Luận bàn về hôn nhân với bạn
Tác giả: Nhã Vân
[ChanhKien.org]
Mặc dù mới cưới chưa được bao lâu, nhưng trên khuôn mặt bạn tôi không hề có lấy một chút vui vẻ nào cả. Nhưng việc này cũng là bình thường, vì trong những ngày mới cưới luôn có nhiều việc không vừa lòng xảy ra, nào là sự cằn nhằn và chiến tranh lạnh của vợ, là thói quen sinh hoạt khác nhau, trong mối quan hệ thân mật thì lời lẽ cử chỉ không một chút giữ ý, thiếu chừng mực và có nhiều mạo phạm. Tôi hiểu, tôi quá hiểu đi chứ.
Đòi về nhà mẹ đẻ chỉ vì những chuyện vặt vãnh cỏn con. Bạn tôi lắc đầu, trên mặt lộ đầy vẻ thất vọng và bất lực.
Đúng vậy, quan niệm của con người ngày nay đã biến đổi quá nhanh, làm việc gì cũng hướng đến cực đoan, không biết sợ cái gì trên đời, gia đình cũng đã biến thành chiến trường. Lấy cha mẹ tôi làm ví dụ, về nhà mẹ đẻ là chuyện lớn, cho dù mâu thuẫn của hai vợ chồng có lớn tới đâu, việc trở về nhà mẹ đẻ vẫn cần phải suy nghĩ cho thật thấu đáo, kỹ càng. Mặc dù họ có thể cũng sẽ cãi nhau, nhưng chung quy vẫn có thể duy trì được quan hệ gia đình, đầu giường cãi nhau cuối giường làm lành, có ranh giới và cũng giữ “thể diện” cho nhau hơn. Vợ chồng đâu có thể mâu thuẫn quá một ngày được kia chứ?
Ngày hôm đó chúng tôi đã nói chuyện rất lâu, nhằm tìm ra bí quyết duy trì gia đình.
Đàn ông chỉ cần có quyền lực là đủ sao? Chồng đe nẹt vợ để thể hiện vị trí cao hơn trong nhà. Phải nói rằng, thực tế là mâu thuẫn gia đình sẽ ít hơn, nhưng sự ổn định của gia đình lại dựa vào ý thức trách nhiệm của người chồng. Trong xã hội ngày nay, có quá nhiều cám dỗ, khiến đàn ông trở nên sa đà quá nhanh và quá dễ dàng. Trên bàn tiệc, chỉ cần ba ly rượu nóng vào bụng, lời tâng bốc nịnh nọt dồn dập kéo tới, sau khi ăn xong lại ngồi trong một quán Karaoke cao cấp. Thật không dám tưởng tượng, thực sự không dám nghĩ tiếp. Trong chiến dịch chống tham nhũng, đả hổ diệt ruồi, chẳng phải toàn dựa vào các bà vợ và tiểu tam mà tìm ra vết đen của các quan tham đó sao? Xem ra đàn ông chỉ cần có quyền lực vẫn không được.
Nếu phụ nữ mà mạnh mẽ hơn đàn ông thì sao? Điều đó còn đáng sợ hơn, nam nhân quá yếu nhược sẽ không gánh vác được gia đình. Cả ngày bị vợ mắng, mất mặt trước gia đình và người quen, ở bên ngoài cũng không thể ngẩng cao đầu lên được, người đàn ông không chịu được và cuối cùng rời bỏ gia đình. Rất nhiều cuộc hôn nhân rạn nứt như vậy, lãnh đạo trước của tôi, bạn bè của bố mẹ, đồng nghiệp xung quanh, đâu đâu cũng có. Không được, như vậy càng không chấp nhận được.
Nam nữ bình đẳng sao? Môn đăng hộ đối, ai cũng không xin xỏ ai, ai cũng không phụ thuộc ai, càng không sợ ai. Nhưng đàn ông dường như đã mất đi cảm giác thành tựu, mà phụ nữ cũng thiếu đi cảm giác phụ thuộc, người nào người nấy tự kiếm tiền tự tiêu, trong nhà có hơn hai tài khoản. Kiểu hôn nhân này giống như một loại giao dịch, cái này là của cô mua, cái kia tôi mua, có lỗ có lãi, thật mệt mỏi và luôn cảm thấy không giống như một gia đình. Một khi có tranh chấp, giữa hai người với nhau ai phục ai? Ly hôn? Ly hôn thì ly hôn, con trai là của tôi! Dựa vào cái gì? Tôi sợ chắc? Hẹn gặp ở tòa án! Vợ chồng ly hôn là vì họ không thống nhất được việc đón năm mới ở nhà nào sao? Dường như đây cũng không phải là cách giải quyết.
Nói tới nói lui, tại sao cái gì cũng không đúng? Đúng vậy, chúng ta luôn cảm thấy dường như vẫn có điều gì đó mà mình chưa suy xét tới.
