy có rất nhiều đồng tu bị bức hại qua đời, bị nghiệp bệnh thống khổ dày vò, nhưng trong tâm họ lại vô cùng bất bình, vẫn còn ôm chặt thù hận mà không buông, oán hận người nhà hoặc oán hận đồng tu, cuối cùng mất đi nhục thân, nguyên nhân đều là do không phân biệt rõ con tà linh này, không tìm được bản thân mình thật sự, không làm theo yêu cầu của chính Pháp mà gây nên. Nhưng bạn nhìn xem, chủng vật chất hận và tật đố kia chẳng phải là bị gán ép lên chúng ta sao? Tại sao có thể thừa nhận chúng là bản thân chúng ta được chứ? Làm sao không thể thanh lý chúng chứ?
Sư phụ giảng:
“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (‘Tinh Tấn Yếu Chỉ’ – Cảnh giới).
“Một khi chư vị hận hắn, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì? Chư vị chưa thực hiện được ‘Nhẫn’. Chúng tôi giảng Chân-Thiện-Nhẫn; ‘Thiện’ của chư vị cũng chẳng còn có nữa.” (Chuyển Pháp Luân).
Điều chúng ta tu là “Chân-Thiện-Nhẫn”, khi những ác niệm như tức giận, oán hận, v.v. xuất ra, bạn không thanh trừ nó thì chính là không tu, ngược lại, bạn sẽ trở thành kẻ ác, vậy thì viên mãn thế nào đây! Vậy thì chúng ta xuống đây để làm gì!
“Tà linh cộng sản là do hận cấu thành, nó hấp thu năng lượng từ cái hận phát ra từ trong tâm con người”.
“Ma quỷ có thể biến hình, phân thân. Nó có thể điều động các linh thể tầng thấp ở các không gian khác phục vụ cho nó. Những thứ khiêu dâm, nghiện hút đều là công cụ của ma quỷ mà tà linh lợi dụng. Những linh thể tầng thấp này hấp thu năng lượng từ cảm xúc phụ diện của con người như thù hận, sợ hãi, tuyệt vọng, ngạo mạn, nổi loạn, tật đố, tà dâm, thịnh nộ, phát cuồng, lười biếng, v.v.”
“Ma quỷ ẩn nấp bí ẩn mà giảo hoạt, nó lợi dụng các loại tham dục, tà niệm, ma tính, âm ám và các thứ phụ diện của con người. Khi con người phù hợp với cách nghĩ của nó, nó sẽ khống chế con người. Rất nhiều lúc, người ta tưởng rằng đang hành động theo cách nghĩ của mình mà không nhận ra mình đang bị khống chế”. (Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta).
Do đó có thể thấy rằng, không chỉ có tâm tật đố, tất cả những niệm đầu bất chính trong tư tưởng của người tu luyện, những niệm đầu bất thiện, tâm sợ hãi, sắc tâm, tâm lười biếng, tức giận đều có thể bổ sung năng lượng cho ma quỷ. Nếu không chú ý thì sẽ đứng cùng hàng ngũ với ma quỷ, bị chúng thao túng, đây quả thực không phải chuyện nhỏ. Mục đích cuối cùng của chúng chính là muốn hại chết đệ tử Đại Pháp, nếu bạn không loại bỏ những tâm này mà nuôi dưỡng chúng, chúng có thể sẽ hủy diệt bạn. Do vậy, kiên định thanh trừ tâm tật đố và các chủng nhân tâm khác, chính là đang cắt đứt sự bổ sung năng lượng cho tà linh, chính là đang giải thể tà linh!
Sư phụ từng giảng:
“Văn hóa nhân loại, từ một hai trăm năm trước đến nay chính là phát sinh biến hóa; xã hội nhân loại quá khứ là thiện ác đồng tại, chính phụ đồng tại. Đó là cân bằng âm dương mà. Nhưng đến khoảng gần một hai trăm năm trước trở về sau, dần dần biến thành u linh cộng sản tà ác thay thế [phần] ma quỷ kia, tức là trong cân bằng âm dương, [thì phía] phụ [diện], phía ma ấy hoàn toàn bị nó thay thế rồi. Do vậy những năm nay, nó không kiêng dè gì mà làm những việc hủy diệt nhân loại.” (Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2018).
Từ đó chúng ta có thể thấy rõ rằng, từ ma quỷ đến tà linh, từ cựu thế lực tầng cao đến sinh mệnh tầng thấp, chúng đều hợp sức để can nhiễu người tu luyện, chúng trông có vẻ rất lớn mạnh, kỳ thực chẳng là gì cả. Chúng ta chỉ cần nhận biết rõ biểu hiện của chúng, không tiếp tục dung túng chúng, không tiếp tục phóng túng tư tưởng và hành vi của bản thân, vậy thì thanh lý chúng sẽ rất dễ dàng. Nếu chúng ta làm không tốt, vậy thì sẽ có vô số chúng sinh bị đào thải; duy hộ Pháp, cứu độ chúng sinh là sứ mệnh của chúng ta, chỉ có làm cho tốt, không còn sự lựa chọn nào khác!
Ngày đăng: 04-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.