Truyền thống! Đúng, chính là truyền thống, đạo đức! Cổ nhân nói, một ngày vợ chồng ơn nghĩa trăm năm, quan niệm con người cần phải quay về thời điểm đó!
Đàn ông có quyền lực, nhưng họ cũng có giới hạn và trách nhiệm, “Thê tử gả cho tôi, là cô ấy đã giao phó cả đời cho tôi, tôi cần chăm sóc cho cô ấy suốt đời”, “Ở giữa rừng hoa chẳng buồn ngoái; Nửa vì tu đạo, nửa vì chàng”, “Xin lỗi, uống xong chỗ này tôi phải về rồi, ở nhà còn có việc gấp!” Đàn ông coi trọng thê tử, nàng đối với ta có ân, ta đối với nàng có nghĩa. Làm được như vậy là đạt rồi.
Phụ nữ mạnh mẽ hơn đàn ông cũng không sao cả, nếu người vợ thay đổi cách đối đãi với chồng, học hỏi người vợ trong câu chuyện “Bán đồ nhi phế” (Bỏ cuộc giữa chừng), không làm mất sự tôn nghiêm của chồng, mà còn để chồng tự nguyện đảm đương trách nhiệm của mình thì sẽ không có cãi vã, cũng không có oán giận nữa. Như vậy người chồng tự nhiên lại đảm đương nhiều việc nhà và trách nhiệm giáo dục con cái. Có thể chăng? Dường như là không thành vấn đề.
Thế còn môn đăng hộ đối thì sao? Như vậy càng dễ dàng hơn. Góp tiền lại dùng chung, ai biết tính toán hơn sẽ quản tiền có sao đâu. Vợ chồng cùng nhường nhịn, bao dung, thấu hiểu, trong lúc tranh chấp ít nghĩ về bản thân hơn, nghĩ cho cha mẹ và con cái nhiều hơn thì có việc gì là to tát đâu? Hà tất phải bực bội vì những việc nhỏ kia chứ?
Hóa ra không phải là vấn đề phù hợp hay không phù hợp, mà căn bản chính là vấn đề đạo đức và trách nhiệm. Đương nhiên, nếu nam “mạnh mẽ” hơn một chút, nữ “nhu mềm” hơn một chút, thì âm dương chẳng phải sẽ cân bằng sao? Có ai lại không muốn ở lại lâu hơn trong một ngôi nhà như thế chứ?
Rất đơn giản, nếu có đạo đức thì sẽ duy trì được hôn nhân. Vợ chồng cung kính dung nhẫn, nhường nhịn lẫn nhau, đối đãi với nhau chân thành hơn, cùng tôn trọng và cư xử đúng mực hơn với đối phương, khi đó muốn xây dựng một gia đình tốt đẹp thì sẽ rất đơn giản.
Thế nhưng không có đạo đức thì sao? Trung Cộng phá hoại truyền thống triệt để như vậy, hạ thấp giá trị đạo đức như vậy, lại còn thúc đẩy “nữ quyền” và gây xung đột giới tính trong xã hội. Nơi đâu cũng có nam tồi nữ tệ, ai có nhiều bạn trai, bạn gái thì người đó có bản sự, là hợp với trào lưu. Quá bại hoại, thật là quá bại hoại rồi, nó làm cho nhà nào cũng không có lấy một ngày yên bình.
Làm thế nào đây, chỉ có thể thay đổi từ chính bản thân, rộng lượng, khoan dung với cô ấy nhiều hơn, chờ cho đến khi vợ của bạn bình tĩnh lại rồi nói chuyện nhẹ nhàng với cô ấy. Nói với cô ấy nhiều hơn về hôn nhân truyền thống, về cách ứng xử trong gia đình của người xưa, nói về hôn nhân trước khi bị Trung Cộng phá hoại ra sao, đó mới là hôn nhân và gia đình chính thường.
Cũng chỉ có thể làm như vậy, thôi, tôi đi đây.
Đi đâu?
Đến nhà bố mẹ vợ chứ đi đâu nữa, đón cô ấy về nhà đã rồi hãy hay.
Chú thích của dịch giả:
“Bán đồ nhi phế” (Bỏ cuộc giữa chừng) là câu chuyện thành ngữ kể về Nhạc Dương Tử nhặt được vàng nhưng nghe lời vợ khuyên nên đem vàng trả lại. Sau đó anh quyết tâm đi học, học được một năm vì nhớ vợ nên trở về, nhưng vợ anh dùng hình ảnh cắt vải làm đôi để nhắc nhở tầm quan trọng của sự kiên trì. Cảm động trước lời khuyên nhủ của vợ, anh quyết tâm tiếp tục học hành không bỏ dở giữa chừng. Cuối cùng, anh trở thành một người có học uyên bác, minh chứng cho ý nghĩa của câu thành ngữ “Bán đồ nhi phế”.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276805
Ngày đăng: 10-02-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.